VQ0

Không Thể Cứu Nguy Ngân Sách Nhà Nước Thiếu Hụt và Nợ Công Gia Tăng Bằng Cách Tăng Thuế

Nhà nước có bộ nào thì Đảng CSVN có ban đó. Dân bị đánh thuế đến hai lần, sống trong tình cảnh “một cổ hai tròng”. 
 

Hình minh hoạ

Kế hoạch tăng thuế

 
Trong tháng 8 vừa qua Bộ Tài Chánh Việt Nam đã đề nghị một số biện pháp sửa đổi liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế tài nguyên thiên nhiên.
Bộ Tài Chánh Việt Nam đã đề nghị tăng thuế giá trị gia tăng (GTGT) nói chung từ 10% lên 12%, dự trù bắt đầu có hiệu quả từ 2019. Thuế suất GTGT lại có thể tăng từ 12% lên 14% vào 2021.

Một số sản phẩm cần thiết đối với các ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục, khoa học và kỹ thuật hiện nay chịu thuế suất GTGT 5%, sẽ phải trả 6% trong tương lai. Phân bón, dụng cụ nông nghiệp, và tàu đánh cá ngoài khơi cũng sẽ phải trả thuế GTGT thay vì hoàn toàn được miễn thuế như hiện nay.  [Đọc tiếp]

Ấn, Nhật hợp tác ở Biển Đông, giúp Việt Nam vũ khí chống lại Trung Cộng

Hải quân của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (JMSDF) lên hàng không mẫu hạm Izumo chở máy bay trực thăng, tham gia tập trận ở Biển Đông, gần Singapore, ngày 22/6/2017. REUTERS/Nobuhiro Kubo

Quan tâm và lo lắng về sự cần thiết phải kiềm hãm sức mạnh áp đảo của Trung Cộng trong khu vực, Ấn Độ và Nhật Bản có thể mở các cuộc tuần tra chung trên Biển Đông, hoặc bán vũ khí cho các đối thủ của Bắc Kinh tiếp theo sau hai buổi họp song phương cấp cao trong tháng này.
Theo các chuyên gia, Ấn Độ và Nhật Bản có thể bán hoặc viện trợ vũ khí cho các nước tranh giành chủ quyền với Bắc Kinh như Việt Nam, để các nước này có thể xây dựng một lực lượng phòng thủ hùng mạnh hơn để chống lại Bắc Kinh. Nhật Bản có thể sử dụng lực lượng tuần duyên hoặc tàu hải quân để tuần tiễu Biển Đông và qua đó, chứng tỏ rằng Biển Đông vẫn mở rộng cho tàu bè quốc tế qua lại, bất chấp tuyên bố của Trung Cộng rằng Bắc Kinh sở hữu tới 90% diện tích Biển Đông.

Các nhà phân tích nói Ấn Độ có thể tiếp tục hợp tác với Việt Nam để khai thác dầu hỏa và khí đốt dưới biển. [Đọc tiếp]

Với Tứ Sa, Trung Cộng đang tiến tới đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông

Bản đồ cho thấy những tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông

Trung Cộng mới đây đã đưa ra một chiến thuật mới về pháp lý để đẩy mạnh đòi hỏi chủ quyền của mình ở khu vực biển Đông.
Theo trang tin Washington Free Beacon của Mỹ, chiến thuật này được Mã Tân Dân, Phó Tổng Giám đốc Cục Hiệp định và Pháp luật, Bộ Ngoại giao Trung Cộng, đưa ra trong một cuộc họp kín với các giới chức Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 28 và 29 tháng 8 ở thành phố Boston, Hoa Kỳ.
Chiến thuật được nói đến gọi là “chiến tranh pháp lý” bao gồm một sự dịch chuyển từ cái goi là đường đứt khúc 9 đoạn – hình lưỡi bò mà Trung Cộng vẽ ra ở biển Đông, vốn chiếm đến 90% diện tích vùng biển này.
Chiến tranh pháp lý sẽ áp dụng đối với 4 vùng đảo và thực thể trên biển Đông hiện đang có tranh chấp giữa các nước bao gồm Nam Sa (Trung Cộng gọi là Nansha) tức Trường Sa, Tây Sa (Xisha) là Hoàng Sa, Đông Sa (Dongsha) và Trung Sa (Zhongsha). Trung Cộng gọi các khu vực này chung là Tứ Sa. [Đọc tiếp]

Bài giảng tại “giáo đường” Thái hà làm chấn động thủ đô Hà Nội

Không lực Mỹ phô trương sức mạnh trên bán đảo Triều Tiên

Một trong hai máy bay ném bom B-1B của Hoa Kỳ, được nhìn thấy từ một chiếc máy bay tiếp nhiên liệu, trong chuyến bay tới vùng lân cận của Kyushu, Nhật Bản, Biển Hoa Đông và bán đảo Triều Tiên ngày 20/06/2017.

AFP dẫn thông báo của bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cho biết, hôm nay, 18/09/2017, không quân Mỹ đã điều 4 chiến đấu cơ tàng hình và 2 máy bay ném bom bay qua bán đảo Triều Tiên, nhằm phô trương sức mạnh trước các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

Thông cáo của bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cho biết cụ thể, 4 chiến đấu cơ F-35B và hai oanh tạc cơ B-1B đã bay qua bán đảo để “chứng tỏ khả năng răn đe của liên quân Mỹ-Hàn đối phó với các đe dọa hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên”. Theo bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, nhân dịp này, các máy bay của Mỹ còn tham gia diễn tập với 4 chiến đấu cơ Hàn Quốc F-15K. [Đọc tiếp]

Tấn công Bắc Triều Tiên: Chiến thắng quân sự có thể thành ”cạm bẫy”

Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc ngày mai, 19/09/2017, với các diễn văn được trông đợi của tổng thống Mỹ, tổng thống Pháp; mô hình Đức với những điểm mạnh yếu, trong tình hình cử tri bầu Quốc Hội mới cuối tuần này là các chủ đề lớn của báo chí Pháp hôm nay. Nhưng trước hết, xin giới thiệu bài phân tích  tích “Những kịch bản của một cuộc chiến ‘‘mới’’ trên bán đảo Triều Tiên” của nhà báo Philippe Pons trên tờ Le Monde, vào lúc dường như không có dấu hiệu gì cho thấy trừng phạt quốc tế làm thay đổi mục tiêu hạt nhân của Bình Nhưỡng.

[Đọc tiếp]

Vũ khí: Hàng giá rẻ khác của Trung Cộng tại các nước Đông Nam Á

TT Philippines Duterte tại căn cứ Không Quân Clark Air Base, phía sau là đại sứ TC tại Manila Triệu Giám Hoa.

Trong thời gian gần đây, thông tin về những thương vụ vũ khí mà Trung Cộng bán cho các nước Đông Nam Á rất nhiều, từ Malaysia với hệ thống pháo phản lực và radar, tàu cận chiến duyên hải, cho đến Thái Lan với 3 chiếc tàu ngầm quy ước, chưa kể đến hàng chục ngàn khẩu súng trường mà Bắc Kinh “biếu không”  cho Manila.

Câu hỏi đặt ra là vì sao các nước Đông Nam Á lại có vẻ mặn mà với vũ khí Trung Cộng như vậy và hệ quả của việc du nhập vũ khí Trung Cộng có thể ra sao, đặc biệt đối với một số nước vốn đang bị Bắc Kinh tranh chấp biển đảo ? Ngày 30/08/2017, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về châu Á tại Học Viện Quốc Phòng Úc đã phân tích sự kiện này dưới dạng hỏi đáp. [Đọc tiếp]

Biển Đông : Indonesia thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc

Tàu mang cờ TC (P) bị hải quân Indonesia chặn kiểm tra trong vùng biển gần quần đảo Natuna. Ảnh 17/06/2016

Mặc dù không phải là quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Trung Cộng về chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Indonesia cũng đang có những hành động kiên quyết hơn trước tham vọng bành trướng của Bắc Kinh ở vùng biển này. Đó là nội dung một bài báo được đăng trên trang mạng tờ nhật báo The Straits Times của Singapore hôm nay, 11/09/2017.
Trong suốt nhiều thập niên, chính sách chính thức của Indonesia vẫn là Indonesia không phải là một bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, khác với các nước láng giềng Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. [Đọc tiếp]

Dân oan!!!

Chúng ta thử tìm trong tự điển Việt Nam không thấy có định nghĩa “dân oan” – Hiểu theo nghĩa đen thì “dân oan” là người dân bị oan ức. Thường thì sự oan ức này xẩy ra trước công đình khi một vụ kiện bị xử không công bằng. Ví dụ như vụ cầu thủ Football  O.J. Sampson liên hệ đến chuyện giết vợ y. Khi đưa ra toà thì được toà xử trắng án. Nhưng gia đình vợ O.J. Sampson kêu oan và kiện đến Civil Court.
Trường hợp “dân oan” ở Việt Nam là những người bị oan ức do nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cướp đất cướp nhà họ sống vất vưởng đầu đường xó chợ…đi kêu oan từ năm này sang năm khác… Audio dưới đây mô tả “dân oan” tại Việt Nam rất thê thảm:


Một cuốn phim chiến tranh Việt Nam sẽ chiếu trên PBS TV

Phim nói theo tuyên truyền của Việt Cộng

Vào thập niên 1980, bộ phim “Vietnam: The Ten Thousand Day War” (Việt Nam: Mười Ngàn Ngày Chiến Tranh) do Michael Maclear đạo diễn. Phim chiếu 26 lần/1lần nửa giờ, chiếu liên tục trên CBC Television Canada, PBS tại Mỹ và truyền hình Anh. Tên đạo diễn này đến Việt Nam sớm nhất sau ngày 30/04/1975 được Việt Cộng cho truy tìm (access)  tài liệu chiến tranh Việt Nam, dĩ nhiên tài liệt của CSVN chỉ là dối trá, tuyên truyền, xuyên tạc, bịp bợm…. Cho nên tên đạo diễn này chỉ nói một chiều – và phim “Vietnam: The Ten Thousand Day War” trở thành phim tuyên truyền cho Việt Cộng tại hải ngoại.
Năm 2017, thêm một phim nói về chiến tranh Việt Nam dài 18 tiếng sắp ra, sẽ bắt đầu chiếu liên tục nhiều lần trên PBS bắt đầu từ ngày Chủ Nhật tuần sau tức ngày 17/09. Phim này do  các đạo diễn Ken Burns, Trent Reznor, Atticus Ross và Lynn Novick. Theo phóng viên đài VOA phỏng vấn nữ đạo diễn Lynn Novick thì cô ta cho rằng …“nay đã tiếp cận với những nguồn Internet, và tiếp cận nhiều tài liệu từ các kho lưu trữ tài liệu về chiến tranh Việt Nam trên thế giới …. những tài liệu cả hai bên nên có tính khách quan hơn….” Vì nội dung chưa chiếu trên TV nên chúng ta không biết độ “khách quan” của cuốn phim như thế nào? Nhưng theo cuộc phỏng vấn thì phim này đã có chiếu (giới hạn) ở Việt Nam và Việt Cộng cho phép chiếu, thì độ trung thực rất đáng nghi ngờ. Tôi đoán không lầm đây là những con cừu non đang bị đàn sói Việt Cộng bỏ bùa mê để làm tuyên truyền không công cho Việt Cộng,  phản bội 58000 binh sĩ Hoa Kỳ đã chiến đấu bảo vệ tự do và xem thường đồng minh VNCH.  So với  “Việtnam: The Ten Thousand Day War” cũng là thứ sản phẩm tương cận… Đọc tiếp phần dưới đây là bài phỏng vấn của phóng viên Hoài Hương và Lynn Novick: [Đọc tiếp]

Cộng Sản Việt Nam: “Hoạ vô đơn chí” …..

Mấy ngày nay, Bắc Hàn thử vũ khí nguyên tử (bom hạch nhiệt) bị Liên Hiệp Quốc lên án gắt gao, trong đó chế tài các nước có làm ăn buôn bán với Bắc Hàn. Việt Nam có tên trong danh sách mua than đá của Bắc Hàn... Nhưng hôm nay Hà Nội lên tiếng chối bai bãi.
Dân gian Việt Nam thường có câu “nói láo như Vẹm”: Chữ Vẹm từ đâu, có khi nào? Là do từ chữ VM, chữ viết tắt của hai chữ Việt Minh, dùng để gọi tắt những người theo phong trào Việt Minh trong thời kỳ chống Pháp năm 1945. Phong trào Việt Minh bị Hồ Chí Minh và CS thao túng lũng đoạn, rồi kiểm soát toàn bộ, biến thành một tổ chức của đảng CSVN. Theo Việt Minh (VM) tức là theo Việt Cộng.
Ngày nay chúng vẫn còn nguyên bản chất “nói láo như Vẹm”. Từ vụ chối bai bãi việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bị chính quyền Đức đưa ra ánh sáng với những bằng chứng cụ thể không chối cải, đến việc mua than của Bắc Hàn không biết có chối được không? Nếu không thì thực là “hoạ vô đơn chí”.
[Đọc tiếp]

Tin hot: Giáo xứ Thọ Hoà bắt 20 Việt Cộng vào phá nhà thờ

Sáng ngày 4-9-2017 một xe chở khoảng 30 tên Việt cộng trang bị súng và lựu đạn đến bao vây tấn công giáo xứ Thọ Hòa Xuân Lộc Đồng Nai, với chủ đích ám sát LM chánh xứ Nguyễn Duy Tân, Nhưng âm mưu bất thành vì bà con giáo dân đã nhanh chóng khắp nơi kéo đến bao vây bọn chúng và bắt sống được 20 tên Việt cộng cùng với vũ khí.

Mời xem những Video bên dưới đầy đủ chi tiết sự việc:

[Đọc tiếp]

Bắc Hàn chơi trội, lại chọc giận Mỹ…

Đường mũi tên đỏ là hoả tiễn bắn băng nước Nhật trực chỉ đảo Guam, nhưng sức chưa bay đến đảo Guam

Ngưng khoan dầu có giữ được Trường Sa ?!

Một giàn khoan trên Biển Đông (minh hoạ)

BBC ngày 24/07 đưa tin nhà nước Việt Nam yêu cầu REPSOL ngưng khoan dầu và ngừng kế hoạch khai thác dầu tại lô 130-03, Bãi Tư Chính thuộc phạm vi chủ quyền của Việt Nam, vì lý do Trung Cộng đe doạ “sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò”.

REPSOL đã chính thức rút giàn khoan, ngưng hoạt động, nhưng nguồn tin “lề phải” cho biết rằng REPSOL tạm ngưng hoạt động vì lý do thời tiết biển Đông không thích hợp, và sẽ quay lại vào tháng 11/2017. [Đọc tiếp]

Bàn quanh về chuyện vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn…đâu là đâu ?

Bắc Hàn phóng hoả tiễn liên lục địa

Nguyên tử Bắc Hàn: Trung Cộng bị mắc bẫy

Từ lâu, Bắc Kinh nhắm mắt làm ngơ để Bình Nhưỡng phát triển nguyên tử. Liệu hiện nay, các lãnh đạo Trung Cộng còn có khả năng thuyết phục được chế độ Kim Jong Un? Đây là câu hỏi được tuần báo l’Obs đặt ra trong bài viết: “Trung Cộng bị mắc bẫy” trong vấn đề nguyên tử Bắc Hàn.

Để thể hiện quan hệ bằng hữu với Bắc Hàn, các lãnh đạo Trung Cộng thường so sánh “như răng với môi”, cụm từ được Mao Trạch Đông sử dụng. Thế nhưng, từ khi Kim Jong Un trở thành lãnh đạo trẻ của Bắc Hàn, “răng với môi” không còn giữ vững nữa. Trung Cộng xích sang một bên để Hoa Kỳ đối đầu với những đe doạ nguyên tử, hoả tiễn đạn đạo của Bình Nhưỡng. Những lời kêu gọi kiềm chế, đàm phán hoà bình trên bán đảo Triều Tiên của Trung Cộng có gì đó thể hiện sự bất lực của chính quyền Bắc Kinh. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt