APEC 2017 chờ đợi gì từ tổng thống của “nước Mỹ trước tiên” ?
Ngày mai 10/11/2017, thượng đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương APEC 2017 chính thức khai mạc tại Đà Nẵng. Tâm điểm chú ý của thượng đỉnh APEC lần này là tổng thống Mỹ Donald Trump. Lãnh đạo các nước APEC đang đợi vị tổng thống với khẩu hiệu nổi tiếng “nước Mỹ trước tiên” sẽ thể hiện tầm nhìn thế nào trước một diễn đàn tự do thương mại quốc tế.
Chặng đầu của chuyến công du châu Á của ông Trump đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Cộng, trước khi tới Việt Nam dự APEC, được đánh giá mang nặng tính chất địa chính trị để thể hiện chiến lược của Mỹ đối với khu vực châu Á. Thế nhưng, người ta đã thấy bên cạnh những tuyên bố trấn an đồng minh chiến lược Nhật, Hàn về vấn đề an ninh, tổng thống Mỹ không quên lợi ích kinh tế của nước Mỹ (American First).
Trump – Tập hợp tác “bảo vệ sĩ diện” trước truyền thông quốc tế
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã trở thành một “nhân tố” hợp tác với Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình trong nỗ lực kiểm soát thông tin trên báo chí trong chuyến thăm đầu tiên tới Trung Cộng, theo hãng tin AP.
Trong một cuộc họp báo sau khi Tổng thống Hoa Kỳ đến Trung Cộng ngày 9/11, Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã không để cho các nhà báo đặt bất cứ câu hỏi nào, khiến các nhà báo quốc tế cho rằng cuộc họp tại Bắc Kinh đã bị cắt giảm đi sự trao đổi với báo chí vốn đã hạn chế so với các chuyến thăm trước đây của các lãnh đạo Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Người Việt kêu gọi tẩy chay ông Tập Cận Bình
Một nhà hoạt động trẻ ở trong nước hôm 9/11 lên tiếng kêu gọi phản đối chuyến thăm Việt Nam, nhất là chặng dừng ở Đà Nẵng, của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, vì những hành động anh gọi là “phi pháp” của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Anh Nguyễn Anh Tuấn viết trên Facebook: “Chỉ còn vài ngày nữa (11/11), ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Cộng, Tổng Tư lệnh Quân đội Trung Cộng, sẽ đặt chân đến Đà Nẵng, nơi mà một phần lãnh thổ thiêng liêng – Hoàng Sa – đã từng bị cướp bằng vũ lực và giờ đây vẫn còn bị chiếm đóng phi pháp bởi quân đội Trung Cộng”. [Đọc tiếp]
Ông Trump “còn chưa có chính sách về TQ”
Cựu Đại sứ Hoa Kỳ, Max Baucus chỉ dám hy vọng Tổng thống Donald Trump sẽ hiểu ra vấn đề và biết lắng nghe để có một chiến lược đối phó với Trung Cộng.
Trả lời biên tập viên Carrie Gracie của BBC News để bình luận về chuyến thăm đến Bắc Kinh hôm 8/11/2017 của ông Trump, cựu đại sứ Baucus nêu ra kỳ vọng khá khiêm tốn về sự kiện này.
Làm đại sứ Mỹ tại Trung Cộng trong nhiệm kỳ thứ nhì của Tổng thống Barack Obama, ông nêu ý kiến về Tổng thống Mỹ hiện nay: [Đọc tiếp]
Chuyến công du 2 ngày của Trump đến Bắc Kinh để lại nhiều suy nghĩ…
Cập nhật 10:15 AM ngày 9/11/2017
Tập Cận Bình đón Donal Trump “đại thượng khách” – trái ngược với đón Obama trước đây:
Máy bay Airforce One của TT Trump hạ cánh xuống phi trường Bắc Kinh vào lúc 14:36 phút (giờ Bắc Kinh) chiều thứ Tư . Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đón tiếp Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump với nghi lễ đặc biệt chưa từng thấy trong lịch sử ngoại giao Trung Cộng.
Các cơ quan truyền thông, báo chí quốc tế lần lượt đưa tin:
Trung Cộng dành nghi thức tiếp đón “chưa từng có” với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Phía Bắc Kinh gọi chuyến thăm ngày 8/11 của TT Trump là “chuyến thăm nhà nước đặc biệt” danh từ ngoại giao chưa từng được báo giới Trung Cộng sử dụng từ khi Mao Trạch Đông thành lập Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa năm 1949. [Đọc tiếp]
Tản mạn: du lịch đến xứ cờ Hoa….coi chừng bị Hải Quan đuổi về ngay tại phi trường
Coi chừng bị hải quan Hoa Kỳ yêu cầu du khách trở về ngay lập tức
Những người khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ nếu bị hải quan buộc phải về nước, trong thời gian ngắn không thể nào tiếp tục làm thủ tục đến Hoa Kỳ; ngắn thì 1 đến 2 năm, thậm chí 5 năm, nghiêm trọng thì có thể bị cấm vĩnh viễn. Để tránh gặp phải vấn đề rắc rối này, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem những người bị buộc phải về nước đã phạm những lỗi gì?
1. Khi du lịch nước ngoài bị liệt vào danh sách đen “du khách không văn minh”
Năm 2016, một du khách ở thành phố Thượng Hải (Trung Hoa) nhập cảnh vào Hoa Kỳ tại sân bay ở Los Angeles. Nhân viên hải quan xem xong passport của anh này, rồi kiểm tra trên máy tính, sau đó buộc anh phải quay về nước. [Đọc tiếp]
Twitter bị Trung Cộng cấm, ông Trump sẽ phát ngôn như thế nào?
Là người thích sử dụng Twitter để lên tiếng trước công luận, sắp tới Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phải đối diện trực tiếp với “tường lửa” Internet Trung Cộng. Không ít người tự hỏi, liệu khi đến Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình, ông Trump có còn “tự do” sử dụng Twitter để nói thẳng suy nghĩ của mình hay không?
“Ông vua” Twitter thăm Trung Cộng, tường lửa Trung Cộng có thể chặn được không?
Chiếc cặp hạt nhân bí ẩn luôn theo sát Tổng thống Mỹ Donald Trump
Trong thời gian tổng thống Mỹ công du các nước khác, dù là đến bất kỳ nơi nào, nhân viên tháp tùng đều xách theo một chiếc cặp táp công vụ. Chuyến thăm châu Á lần này của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng không ngoại lệ. Trong tình huống Bắc Hàn đang dùng vũ khí nguyên tử để uy hiếp thế giới, chiếc cặp này của tổng thống Mỹ càng phát huy tác dụng trấn áp đối với lãnh đạo Bắc Hàn. Nếu ông Kim Jong-un có hành động nào đó, ông Trump có thể phá hủy Bắc Hàn chỉ trong nháy mắt thông qua chiếc cặp này.
Chiếc cặp nguyên tử này còn được gọi là Vali nguyên tử hay Quả bóng nguyên tử (nuclear football), nhìn bề ngoài có vẻ bình thường, chất liệu làm bằng thuộc da và nặng khoảng 20kg, dù tổng thống Mỹ đi đến đâu, chiếc cặp này đều được phụ tá quân sự chuyên nghiệp phụ trách mang theo. Là “Tổng Tư Lệnh” của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, tổng thống Mỹ có thể ra lệnh cho quân đội Mỹ tấn công vũ khí nguyên tử thông qua chiếc cặp này. [Đọc tiếp]
Mỹ công bố 7/11 Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump công bố ngày 7/11 là Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản.
Thông cáo từ Tòa Bạch Ốc nói ngày 7/11 đánh dấu 100 năm kể từ khi cuộc cách mạng Bolshevik nổ ra tại Nga, dẫn tới việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) và những thập niên đen tối của chủ nghĩa cộng sản đàn áp, một triết lý chính trị không thích hợp với tự do, thịnh vượng, và nhân phẩm của đời sống con người.
Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh trong thế kỷ qua, các chế độ cộng sản độc tài trên khắp thế giới đã giết chết hơn 100 triệu người và biến vô số người khác thành nạn nhân của tình trạng bóc lột, bạo động, và những sự hủy diệt chưa kể hết. [Đọc tiếp]
TT Trump những ngày ở Nhật và Nam Hàn đạt thành quả gì?
TT Trump làm gì ở Nhật Bản hai ngày 5 và 6 tháng 11 ?
Vào sáng 5/11 Tổng Thống Trump và Đệ Nhất Phu Nhân Melania bước xuống phi trường quân sự của của quân đội Mỹ ở Yokota, ngoại ô Tokyo, gia đình và binh sĩ Hoa Kỳ đồn trú tại căn cứ không quân ra tiếp đón vị Tổng Tư Lệnh với ban nhạc quân đội xướng hợp bản “Hail to the Chief.” (Lời chào Tổng Tư Lệnh) và đám đông reo hò “USA! USA! USA!”, và trao tặng cho ông chiếc áo Jacket không quân. [Đọc tiếp]
Nỗi đau của dân tộc: Nghèo đói, đau khổ, ngoại xâm và thiên tai
Dân tộc Việt Nam nào thua ai? Tính theo dân 90 triệu thì có gần 4 triệu người Việt đang sống ở nước ngoài bằng 3.6%, phần đông ở Mỹ. Với số người bị Cộng Sản Việt Nam cưỡng bức, hành hạ, trấn áp không thể ở lại nơi chôn nhau cắt rốn, đành liều mình tìm đường vượt ra nước ngoài, đi đâu về đâu không biết, chỉ biết ra khỏi chế độ Việt Cộng. Thuở ban đầu trên xứ lạ quê người, ngôn ngữ bất đồng, văn hoá dị biệt nhưng với sự cố gắng, với trí thông minh họ đã vượt lên tất cả để hội nhập…Hiện nay bao nhiêu nhân tài người Việt đóng góp cho nước Mỹ, họ đã phát minh ra những công trình khoa học vượt trội về tin học, quốc phòng, y khoa ở các cường quốc trên thế giới. Hàng vạn kỹ sư, hàng ngàn bác-nha-dược sĩ, hàng trăm khoa học gia đã làm rạng danh người Việt tại Hoa Kỳ. Số người Việt ít ỏi này đã đem vinh dự cho dòng giống Lạc Hồng. [Đọc tiếp]
Chiến lược mới của Mỹ: “Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở”
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Từ khi TT Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2017 đến nay, nhiều lãnh đạo ngành ngoại giao, quốc phòng và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ liên tục đến thăm các nước Châu Á Thái Bình Dương, gia tăng các cuộc tuần tra trên Biển Đông, chủ nhân Toà Bạch Ốc mời các lãnh đạo các nước Châu Á (Nhật, Ấn, Việt Nam, Singapore, Trung Cộng) đến thăm Hoa Kỳ v.v.. Nhưng chính quyền mới tại Washington chưa đưa ra một sách lược cụ thể nào để trấn an các nước châu Á Thái Bình Dương đang phập phồng lo sợ kẻ láng giềng Trung Cộng xấu xí…
Nhiều nhà bình luận và truyền thông quốc tế cho rằng ông Trump chỉ thực hiện chiến thuật chứ không có một chiến lược rõ ràng tại Châu Á Thái Bình Dương, trong khi Trung Cộng thì từng bước xâm lược Biển Đông có kế hoạch. Họ tự hỏi không biết ông Trump có còn tiếp tục chiến lược “Tái cân bằng” (Rebalancing) của Tổng Thống Barack Obama hay không? Đáng ngại nhất là ông nhanh chóng rút ra khỏi Hiệp Định Hợp Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã bỏ một khoảng trống trên mặt trận kinh tế mà Trung Cộng cho là “bất chiến tự nhiên thành” vì nó phù hợp với chiến lược “Vành đai và Con đường” mà Tập Cận Bình đề xướng để đưa nước Tàu làm chủ thế giới trong thế kỷ thứ 21. [Đọc tiếp]
Tổng thống Mỹ sẽ tiếp cận vấn đề biển Đông trong chuyến thăm châu Á ra sao?
Từ ngày 3 đến ngày 14 tháng 11, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ lên đường thăm châu Á lần đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức vào tháng Giêng vừa qua. Đây được coi là chuyến thăm dài nhất của một Tổng thống Mỹ đến châu Á kể từ thời của Tổng thống George H. Bush (cha) 25 năm về trước. Chuyến thăm lần này của Tổng thống Trump được nhiều nước châu Á trông đợi vì họ muốn biết chiến lược sắp tới cũng như cam kết của Mỹ trong khu vực ra sao. Vấn đề Biển Đông là một trong những vấn đề sẽ được bàn thảo trong chuyến thăm tới nhưng cho tới lúc này các chuyên gia tại Hoa Kỳ vẫn không rõ liệu Tổng thống Trump sẽ đề cập vấn đề này với từng nước ra sao? [Đọc tiếp]
Trung Cộng tiếp tục đắp đảo mới, xây cơ sở ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Cộng lặng lẽ xây dựng và bồi đắp thêm đảo nhân tạo trên Biển Đông. Các giới chức quân sự và ngoại giao trong khu vực nói rằng Bắc Kinh dường như sắp khẳng định mạnh mẽ hơn chủ quyền đối với thủy lộ mang tính chiến lược này.
Bản tin của Reuters bình luận rằng cuộc khủng hoảng nguyên tử và hoả tiễn trên Bán đảo Bắc Hàn hồi gần đây cùng với Ðại hội đảng “hoành tráng” của Trung Cộng ở Bắc Kinh đã thu hút hết sự chú ý của thế giới khiến cho vấn đề Biển Đông bị sao lãng trong mấy tháng qua.
Nhưng chưa một vấn đề tranh chấp căng thẳng thẳng nào trong khu vực được giải quyết và các hình ảnh vệ tinh mà Reuters xem được cho thấy Trung Cộng tiếp tục xây dựng các cơ sở trên Đảo Bắc và Đảo Cây thuộc quần đảo Hòang Sa, mà các chuyên gia gọi là một thủy lộ thương mại trọng yếu vẫn đang là một điểm nóng tranh chấp trên trên thế giới. [Đọc tiếp]