Kritenbrink, “ứng viên hoàn hảo” chức Đại Sứ tại Việt Nam
Tòa Bạch Ốc loan báo hôm 26/7 rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử ông Daniel Kritenbrink làm đại sứ Mỹ sắp tới tại Việt Nam, kế nhiệm đại sứ hiện nay là ông Ted Osius.
Thông báo ngắn của Tòa Bạch Ốc cho hay ông Kritenbrink hiện là Cố vấn Cao cấp về Chính sách Bắc Hàn tại Bộ Ngoại giao. Trước đó, ông từng là Phó Đại sứ Mỹ tại Trung Cộng, cũng như từng nắm vị trí là một giám đốc cấp cao thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia. [Đọc tiếp]
Tân đại sứ Hoa kỳ tại Việt Nam
Toà Bạch Ốc vừa loan báo rằng sẽ đề cử ông Daniel Kritenbrink là tân đại sứ tại Việt Nam thay thế ông Ted Osius đã hết nhiệm kỳ ba năm. Ông Kritenbrink là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, gần 25 năm hoạt dộng trong ngành ngoại giao về châu Á. Hiện ông đang là Cố vấn cấp cao về chính sách Bắc Hàn tại Bộ Ngoại giao ở thủ đô Washington. Ông Kritenbrink là ai? Kinh nghiệm có đủ bản lãnh để đối với tập đoàn CSVN vốn gian manh xảo trá không? [Đọc tiếp]
Ngừng khoan dầu: Việt Nam bị Trung Cộng đe dọa như thế nào?
Từ khi có tin Việt Nam phải ngừng việc khoan thăm dò dầu khí trên biển Đông do bị Tàu Cộng đe dọa, truyền thông “lề Đảng” Việt Nam vẫn im lặng và Bộ Ngoại giao cũng “im lặng một cách khác thường.”
Cho tới hết ngày 26/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về việc này cũng như tin tức về việc Việt Nam yêu cầu một chi nhánh của công ty dầu khí Tây Ban Nha Repsol ngừng việc khoan thăm dò dầu khí ở lô 136-03 trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam không thấy xuất hiện trên truyền thông chính thống. [Đọc tiếp]
Bị Tàu Cộng đe dọa, Cộng Sản Việt Nam ngừng dự án dầu khí ở Biển Đông
Theo nguồn tin báo chí, dường như Cộng sản Việt Nam đã dừng các hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng có tranh chấp ở Biển Đông, do bị Tàu Cộng đe dọa.
Một nguồn tin từ ngành công nghiệp dầu khí ở Đông Nam Á nói với BBC là công ty Repsol của Tây Ban Nha, đang thực hiện dự án này, đã được lệnh rời khỏi khu vực.
BBC, hãng thông tấn duy nhất đưa ra thông tin này, cho biết là các hành động nói trên trùng hợp với nguồn tin ngoại giao Việt Nam.
Bắc Hàn, IS kéo Mỹ trở lại biển Đông?
Mặc dù mối lo hạt nhân của Bắc Hàn và nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo từng là những vấn đề kéo sự chú ý của chính quyền đương nhiệm Hoa Kỳ ra khỏi biển Đông nhưng chính những điều này lại đang đưa Hoa Kỳ trở lại với khu vực.
Nhiều diễn giả của Mỹ và quốc tế tại Hội Nghị Biển Đông thường niên của CSIS tổ chức hôm 18/7 kêu gọi chính quyền Trump có sự gắn kết mạnh mẽ hơn tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong khi một thượng nghị sĩ Mỹ khẳng định Hoa Kỳ đang hướng đến “khu vực quan trọng nhất trên thế giới” của Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Biểu tình chống thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Xuân Phúc
Ngày thứ Tư 05.07.2017 tại Mainz
Bài viết này chỉ có mục đích viết lại một vài cảm tưởng và nhận định cá nhân của một tham dự viên sau cuộc biểu tình ngày 05.07.2017 tại thủ phủ Mainz của tiểu bang Rheinland-Pfalz.
Cuộc biểu tình nào của người Việt tỵ nạn tại hải ngoại sau ngày đau thương của dân tộc 30.04.1975 đều mang cùng một mục đích: “kêu gọi thế giới bên ngoài hãy nhìn lại thực trạng bi đát của dân tộc Việt Nam dưới chế độ CS đầy bưng bít, giả dối, chỉ theo đuổi mục đích riêng tư của đảng và của nhóm chóp bu cầm quyền, chà đạp NHÂN QUYỀN với tất cả mọi hệ lụy, TỰ DO, DÂN CHỦ chỉ là những từ ngữ trên đầu môi chót lưỡi để muối mặt đi ăn xin với thế giới Tây phương, một thế giới vốn “dễ tin” phát sinh từ lòng nhân đạo”. [Đọc tiếp]
Diễn biến mới vụ tướng Trung Cộng “đột ngột bỏ về”
Việc ông Phạm Trường Long, quan chức quân sự đầy quyền lực của quốc gia láng giềng phương Bắc, mới đột ngột cắt ngắn chuyến thăm “quốc gia cộng sản anh em” tiếp tục gây ra nhiều đồn đoán.
Ông Nguyễn Vinh Quang, cựu Phó đại sứ Việt Nam tại Trung Cộng, nói với VOA Việt Ngữ rằng đây là một chuyện “chưa từng có”: “Chưa có trường hợp tiền lệ. Tôi cũng cảm thấy đột ngột về chuyện này”.
Bộ Quốc phòng Trung Cộng đã ra thông cáo ngắn gọn, trong đó nói rằng vị tướng của họ phải hủy sự kiện giao lưu trên biên giới với phía Việt Nam vì lý do “sắp xếp lịch làm việc”. [Đọc tiếp]
Bắc Kinh tức giận vì Hà Nội xích lại gần với Tokyo và Washington ?
Tranh cãi đã nổ ra trong cuộc họp kín khiến Trung Cộng đột ngột hủy cuộc họp quân sự cấp cao với Việt Nam. Giới phân tích đưa ra hai nguyên nhân làm cho Trung Cộng giận dữ dẫn đến việc hủy bỏ cuộc gặp giữa các giới chức quân sự này.
Thứ nhất, trong chuyến công du Hà Nội tuần này, tướng Trung Cộng Phạm Trường Long (Fan Chanlong), phó chủ tịch quân ủy trung ương, đã tỏ ra tức giận trước các nỗ lực gần đây của Việt Nam thúc đẩy hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong một thời gian ngắn, thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã có hai chuyến công du đến Washington và Tokyo. Bên cạnh đó, hồi tuần trước, lực lượng tuần duyên Việt Nam và Nhật Bản còn tiến hành các cuộc thao dượt chung trên Biển Đông với chủ đề ngăn chận đánh bắt bất hợp pháp. [Đọc tiếp]
Tuần tra Biển Đông: Mỹ sẽ nói ít, làm nhiều
Kể từ tháng 10/2015, Hải quân Mỹ có nhiều cuộc tuần tra hải quân để bảo vệ quyền tự do hàng hải (gọi tắt là FONOP) ở Biển Đông, chống lại tham vọng của Bắc Kinh độc chiếm vùng biển này. Bắc Kinh phản ứng dữ dội trước mỗi cuộc tuần tra áp sát một số đảo nhân tạo mà Trung Cộng bồi đắp và kiểm soát, vốn thường được đưa tin rộng rãi.
Một số diễn biến gần đây cho thấy chính quyền Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump dường như đang điều chỉnh chính sách: nói ít hơn và làm nhiều hơn. Cụ thể là gia tăng các hoạt động tuần tra nhằm bình thường hóa sự hiện diện của Hải quân Mỹ trên toàn bộ vùng biển này, nhưng hạn chế quảng bá. [Đọc tiếp]
Mùa hè nơi vùng biển chết miền Trung
Trẻ con nghỉ hè, thường thì phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhỏ, từ lặt rau, phụ quét nhà hoặc tập nấu cơm, lớn hơn một chút thì phụ cha mẹ đi chợ, trông nhà hoặc giữ em… Nhưng đó là chuyện trước đây; hiện tại, học sinh trung học đi chợ giúp cha mẹ ngày hè là chuyện hiếm, đặc biệt tại những vùng biển nhiễm độc, trẻ em trải qua một mùa hè vất vả, khổ nhọc!
Không có mùa hè?
Một học sinh cấp 3 tên Thiệt, hiện sống ở Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, chia sẻ: “Chỗ em thì hiện tại ở làng Đông Yên thì có nhiều em nhỏ đang đi học vì học hai năm 3 lớp, học bù cho hai năm trước các em không được đi học. Còn lại nhiều em nghỉ học đi làm ăn. Nhiều em mới lớp 7, lớp 8, thậm chí nhiều em khác bỏ học đi làm thêm để giúp cha mẹ rồi lo cho em sau mình đi học.”
Nguồn nước ô nhiễm trầm trọng ở Việt Nam
Theo số liệu từ Bộ Y Tế và Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, Việt Nam có 9.000 người chết vì nguồn nước bẩn và điều kiện vệ sinh kém, và 100,000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Trong khi đó, tại kỳ họp Quốc Hội đang diễn ra ở Hà Nội, một số đại biểu quốc hội cũng lên tiếng báo động là tình trạng thực phẩm bẩn ở Việt Nam đã chạm ngưỡng báo động đỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.
Nguồn nước ô nhiễm trầm trọng khắp nơi là thực trạng mà Việt Nam đang phải đối mặt, theo nhận định của tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về môi trường và tài nguyên Đại Học Cần Thơ:
[Đọc tiếp]Việt Nam có thể giúp Mỹ kiềm chế chương trình hạt nhân của Bắc Hàn ?!
Chuyện khó tin mà có thật, CSVN hứa giúp Mỹ kiềm chế vũ khí hạt nhân của Bắc hàn ?! Chắc Nguyễn Xuân phúc sang Mỹ nói tiếng Anh theo kiểu “Ma zdê in Viet Nam” (https://www.youtube.com/watch?v=FyWY-FWYLeI) nên ông Trump nghe không rõ, có thể Nguyễn Xuận Phúc sinh gần kho đạn Long Bình nên nổ sản, hoặc nịnh bợ theo lối tiểu xảo cố hữu để lấy lòng ông Trump. Nếu quả như thế này thì chết chắc. Một đất nước mà “tăm tối” đến nỗi Bắc Hàn mướn cô gái tên Đoàn Thị Hương sang Malysia ám sát Kim Jong Nam (anh trai Kim Jong Un) mà chẳng biết mô tê gì cả, nay Phúc “cờ-Lờ-Mờ-Vờ” lại hứa “giúp Mỹ kiềm chế chương trình hạt nhân Bắc hàn”
Thử hỏi Trung Cộng đang nuôi sống chế độ Bắc Hàn bằng tất cả mọi viện trợ mà không nói Kim Jong Un thì các nước khác “là cái đinh gì” mà kiềm chế Bắn Hàn. Chỉ có Trung Cộng mới đủ khả năng nếu TC muốn, còn không TC nuôi dưỡng chế độ Bắc Hàn để làm con rối đối với Hoa Kỳ.
Dân biểu đòi ngưng bán công ty Mỹ cho Trung Cộng
Hơn 20 nhà lập pháp của Hoa Kỳ đã thúc giục Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bác đề xuất bán tập đoàn sản xuất các sản phẩm nhôm Aleris cho công ty Zhongwang của Trung Quốc.
Reuters đưa tin rằng trong bức thư đề ngày 9/6, 27 nhà lập pháp nói rằng sẽ là một “sai lầm chiến lược” nếu thông qua phi vụ mua bán trị giá tới 2,33 tỷ đôla.
“Điều tối quan trọng là Ủy ban về Đầu tư Nước ngoài ở Mỹ phải hết sức thận trọng khi giao dịch đầu tư nước ngoài liên quan ới việc chuyển giao khả năng quân sự và công nghệ nhạy cảm cho Trung Quốc”, bức thư có đoạn. [Đọc tiếp]
Biển Đông: lá bài của ông Trump để thương lượng với Trung Cộng?
Chính phủ Hoa Kỳ đang thách thức vị trí thống lĩnh của Trung Cộng trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở châu Á, tuy nhiên những hành động của Mỹ, sau nhiều tháng giữ im lặng, được xem là nhằm trấn an các nước Đông Nam Á đang lo âu, hơn là một sự xoay trục, quay lưng lại với Bắc Kinh.
Trong hầu hết thời gian gần nửa năm trong nhiệm kỳ của ông, Tổng thống Donald Trump đã gác sang một bên vấn đề biển Đông giữa lúc ông tìm cách xây dựng mối quan hệ thân thiện với Bắc Kinh, và đặc biệt là vận động Trung Cộng kiềm chế chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn của Bắc Hàn.