VQ0

Luật An ninh mạng: “Tất cả trở thành nô lệ tuyệt đối của công an, kể cả Quốc Hội”


Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm thông tin phản bác của Bộ Công An đối với phát biểu của Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng tại nghị trường Quốc Hội vào cuối tháng 10, cũng như qua mạng xã hội vào đầu tháng 11.

Một cú sốc mạnh?

Sau hơn một tuần phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) với Bộ trưởng Bộ Công An [CSVN] Tô Lâm diễn ra vào ngày 31 tháng 10, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, truyền thông quốc nội tiếp tục đăng tải thông tin về Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội xem xét sự việc của Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đồng thời có hình thức xử lý vi phạm liên quan đến việc phát ngôn và đánh giá, nhận định tình hình bị cho gây dư luận xấu của vị đại biểu tỉnh Bến Tre này. [Đọc tiếp]

Đối thoại Mỹ-Pháp tại Paris…

Tổng thống Mỹ Trump (T) và TT Pháp  Macron ngày 10/11/2018 tại điện Elysee (Ảnh: REUTERS)

Lời người post: Cách đây không lâu TT Pháp Macron đòi thành lập quân đội châu Âu không còn phụ thuộc vào quân đội Mỹ trong khối NATO nữa. Hôm 10/11, vừa đặt chân đến Paris chuẩn bị tham dự 100 năm kỷ niệm Hòa Ước kết thúc Đệ Nhất Thế Chiến, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chỉ trích dự án thành lập Liên Minh Quân Sự châu Âu của tổng thống Pháp Emmanuel Macron.  Nhưng sau những đàm phán dài giờ sự việc như lắng dịu.
 Sau các hồ sơ thương mại với châu Âu, rút ra khỏi Hiệp Ước với  Iran và Hiệp Ước Khí Hậu Toàn Cầu của Hoa Kỳ, dự án thành lập một lực lượng phòng thủ chung châu Âu trở thành mối bất đồng mới giữa Washington và Paris. Trong tin nhắn trên Twitter ngày 09/10/2018, ông Trump trực tiếp nhắm vào tổng thống Pháp: “Tổng thống Macron đề nghị châu Âu thành lập một lực lượng quân sự chống lại Hoa Kỳ, Tàu Cộng và Nga (…) Một sự sỉ nhục nhưng có lẽ trước hết châu Âu cần đóng góp cho NATO, một tổ chức phần lớn do Mỹ tài trợ !”

Phát hiện loại thuốc làm bằng thịt người có xuất xứ từ Tàu Cộng

Ngành công nghiệp hoá chất độc hại của Tàu Cộng đã đem những sản phẩm giết người xâm nhập vào vô số các nước, đặc biệt những nước có nền kinh tế chậm phát triển.  [Đọc tiếp]

Sau cơ bắp, Mỹ-Trung “nắn gân” nhau qua đối thoại

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis và đồng nhiệm Tàu Cộng Ngụy Phượng Hòa tại Singapore, 18/10/2018. (Ảnh: REUTERS/Phil Stewart/File Photo)

Trong tình hình tấn công ngoại giao chống Bắc Kinh, chính quyền Hoa Kỳ đón tiếp hai viên chức cao cấp của Tàu Cộng trong ngày thứ Sáu (09/11/2018).
Kết quả cuộc đối thoại “ngoại giao và an ninh” Mỹ-Tàu lần thứ hai có thể cho phép suy đoán hai bên tìm được đồng thuận xuống thang chiến tranh thương mại hay chưa, ba tuần trước cuộc gặp Donald Trump-Tập Cận Bình tại Achentina, Argentina.
Theo dự trù, sau cuộc họp tay tư giữa ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis với hai đồng sự Tàu Cộng Dương Khiết Trì (Chánh Văn Phòng Đối Ngoại Trung Ương Đảng Cộng Sản Tàu) và bộ trưởng Quốc Phòng Ngụy Phượng Hòa, sẽ có một cuộc họp báo chung tại Washington DC.

Mỹ hối thúc Trung Quốc ngừng quân sự hóa Biển Đông

Từ trái sang phải: Ngụy Phượng Hòa, Dương Khiết Trì, Mike Pompeo và Jimes Mattis

Đứng cạnh quan chức Tàu Cộng, các quan chức hàng đầu của Mỹ hôm 9/11 kêu gọi phía Tàu Cộng ngừng quân sự hóa vùng Biển Đông đầy tranh chấp, khơi ra phản pháo từ Tàu Cộng về việc Mỹ điều các tàu chiến tới gần các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên tuyến đường thủy chiến lược này.

Cuộc gặp song phương có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis cùng với Ủy viên Bộ Chính trị Tàu Cộng Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa. Cuộc Đối thoại Ngoại giao và An ninh Mỹ-Trung hàng năm lúc đầu lẽ ra được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng trước nhưng đã bị hủy trong tình hình căng thẳng gia tăng. [Đọc tiếp]

Hàng tỷ người dân toàn cầu đang uống nước máy chứa hạt nhựa siêu nhỏ

Trung bình những thớ sợi tìm trong 500mg nước được thử nghiệm là từ 4.8 inch ở Mỹ và 1.9 inch ở châu Âu (Ảnh: Michael Heim/Alamy)

Các thử nghiệm cho thấy hàng tỷ người trên toàn thế giới đang uống nước ô nhiễm, với 83% mẫu thử chứa nhựa siêu nhỏ (microplastic) có kích thước dưới 5 micrometer.
Các mẫu nước máy thu thập từ hơn 12 quốc gia đã được các nhà khoa học mang ra phân tích. Kết quả cho thấy, 83% các mẫu bị nhiễm hạt nhựa siêu nhỏ.
Mỹ là nước có tỷ lệ ô nhiễm cao nhất, với 94% mẫu thử chứa hạt nhựa. Các mẫu này được lấy từ nhiều địa điểm bao gồm tòa nhà Quốc hội, trụ sở Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Tháp Trump ở New York. Lebanon và Ấn Độ là các quốc gia có tỷ lệ ô nhiễm cao tiếp theo.
Các nước châu Âu gồm Anh, Đức và Pháp có tỷ lệ ô nhiễm thấp nhất, nhưng vẫn ở mức 72%. Số lượng hạt nhựa trung bình được tìm thấy trong các mẫu nước máy dao động từ 4.8 inch (12.19 cm) ở Mỹ, 1.9 inch (4.82 cm) ở châu Âu/500ml.
[Đọc tiếp]

Nhà trong vườn cafe của Chánh Trị Sự Hứa Phi tại Lâm Đồng bị đốt cháy

Nhà trong vườn cafe của Chánh Trị Sự Hứa Phi tại Lâm Đồng bị đốt cháy khi Ông đi gặp đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Saigon cùng Hội Đồng Liên Tôn (xem video bạo quyền CSVN đối xử tệ hại và độc ác đối với Chánh Trị Sự Hứa Phi)

[Đọc tiếp]

Cộng Sản Việt Nam ở Đồng Nai y án sơ thẩm 15 người biểu tình chống dự luật Đặc khu

15 người biểu tình chống Đặc Khu ở Biên Hòa tại phiên tòa phúc thẩm hôm 9/11/2018

Mười lăm người biểu tình chống dự luật đặc khu ở Đồng Nai hôm nay 9 tháng 11 bị tòa phúc thẩm bác kháng cáo đối với án tù mà tòa sơ thẩm tuyên đối với họ hôm cuối tháng 7 vừa qua.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, một trong ba luật sư bào chữa tại phiên phúc thẩm, cũng như báo Thanh Niên trong nước loan tin rằng 15 người có đơn kháng cáo tại phiên phúc thẩm đều nói rằng họ tham gia biểu tình xuất phát từ lòng yêu nước. Họ bác bỏ cáo buộc nói rằng họ ‘gây rối trật tự’ khi đi biểu tình. [Đọc tiếp]

Ganh đua kỹ thuật cao: Mỹ-Tàu khó chung sống hòa bình…

Một mô hình lõi trạm không gian Thiên Cung của Tàu Cộng theo kích thước thật tại triển lãm Hàng không Châu Hải. (Ảnh chụp ngày 07/11/2018: REUTERS/Stringer)

Triển lãm hàng không Tàu Cộng được tổ chức tại thành phố ven biển Châu Hải từ ngày 06 đến ngày 11/11/2018. Triển lãm năm nay là dịp để Bắc Kinh phô trương với toàn thế giới các tiến bộ công nghệ hàng không, không gian của Tàu Cộng.
Nhân dịp này, trang châu Á The Asialyst có bài “Thời điểm Spoutnik này của Tàu Cộng làm chính quyền Trump hoảng hốt”.  RFI Việt ngữ lược thuật bài viết của Bertrand Hartmann – một giám đốc marketing ở Bắc Kinh, chuyên gia về quản lý trong lĩnh vực sáng chế.
Đối với Hoa Kỳ, Tàu Cộng hiện là mối nguy hiểm công nghệ giống như Liên Xô ở thời Youri Gagarine và vệ tinh Spoutnik. Câu hỏi đặt ra trong những thập niên tới là biết được bằng cách nào Tàu Cộng và Mỹ có thể thoát ra khỏi cái bẫy cạnh tranh ngày càng nhiều mâu thuẫn.

Chủ tâm làm tay sai bán nước cho Tàu Cộng tại Đà Nẵng?

Biển Đông nay trở nên rất nóng trên chính trường quốc tế. Càng ngay nhiều nước càng tham gia vào vấn đề Biển Đông để đẩy lùi Tàu Cộng ra khỏi vùng biển huyết mạch này. Thậm chí Canada là quốc gia ít quan tâm đến chuyện  quốc phòng mà nay cũng gửi chiến hạm đến Biển Đông tham gia cùng đồng minh trong chiến dịch “Tự Do Hàng Hải” của thế giới. Điều này chứng tỏ cả thế giới đang quan tâm đến mức nào!
Thế mà ngày 8 và 9/11/2018, một buổi “Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế Biển Đông Lần Thứ 10” với chủ đề: “Hợp Tác vì An Ninh và Phát Triển Khu Vực” được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng nơi quốc gia có chủ quyền  Biển Đông.
Ban Tổ Chức là Học Viện Ngoại Giao [CS] Việt Nam, Quỹ Hỗ Trợ Nghiên Cứu Biển Đông và Hội Luật Gia Việt Nam chủ trì có mặt của 30 chuyên gia quốc tế. Buổi hội thảo treo khẩu hiệu tại chính diện tại hội trường: “The 10th South China Sea….” (như hình dưới)
Tại sao Ban Tổ Chức lại dùng Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) mà Tàu Cộng  mà lại không dùng Biển Đông (East Sea). Hành động này chẳng khác gì đang rao giảng sự hợp pháp của Trung Cộng đang xâm chiếm 90% diện tích Biển Đông của Việt Nam. Toàn dân cực lực lên án hành động tiếp tay trắng trợn của nhà cầm quyền CSVN bán nước cho Tàu Cộng, đặc biệt qua khẩu hiệu của Ban Tổ Chức buổi hội thảo này.

Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế Biển Đông Lần Thứ 10 ngày 8/11/2018 tại Đà Nẵng

 

Chính trường Mỹ dậy sóng sau quyết định từ chức của Bộ trưởng Tư pháp

Ông Jeff Sessions – Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ (1/2017-11/2018)

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions hôm 7/11 đã đệ đơn từ chức theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sa thải Bộ trưởng Tư pháp ngay lập tức đã hứng chịu nhiều chỉ trích từ phía đảng Dân Chủ, những người cảnh báo rằng Tổng thống Donald Trump đang nỗ lực gây khó dễ cho cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử hồi năm 2016.

Ông Jeff Sessions đã trở thành Bộ trưởng đầu tiên bị cách chức trong cuộc cải tổ nội các dự kiến của Tổng thống Donald Trump sau cuộc bầu cử Quốc Hội giữa kỳ vừa qua. Trong thư từ chức gửi Tổng thống Trump, được Bộ Tư pháp Mỹ công bố, ông Jeff Sessions khẳng định mình đã làm theo yêu cầu của Tổng thống.
[Đọc tiếp]

Tàu Cộng vỡ mộng quyền lực Trump bị suy yếu sau bầu cử…

Chiến tranh thương mại (hình minh họa)

Cho đến ngày 8/11 (giờ Mỹ), Đảng Cộng Hòa của Tổng thống Donald Trump đã kiểm soát 51 ghế tại Thượng Viện so với 44 ghế của Đảng Dân Chủ, trong khi Đảng Dân Chủ đã giành lại đa số Hạ Viện với 225 ghế so với 197 ghế của Đảng Cộng Hòa. Tại các cuộc bầu cử thống đốc tiểu bang, Đảng Cộng Hòa đã thắng 25 ghế và Đảng Dân Chủ chiếm 22 ghế, vẫn còn ba tiểu bang chưa thông báo kết quả kiểm phiếu cuối cùng.

Vào sáng sớm ngày 7/11 (giờ Mỹ), ngày thứ hai sau cuộc bầu cử, ông Trump đăng tweet: “Tối qua, đã nhận được nhiều lời chúc mừng từ nhiều bên về Chiến thắng Lớn của chúng ta, trong đó có các quốc gia nước ngoài (những người bạn) đang đợi tôi và hy vọng về các Thỏa thuận Thương mại. Bây giờ tất cả chúng ta có thể quay lại làm việc và hoàn thành mọi thứ!” [Đọc tiếp]

Chính sách của Mỹ với Trung Quốc không thay đổi sau bầu cử giữa kỳ…

TT Trump và bà Nancy Pelosi, người có khả năng trở thành Chủ Tịch Hạ Viện thuộc đảng Dân Chủ  trong hai năm tới.

Tờ Taiwan News, ngày 8/11, đã cho đăng một bài viết của nhà báo Ryan Drillsma, nhận định về chính sách của Hoa Kỳ đối với Tàu Cộng sau cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua.
Theo cây viết Drillsma, chính quyền Tàu Cộng nuôi hy vọng rằng việc đảng Dân Chủ kiểm soát Hạ Viện Hoa Kỳ sẽ làm dịu đi chính sách cứng rắn hiện tại của chính quyền Trump đối với Bắc Kinh, nhưng mọi chuyện có chiều hướng sẽ không xảy ra như vậy.
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ đã kết thúc hôm thứ Tư với kết quả Đảng Dân chủ chiếm đa số ghế trong Hạ Viện, trong khi Đảng Cộng Hòa vẫn tiếp tục kiểm soát Thượng Viện với chỉ số cao hơn. [Đọc tiếp]

Thất bại ở Hạ Viện, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ không thay đổi…

TT Trump trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc ngày 7/11/2018 (Ảnh:REUTERS/Kevin Lamarque)

Việc đa số ở Hạ Viện Mỹ về tay đảng Dân Chủ sau cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 06/11 vừa qua không làm thay đổi chính sách đối ngoại mà tổng thống Donald Trump đang tiến hành, từ quan hệ với Trung Cộng, Nga, chiến tranh thương mại đến cấm vận Iran.
Kể từ ngày 1 tháng Giêng 2019, tổng thống Donald Trump bắt buộc phải thỏa thuận với Hạ Viện do phe Dân Chủ chiếm đa số và phải chấp nhận giai đoạn “chung sống” về mặt chính trị. Thông thường, việc phải chia sẻ quyền lực dẫn tới việc Washington thay đổi phần nào chính sách đối ngoại. Đây là kinh nghiệm mà hai đời tổng thống Mỹ trước đây là George W. Bush và Barack Obama đã trải qua sau các cuộc bầu cử giữa kỳ hồi 2006 và 2010. [Đọc tiếp]

Mỹ dự kiến “nói thẳng” với Tàu Cộng về Biển Đông và nhân quyền

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến cử Thống đốc tiểu bang Iowa Terry Branstad làm Đại sứ Hoa Kỳ tại nước Tàu (Ảnh: AP Photo/Andrew Harnik)

Theo nguồn tin Reuters: Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh cho biết một cuộc họp cấp cao về ngoại giao và an ninh giữa Mỹ và Tàu Cộng hôm nay (9/11) có thể sẽ đề cập “thẳng thắn” đến những chủ đề như nhân quyền và Biển Đông.
Đại sứ Terry Branstad nói với các phóng viên rằng Hoa Kỳ sẽ tìm cách đạt được tiến bộ trong các vấn đề được ưu tiên, trong đó có cả vấn đề Bắc Hàn. Ông Branstad cho biết hai bên cũng sẽ thảo luận về cách thức hợp tác để tránh “những sai lầm hoặc tai nạn có thể xảy ra trong đấu trường quân sự”.
Ông Branstad, cựu Thống đốc tiểu bang Iowa, quen biết Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình từ vài thập kỷ trước. Hai người gặp nhau lần đầu tiên vào năm 1985, khi ông Tập còn là một cán bộ cấp tỉnh, dẫn đầu một phái đoàn thương mại và nông nghiệp tới thăm tiểu bang Iowa.  [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt