Mỹ đề nghị các đồng minh tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với báo chí Úc, một giới chức cao cấp bộ Quốc Phòng Mỹ đã yêu cầu các đồng minh gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông, để ngăn chặn tham vọng của Trung Cộng tại vùng biển này. Trang mạng chính thức của quân đội Mỹ Stars and Strips hôm qua, 28/12/2018, dẫn lại thông tin nói trên, theo đó phụ tá bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, ông Randy Schriver, phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã nhấn mạnh là việc các đối tác và đồng minh của Mỹ tham gia vào các hoạt động quân sự tại Biển Đông sẽ “tạo áp lực nhiều hơn với Trung Cộng“.
Giới chức quân sự Mỹ nói với báo The Australian là các đồng minh khác của Mỹ, gồm Anh, Pháp và Canada, đã tăng cường hiện diện tại Biển Đông. Ông Randy Schriver cảnh báo là việc luật pháp quốc tế “bị xói mòn” ở Biển Đông sẽ có “những hậu quả trên quy mô toàn cầu“. [Đọc tiếp]
Nội bộ Trung Cộng căng thẳng vì áp lực của Donald Trump
Viễn cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ và áp lực của Washington đã làm dao động tinh thần ban lãnh đạo Trung Cộng. Để siết chặt kiểm soát tư tưởng, chủ tịch Tập Cận Bình đã áp đặt lên bộ chính trị hai ngày học tập tự phê 25-26/12/2018. Điều đó cho thấy nội bộ Trung Cộng đang căng thẳng.
Bộ chính trị đảng Cộng Sản Trung Cộng đã được triệu tập để học tập trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư vừa qua. Theo bản tin của AFP từ Bắc Kinh, các ủy viên được yêu cầu phải “nhanh chóng” học tập các bài diễn văn của Tập Cận Bình, tuân thủ kỷ luật cho bản thân, cho gia đình và những người cộng sự.
Câu chuyện ngừng bắn đêm Giáng Sinh trong Đệ I & Đệ II thế chiến
Câu chuyện ngừng bắn đêm Giáng Sinh trong Đệ I và Đệ II Thế chiến sẽ khiến chúng ta dừng lại và tự hỏi, trên đời này, liệu cái gì mới thật sự là quan trọng, là lẽ sống mà con người nên theo đuổi ?!
Hưu chiến đêm Giáng Sinh trong chiến tranh thế giới thứ nhất
Mùa đông đầu tiên trong Đệ nhất Thế chiến, từ đêm Vọng lễ Giáng Sinh, xuất hiện hiện tượng hưu chiến không chính thức do binh lính tự phát đó là một loạt những cuộc ngừng bắn không chính thức xảy ra dọc theo Mặt trận phía Tây trong dịp Giáng Sinh năm 1914. Theo tài liệu Wikipedia, trên chiến trường Đức – Ạnh và Đức – Pháp, có khoảng 100 ngàn binh lính chống lại chỉ thị của cấp trên một cách tự phát, trong đêm Vọng lễ Giáng Sinh và ngày hôm sau, họ tự ngừng bắn mang tính tự phát diễn ra, Giáng Sinh năm 1915 và lễ Phục sinh năm 1916 ở chiến trường phía Đông cũng đều xuất hiện hiện tượng ngưng bắn tự phát tương tự. [Đọc tiếp]
Chuyện Buồn Đêm Giáng Sinh năm ấy
1) Quận Hoài Nhơn, 1969, một năm sau Tết Mậu Thân. Tôi nhận lệnh dẫn một nửa Đại đội 202 CTCT, từ Ba Gi (Qui Nhơn), đại bản doanh của Sư Đoàn 22BB (Bộ Binh VNCH), ra tăng phái cho Trung đoàn 40 – lúc ấy đóng tại Đệ Đức, trên đường Bồng Sơn và Tam Quan. Nửa đại đội được chia làm hai toán. Mỗi toán gồm trên dưới mười người do một Chuẩn Úy chỉ huy, hằng ngày, theo lịch trình, đi xuống các xã ấp thuộc quận, hoặc bằng xe dodge cơ hữu, hoặc thỉnh thoảng, vì lý do an ninh, bằng trực thăng của Sư đoàn I Không Kỵ (1st Cav) Hoa Kỳ, để làm công tác, một cách độc lập, nhưng đôi khi phối hợp với một toán Dân Sự Vụ Mỹ. Xuống những xã, ấp xa xôi, hai toán chúng tôi phải tự bảo vệ lấy, và vì thế được trang bị súng ống tương đối đầy đủ, và các toán viên thường là lính tác chiến lâu năm hoặc bị thương đổi về, có nhiều kinh nghiệm chiến trường. Ít khi phải nhờ đến sự trợ giúp của những đơn vị Địa Phương Quân hay Nghĩa Quân. [Đọc tiếp]
Lần đầu tiên từ sau Thế chiến, Nhật sẽ có 2 hàng không mẫu hạm để đối phó Trung Cộng
Lời người post: Nhật tăng cường quân sự một cách rất nhẹ nhàng và thông minh, không cần đóng hàng không mẫu hạm tốn phí cả hằng chục tỉ USD, chỉ cần thiết kế thêm tàu chở trực thăng để làm HKMH cho các chiến đấu cơ khi cần, đó là những chiến đấu cơ hạ cánh và cất cánh lên thẳng như trực thăng F-35 của Mỹ. Sự việc tăng cường quân sự này để đóng góp thiết thực vào chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mà Mỹ-Ấn-Úc-Nhật đề xướng và thực hiện. Việc tăng cường quân sự cũng để chống lại quân Nga đang có những đe dọa vùng Bắc nước Nhật. Từ một nước sau Đệ II Thế Chiến không được có quân đội, không được trang bị vũ khí chiến tranh, nay đã trở thành một cường quốc quân sự ở châu Á thì phải nói là họ có cả một chiến lược giỏi.
Chính phủ Nhật Bản hôm nay 18/12/2018 thông qua kế hoạch quốc phòng cho 5 năm tới. Theo đó lần đầu tiên kể từ sau Đệ II Thế Chiến quân đội Nhật sở hữu hai hàng không mẫu hạm, mua thêm nhiều chiến đấu cơ tối tân, nhằm đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Cộng trong khu vực. [Đọc tiếp]
Trung Cộng: Kỷ niệm 40 năm cải cách, Tập che bóng Đặng
Điểm báo Pháp về 40 năm cải cách của Trung Cộng:
Về thời sự châu Á, Le Figaro (18/12/2018) trên trang nhất có hàng tựa đáng chú ý “40 năm sau công cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình, Trung Cộng nhắm đến chiếm ưu thế công nghệ“.
Vào ngày này cách nay đúng 40 năm, ngày 18/12/1978, ông Đặng Tiểu Bình trong kỳ khai mạc đại hội Đảng Cộng Sản Tàu đã quyết định thay đổi dòng chảy lịch sử đất nước, khi cho tiến hành một loạt các cải cách triệt để về kinh tế.
Sau bốn thập niên, Trung Cộng đã có một sự chuyển đổi vị thế ngoạn mục: đi từ nước nghèo thành một siêu cường. Lễ kỷ niệm đương nhiên là dịp để Bắc Kinh phô trương hình ảnh đoàn kết, những tràng pháo tay không dứt sau bài phát biểu của Tập Cận Bình. Nhưng ẩn sau hình ảnh đẹp đẽ đó, tờ Le Figaro cho rằng nội bộ đảng Cộng Sản Tàu đang có những chia rẽ sâu sắc giữa phe cải cách và phe bảo thủ.
Biển Đông, một trong những điểm nóng nhất của Mỹ năm 2019
Cho dù ở cách xa nước Mỹ hàng vạn cây số, Biển Đông có thể trở thành một trong những cuộc khủng hoảng lớn – thậm chí một cuộc xung đột võ trang với đối thủ là Trung Cộng – mà chính quyền Donald Trump phải đối diện trong năm 2019. Đây là thẩm định của giới chuyên gia đối ngoại Mỹ được nêu bật trong báo cáo được công bố hôm 18/12/2018 của trung tâm tham vấn CFR, tức Hội Đồng Đối Ngoại (Council on Foreign Relations).
Trong bản báo cáo thường niên, Trung Tâm Nghiên Cứu Hành Động Dự Phòng (Centre for Preventive Action), thuộc CFR, như thông lệ từ năm 2008 đến nay đã liệt kê 30 “điểm” nóng đang tồn tại hoặc sắp xảy ra tại Hoa Kỳ hay trên thế giới, được cho là có tác động đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Mục tiêu là giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có cơ sở để đề ra cách thức ngăn chặn xung đột bùng nổ. [Đọc tiếp]
Liệu Hoa Vi có thể sống sót ?
Lời người post: Nếu công ty Hoa vi (Huawei Technologies) của Tàu Cộng không thể sống sót sau khi bắt giám đốc tài chánh Mạnh Vãn Châu, thì đầu rắn của “Made In China 2025” có thể bị đạp nát đầu. “Trung Hoa Mộng” của Tập nửa đường gãy cánh. Dưới đây là bình luận của báo Tây Phương.
The Economist tuần này đã đặt ra câu hỏi: “Liệu Hoa Vi có thể sống sót sau một loạt những biện pháp hạn chế hoặc cấm đoán từ Hoa Kỳ và một số nước khác hay không ?”
CHỮ HIẾU TRONG VĂN HOÁ DÂN GIAN CỦA DÂN TỘC
Tiểu Thạch Nguyễn văn Thái PhD
I) Ý NGHĨA CỦA HIẾU ĐẠO
Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé có một lịch sử trên bốn ngàn năm kể cả giai đoạn huyền sử, nằm sát bên cạnh một Trung Hoa vĩ đại về địa lý với một bề dày lịch sử khoảng hơn năm ngàn năm. Do đó, ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đối với Việt Nam là một điều hiển nhiên. Cũng như các quốc gia Tây phương chịu ảnh hưởng của văn hoá Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo.
Một lãnh vực nổi bật trong văn hoá là hệ thống giá trị, nghĩa là một hệ thống biểu tượng những cái hay, cái đẹp, những cái đáng được trân trọng làm nền tảng cho hành vi, cử chỉ, và lối sống của con người. Hệ thống giá trị chính của Trung Hoa trước năm 1949 được gói trọn trong khuôn khổ đạo Khổng và đạo Phật, nhất là đạo Khổng. Tuy nhiên, ở Trung Hoa, sau năm 1949, Mao Trạch Đông đã hoán đổi hệ thống giá trị của Khổng giáo và Phật giáo bằng hệ thống giá trị của lý thuyết xã hội chủ nghĩa Mác-Lê lấy duy vật biện chứng làm nền tảng, cũng như Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã du nhập chủ thuyết Mác-Lê từ Nga vào miền Bắc Việt Nam từ 1945, và sau 1954 thì rập theo khuôn mẫu của Mao, nhất là về chính sách cải cách ruộng đất. Từ 1975, sau khi cưỡng chiếm miền Nam, Đảng CSVN đã áp đặt chủ thuyết Mác-Lê trên toàn cõi đất nước. Qua chủ nghĩa cộng sản, chính sách “tam vô” (vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo) đã xoá sạch tất cả những tiêu chuẩn giá trị của Khổng giáo và Phật giáo. Nói cách khác, ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam ngày nay, con người hầu như không còn một tiêu chuẩn giá trị nào làm nền tảng cho cuộc sống ngoài hiện thực cạnh tranh man rợ về tiền tài, quyền lực, và hoạt động sinh lý. Sự băng hoại toàn diện của những giá trị đạo đức còn được thúc đẩy mau chóng và toàn bộ bởi sự thiếu vắng một cơ sở pháp lý đúng đắn, dựa trên nguyên tắc công bằng, ngõ hầu điều hướng hành động của con người vào con đường của lẽ phải. Không có một hệ thống giá trị làm nền tảng cho cuộc sống và không có một cơ chế pháp luật hữu lý và vững chắc để khống chế những hành vi tác hại đến trật tự và an sinh xã hội thì con người sống không khác gì con vật, chỉ dựa vào bản năng sinh tồn, và còn tệ hơn con vật ở chỗ con người còn có nhiều tham vọng mà các sinh vật khác không có. Với ảnh hưởng tiêu cực ồ ạt của một xã hội thiếu vắng một hệ thống giá trị có tính nhân bản thì dù cho còn sót lại những hành vi tích cực đi nữa, những hành vi này cũng chỉ là những đốm lửa tàn lụi dần, không đem lại được ảnh hưởng khả quan nào trên xã hội. [Đọc tiếp]
Việt Nam: Giữa hai lằn đạn trong cuộc đối đầu Mỹ -Trung Cộng
A) Bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng
Dường như nhờ vào sự quen biết những đảng viên cao cấp đảng Cộng Sản thân Trung Cộng gốc Do Thái như Silney Shapiro, Israel Epstein, Virginius Frank Coe… mà năm 1971 ông Henry Kissinger – ngoại trưởng Mỹ – bí mật qua Trung Cộng để dàn xếp cho cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Nixon với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông vào năm 1972. Thực chất cuộc gặp này là hai nước Mỹ – Trung toan tính chuyện phân chia lại quyền lợi toàn cầu, giao biển Đông và Đông Nam Á cho Trung Cộng cai thầu, đem Trung Cộng thay chỗ của Trung Hoa Dân Quốc (Đài loan) tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc và bán đứng, bán rẻ quốc gia Việt Nam Cộng Hòa vào tay Cộng Sản Bắc Việt qua hiệp định Paris 1973 ngõ hầu Mỹ rút quân ra khỏi Đông Dương trong hòa bình và danh dự. Mặt khác Hoa Kỳ khai dụng sự mâu thuẫn giữa Trung Cộng và Liên Bang Sô Viết trong việc tranh chấp vị thế cầm đầu trong hệ thống Cộng Sản Quốc Tế, tranh chấp biên giới giữa Liên Sô – Trung Hoa để kéo Trung Cộng vào chung quỹ đạo. Năm 1990 Liên Sô sụp đổ, chủ nghĩa Cộng Sản cáo chung, chiến tranh lạnh chấm dứt, Hoa Kỳ nghiễm nhiên trở thành siêu cường lãnh đạo thế giới trong khi Trung Cộng vẫn duy trì đảng Cộng Sản ở vị thế lãnh đạo dân tộc Trung Hoa (đông dân nhất thế giới) với chủ trương thực hiện chủ nghĩa xã hội đặc sắc kiểu Trung quốc. [Đọc tiếp]
Chiến tranh Mỹ-Tàu: lan rộng qua nhân quyền
Lời người post: Chiến tranh thương mại Mỹ-Tàu đã leo thang qua lãnh vực nhân quyền, hiện nay Quốc Hội Lưỡng Viện Hoa Kỷ đang lên án Tàu Cộng đàn áp dân Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Như vậy, Tàu Cộng đang bị ba mũi gíáp công: Thương chiến Mỹ-Tàu, chiến tranh quân sự tại Biển Đông và Quốc Hội Mỹ lên án Tàu Cộng vi phạm nhân quyền: Bài dưới đây: “Mỹ sẽ trừng phạt Tàu Cộng vì đàn áp người Duy Ngô Nhĩ” và “Dự luật mới của Mỹ cấm quan chức Tàu Cộng vào nước Mỹ vì cô lập Tây Tạng” [Đọc tiếp]
Peter Navarro: Vì sao an ninh kinh tế là an ninh quốc gia
Giáo Sư Tiến Sĩ Peter Navarro, sinh ngày 15/07/1949, tiến sĩ Kinh Tế Đại học Harvard. TS Navarro phục vụ trong Đoàn Hòa Bình Đông Nam Á và làm việc tại Washington, DC với tư cách nhà phân tích năng lượng và chính sách môi trường. Tiến Sĩ Navarro là Giáo sư kinh tế Đại học Irvine, California. Trong thời gian làm Giáo Sư ông đã nhận được nhiều giải thưởng giảng dạy tại các khóa học MBA (Master Bussiness Administration). Tác giả cuốn sách “Death by China” và hiện nay là Giám Đốc Hội Đồng Thương Mại Quốc Gia của nhiệm kỳ TT thứ 45 Hoa Kỳ Donald Trump.
Vì sao an ninh kinh tế là an ninh quốc gia? – Dr. Peter Navarro
Cựu Tổng Thống Ronald Reagan hiểu rằng chỉ bằng sức mạnh chúng ta mới có thể tìm được một nền hòa bình thực sự. Với ông, sức mạnh như vậy tập trung ở sức mạnh quân sự – một sự mạnh mẽ không gì chống đỡ nổi cùng sự đổi mới sáng tạo vượt trội về kỹ thuật quân sự trên đất, trên biển, trên không, và chắc chắn là trong các không gian của “những cuộc chiến tranh giữa các vì sao” trên cao. [Đọc tiếp]