VQ0

Câu chuyện Biển Đông sẽ ra sao khi Tướng Mỹ tới Việt Nam?

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, James Mattis và người đồng cấp Việt Nam, Ngô Xuân Lịch. (Ảnh: US Embassy & Consulate in Vietnam)

Tuần qua đánh dấu chuyến thăm lần thứ hai trong chưa đầy một năm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Jame Mattis, tới Việt Nam. Sự kiện này được xem như cú đánh tiếp theo của chính quyền Trump vào tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Tàu Cộng, quốc gia mà theo European Communism, là cái “nôi” sản xuất hàng giả, gần như đều có xung đột và tranh chấp lãnh thổ với hầu hết các nước láng giềng. Tàu Cộng tranh chấp đảo Senkaku với Nhật, lãnh thổ với Nga và Ấn Độ, và tuyên bố 90% diện tích Biển Đông thuộc về họ từ thời tiền sử.

Khoảng thời gian cựu Tổng thống Obama cầm quyền, dường như là quãng thời gian Tàu Cộng có nhiều cơ hội nhất để củng cố tham vọng của mình ở Biển Đông. Trong nhiệm kỳ thứ hai của vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, Tàu Cộng đã hoàn thành việc xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo ở Trường Sa, bên cạnh việc Bắc Kinh cho gia tăng các hoạt động khiêu khích, quấy nhiễu, ngăn cấm đối với các lực lượng quân sự và dân sự của các nước cũng có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông như Việt Nam, Philippines. [Đọc tiếp]

Cựu binh Chiến tranh Việt Nam được trao Huân chương danh dự

Tổng thống Donald Trump đeo Huân chương Danh Dự cho Thượng sĩ nhất Thủy quân lục chiến đã về hưu, John Canley, trong một buổi lễ tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, 17 tháng 10, 2018.

Tổng thống Donald Trump ngày 17/10 trao tặng vinh dự cao nhất – Presidential Medal of Freedom – trong quân đội cho một thượng sĩ nhất Thủy quân lục chiến 80 tuổi đã về hưu, người mà năm thập niên trước đã “chiến đấu với sự quả cảm không ai sánh bằng” vào đầu một trong những trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất của Chiến tranh Việt Nam.

Hành động anh dũng của ông John Canley bao gồm hai lần trèo qua một bức tường bệnh viện trước tầm nhìn của đối phương để giúp các Thủy quân Lục chiến bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.”Tôi mến những người dũng cảm. Chúng ta đang gặp họ ngay ở đây,” ông Trump nói khi khai mạc buổi lễ hôm thứ Tư.

“50 năm trước, một thủy quân lục chiến Mỹ đã chiến đấu bằng sự quả cảm không ai sánh bằng trong một trong những trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất của Chiến tranh Việt Nam, trận chiến ở thành phố Huế.” [Đọc tiếp]

Phân ưu: Chiến hữu Bùi Bỉnh Bân qua đời

PHÂN ƯU

Chúng tôi vừa nhận được tin buồn

Ông BÙI BỈNH BÂN
 Pháp danh Quảng Trí Thiện

– Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh và Đại học Nông Lâm Súc,
– Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam Nam California,
Vừa qua đời lúc 2:30 sáng ngày 17 tháng 10 năm 2018 tại NewPort Beach
tiểu bang California,

Hưởng thọ 81 tuổi

Lúc sinh tiền, chiến hữu Bùi Bỉnh Bân luôn hiện diện và hỗ trợ trong các sinh hoạt
của Việt Nam Quốc Dân Đảng tại miền Nam California về quay phim, chụp hình
đưa lên hệ thống  truyền thông toàn cầu http://www. freevn.net.
Hình ảnh chiến hữu Bùi Bình Bân đã để lại nhiều kỷ niệm với đảng viên VNQDĐ,

Sự ra đi của chiến hữu Bùi Bỉnh Bân không những là mất mát to lớn với gia đình
mà còn đối với những chiến hữu người Việt Quốc Gia.

Chúng tôi xin chia buồn cùng bà quả phụ Bùi Bỉnh Bân và toàn thể tang quyến
Nguyện cầu hương linh của Quảng Trí Thiện sớm tiêu diêu nơi miền Cực Lạc.

Lê Thành Nhân, Phan Thanh Châu, Vũ Anh Dũng, Lê Sơn Hà
Ngãi Vinh, Thiên Đức, Bạch Dương, Vũ Kỳ Long, Lê Tự Hà
và các đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng miền Nam California

Đồng Thành Kính Phân Ưu

Tàu chiến Mỹ cập bến Đài Loan khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang

Một tàu chiến của Mỹ trên Biển Đông

Theo tin AP: Hôm thứ Hai (15/10), một tàu Hải quân Hoa Kỳ đã cập cảng Đài Loan gây ra mối lo ngại lớn đối với Bắc Kinh trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung đang trong tình trạng căng thẳng, theo Business Insider.

Thomas G. Thompson, tàu làm nhiệm vụ nghiên cứu, thuộc sở hữu của Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ, đã đến hải cảng Cao Hùng vào đầu tuần này để tiếp nhiên liệu và thay đổi thủy thủ đoàn, hãng tin AP cho hay.

Bộ Quốc phòng Đài Loan nhấn mạnh rằng chuyến thăm của tàu Thompson “không liên quan đến hoạt động quân sự”.

Mặc dù vậy, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng, Lục Khảng, vẫn “bày tỏ mối quan ngại nghiêm túc đối với Mỹ”, và “phản đối tất cả các kiểu liên lạc quân sự giữa Hoa Kỳ và Đài Loan”. Ông Lục cũng “khuyên” Mỹ rằng, Washington nên dừng ngay các trao đổi chính thức cũng như các tương tác quân sự với Đài Loan. [Đọc tiếp]

Tin đài VOA: Mỹ giúp Việt Nam tẩy sạch chất độc Da cam, Mẹ Nấm đến Houston Hoa Kỳ, Quan chức Quốc hội Việt Nam bị túng tiền dọa giết…

Thêm hai nhà hoạt động bị án tù tại Việt Nam

Bà cụ đang rờ vào tấm bích chương là mẹ của anh Lê Đình Lượng

Nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lượng bị tòa phúc thẩm Cộng Sản Việt Nam (CSVN) y án 20 năm tù và 5 năm quản chế, theo tin từ gia đình.

Bà Nguyễn Xoan, con dâu của ông Lê Đình Lượng, cho VOA biết vào sáng ngày 18/10, một phiên tòa phúc thẩm của Tòa án Cấp cao tại Hà Nội xét xử ông Lê Đình Lượng tại tòa án Tỉnh Nghệ An với mức án như phiên sơ thẩm hôm 16/8.

Trang VietnamNet loan tin tòa y án vì: “cần phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội trong một thời gian dài để răn đe, giáo dục.” [Đọc tiếp]

Washington Post: Ông Trump có thể là tổng thống trung thực nhất lịch sử hiện đại

TT TDonald Trump trong một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc

Washington Post nổi tiếng là một tờ báo chống Trump, nhưng ngày 11/10, chính tờ này đã đăng một bài viết với tiêu đề: “Donald Trump có thể là vị tổng thống trung thực nhất trong lịch sử Mỹ hiện đại”.

Nhà báo Marc A. Thiessen, tác giả bài báo, cho rằng khi nói đến việc giữ lời hứa – phong vũ biểu thực tế về tính trung thực của một tổng thống – ông Trump là một hình ảnh trung thực.

“Kể từ khi nhậm chức, ông Trump đã làm chính xác những gì ông đã hứa”, ông Thiessen nhận xét. Và ông liệt kê những việc mà ông Trump đã làm theo lời hứa tranh cử: [Đọc tiếp]

Tại Việt Nam, BTQP James Mattis nói Trung Quốc ức hiếp các nước bé

BTQP James mattis tại phi trường Biên Hòa ngày 17/10/2018

Trong ngày đầu tiên công du Việt Nam 16/10, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nói rằng Hoa Kỳ rất lo ngại vì Trung Cộng đang thực hiện chính sách kinh tế “cá lớn nuốt cá bé” đối với các nước láng giềng nhỏ yếu hơn, đồng thời gia tăng thị uy sức mạnh quân sự trên biển Đông.
Theo truyền thông trong nước, Tướng Mattis đã tới Việt Nam vào trưa ngày 16/10 trên một chiếc Boeing E-4B, đáp xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Ông đã được Bí Thư Thành ủy Tp.HCM Nguyễn Thiện Nhân ra đón tiếp.
Có các ý kiến nhận định rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam hai lần trong một năm cho thấy Hoa Kỳ coi Việt Nam là một đối tác chiến lược quan trọng trong nỗ lực xây dựng liên minh chống lại Trung Cộng trong khu vực. [Đọc tiếp]

Chiến cơ Mỹ bay qua Biển Đông đúng ngày Tướng Mattis thăm Việt Nam

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đứng cạnh Bộ trưởng Quốc phòng CS Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Sài Gòn ngày 17/10/2018 (Ảnh: Kham/Pool Photo via AP)

Hai máy bay ném bom B-52 của Không quân Hoa Kỳ đã bay gần các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông vào thứ Ba (16/10), CNN đêm qua đưa tin theo một tuyên bố của Không quân Thái Bình Dương.

Hai máy bay ném bom chiến đấu B-52H có căn cứ tại Đảo Guam “đã tham gia vào một nhiệm vụ đào tạo thường xuyên ở vùng lân cận Biển Đông”, tuyên bố nói thêm rằng chuyến bay này là một phần của các hoạt động mang tên “Hiện diện liên tục các máy bay ném bom” của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]

Hôm nay, Nhân Dân Tệ chính thức lưu hành ở (7 tỉnh) Việt Nam

Chủ quyền tiền tệ là những cấu thành đặc biệt của chủ quyền chính trị, chủ quyền quốc gia.

Việt Nam (VN) có lẽ đã có những tính toán trong việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành “Thông Tư 19 (TT19)” cho phép dùng tiền NDT (nhân dân tệ) tức tiền Tàu Cộng tại 7 tỉnh biên giới Việt -Tàu sau ngày 12/10/2018.

Hai cái lợi ngắn hạn trước mắt được dẫn chứng qua thông tin “đại chúng” hay trong vài tài liệu dẫn đến TT 19 là sẽ “giúp thương nhân VN sản xuất và buôn bán dễ dàng hơn ở các tỉnh biên giới” ; và hy vọng “giúp giới sản xuất và đầu tư người Tàu di chuyển một số hãng xưởng sản xuất và dự án đầu tư sang Việt Nam”. [Đọc tiếp]

Cố vấn an ninh Mỹ: “Biển Đông không phải là một tỉnh của Tàu Cộng”

Ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ tại Jerusalem, ngày 22/08/2018. Ảnh tư liệu (Ảnh: REUTERS/Abir Sultan)

Sau tổng thống và Phó tổng thống Mỹ, đến lượt Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton, công khai lên tiếng đả kích Trung Cộng. Vào hôm qua, 12/10/2018, ông Bolton khẳng định rằng chính quyền Donald Trump sẽ có chính sách cứng rắn hơn với Trung Cộng, yêu cầu Bắc Kinh thay đổi cách hành xử, kể cả ở vùng Biển Đông mà ông cho rằng sẽ không bao giờ trở thành “một tỉnh của Trung Cộng”.

Phát biểu trong một chương trình phát thanh, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã cho rằng Bắc Kinh sẽ phải “điều chỉnh” thái độ trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại, quan hệ quốc tế, cho đến quân sự, chính trị. [Đọc tiếp]

Trục Bắc Kinh – Matxcơva: Nỗi sợ của phương Tây

TT Nga Vladimir Putin và chủ tịch TC Tập Cận Bình gặp gỡ bên lề Diễn đàn kinh tế tại Vladivostok, Nga, ngày 11/09/2018. (Ảnh: Sergei Bobylev/TASS Host Photo Agency/Pool via REUTERS)

Từ đầu những năm 2010, quan hệ Nga – Trung Cộng bước sang một trang mới. Hai nước đang xích lại gần nhau. Nhưng Nga – Trung đơn giản chỉ là đối tác hay là đồng minh vững chắc? Theo các nhà quan sát, quan hệ Bắc Kinh – Matxcơva nửa là đối tác, nửa là đồng minh.

Không có cường quốc châu Á nào là đồng minh thực sự của Trung Cộng. Cả Nhật Bản và Ấn Độ đều thù địch Trung Cộng. Tương tự, ở phương Tây, Nga cũng không có đồng minh. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga đã tính tới việc liên minh với phương Tây, nhưng cuộc khủng hoảng Ukraine 2014 đã khiến điều này là không thể. Mặc dù hiện Nga – Trung chưa phải là đồng minh, nhưng quan hệ hai nước sẽ được củng cố. [Đọc tiếp]

Đinh Nguyên Kha được trả tự do, ‘sẽ tiếp tục tranh đấu’

Gia đình và các nhà hoạt động chào đón Đinh Nguyên Kha (giữa) mãn hạn tù, hôm 11/10/2018. Ảnh Facebook Đinh Nhật Uy

Nhà hoạt động Đinh Nguyên Kha vừa mãn hạn 6 năm tù nói với VOA rằng, “anh kiên quyết tiếp tục ‘tranh đấu vì lợi ích của dân tộc và chủ quyền lãnh thổ’”.

Sáng ngày 11/10, nhà hoạt động Đinh Nguyên Kha mãn hạn tù và được nhiều nhà hoạt động khác chào đón khi trở về nhà ở Long An.

Anh chia sẻ với VOA:

“Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Tôi sẽ chọn những công việc thích hợp nhất với hoàn cảnh hiện tại để tiếp tục ủng hộ tiến trình dân chủ hóa đất nước”.

[Đọc tiếp]

Bộ Công an CSVN soạn dự thảo Nghị định Luật An ninh mạng, dân lo bị ‘xâm hại’

Luật An ninh mạng bị chỉ trích và phản đối sau khi được Quốc hội CSVN thông qua vào tháng 6/2018. Photo Cyber.co

Bản dự thảo Nghị định quy định chi tiết về Luật An ninh mạng được cho là do Bộ Công an (BCA) CSVN soạn thảo đang gây bất an cho người dân.

Trong khi giới chuyên gia, công chức, doanh nghiệp lo ngại về những tác động xấu mà luật này có thể gây ra cho nền kinh tế đang tăng trưởng của Việt Nam, giới hoạt động xã hội và nhiều người dân nói luật này là công cụ mà bạo quyền sẽ sử dụng để ‘xâm hại thô bạo’ quyền riêng tư của người dân.

Truyền thông nhà nước cho biết BCA CSVN vừa có cuộc họp vào ngày 9/10, và cơ bản đã hoàn thành 3 văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng. Trong buổi họp, Bộ trưởng Tô Lâm – trưởng ban soạn thảo – nhấn mạnh đến tính “quan trọng và phức tạp” của các văn bản này vì có liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền đất nước, dính dáng đến nhiều bộ ngành và “được sự quan tâm rất lớn từ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước”, theo báo Công An Nhân Dân.

[Đọc tiếp]

Ai sẽ thay thế bà Nikki Haley làm Đại Sứ Hoa kỳ tại Liên hiệp Quốc?

Nữ Đại Sứ Nikki Haley trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc

Lời người post: Đành rằng Liên Hiệp Quốc (LHQ) là cơ chế không có thực lực, nhưng là nơi để giải quyết những vấn đề bế tắc của quốc tế. Nếu Bắc Hàn không có LHQ thì cũng nhiều nan giải và bế tắc khó lường.

Thế giới ngày càng trở nên phức tạp, thì vai trò trung gian của LHQ càng cần thiết. LHQ được tài trợ tài chánh của Mỹ đến gần 30% tổng chi phí, năm 2016 Mỹ chi cho LHQ đến 10 tỷ USD (1). Ngày nay, LHQ vẫn là cơ quan để hòa giải những xung đột quyền lợi của các nước trên thế giới.

Vậy thì, vai trò của Đại sứ Honhhhva Kỳ tại LHQ quan trọng không thua gì Bộ trưởng Ngoại giao. Bà Nikki Haley, trong hai năm qua là một nữ đại sứ xuất sắc, đã đem đến cho nước Mỹ nhiều chiến thắng, nhất là phải đối đầu trên bàn hội nghị với Nga, Tàu, Iran, Bắc Hàn, v.v… Nay bà Nikki từ chức, ai sẽ thay thế vai trò này trong những ngày tới, nhất là những ngày mà nước Mỹ rất cần một đại sứ tài giỏi tại LHQ? [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt