Tin độc quyền của NPR: Tòa Bạch Ốc đang tìm người thay thế Pete Hegseth trong vai Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ
Tiết lộ của NPR (National Public Radio): Katherine Maher, Tổng giám đốc điều hành của NPR và là chủ tịch hội đồng quản trị của Signal Foundation.
Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth phát biểu với các phóng viên trong Lễ Phục Sinh tại Tòa Bạch Ốc ở Bãi Cỏ Phía Nam vào ngày 21 tháng 4; Một ngày sau khi tờ The New York Times đưa tin rằng ông đã chia xẻ thông tin vào tháng trước với một nhóm trò chuyện riêng tư thứ hai của Signal về cuộc không kích ở Yemen
Nguồn tin cho biết ông Pete Hegseth người xử dụng ứng dụng nhắn tin Signal trên điện thoại cá nhân của mình, đã cung cấp chi tiết những thông tin bí mật diễn biến từng phút về các cuộc không kích vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen. Vào khoảng thời gian tương tự vào tháng 3, Hegseth đã chia xẻ những thông tin chi tiết tương tự với các quan chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc trong một nhóm trò chuyện Signal khác, vô tình bao gồm trong nhóm có một nhà báo của The Atlantic. Vụ lộ tin diễn ra vài giờ trước khi các cuộc không kích xảy ra, điều đó có thể gây nguy hiểm cho các phi công Hoa Kỳ nếu thông tin về thời điểm các cuộc không kích bị phiến quân Yemen chặn lại. Houthi đã từng hai lần bắn hạ máy bay không người lái Predator của Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Cuộc tập trận Mỹ-Philippines ở eo biển Luzon bắn đạn thật
I) Vị trí chiến lược của eo biển Luzon (Luzon Strait):
Vị trí eo biển Luzon (Luzon strait) trên bản đồ Bắc Biển Đông
Eo biển Luzon là một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng đối với Mỹ về cả quân sự, thương mại, và kiểm soát khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Bởi vì:
Eo biển Luzon nằm giữa Philippines – Đài Loan, ở đó có một nhóm đảo nhỏ. Đây là một trong những đường hàng hải quan trọng nhất thế giới đóng vị trí cửa ngõ phía bắc ra vào Biển Đông có đến 1/3 lưu lượng hàng hải toàn cầu đi qua và nó cũng là đường quân sự hậu cần thiết yếu cho quân đội Hoa Kỳ xuất phát từ đảo Guam, Nhật Bản, Hawaii vào Biển Đông và vùng Đông Nam Á. [Đọc tiếp]
Tin thế giới quan trọng: Trung Cộng kiện nợ Lào
Đường Sắt Cao Tốc Lào vay nợ của Trung Cộng để xây nên
Bản tin của hãng tin Deutsche Well News (DW) của nước Đức đưa tin rằng Trung Cộng đã tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn ở Lào, nhưng lợi nhuận đầu tư vẫn chưa vượt qua được các vấn đề nợ nần chồng chất của quốc gia nhỏ bé này.
Là một phần của trong chiến lược Vành Đai và Con Đường (One Belt, One Road), Trung Cộng đã cung cấp cho Lào vay hàng tỉ USD để phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng và các tuyến đường sắt cao tốc với hy vọng tăng trưởng kinh tế. [Đọc tiếp]
Việt Nam mua chiến đấu cơ F-16 của Hoa Kỳ
Chiến đấu cơ F-16V (thế hệ tối tân nhất của F-16)
Trong mấy ngày qua báo chí quốc phòng của Việt Nam, ASEAN và Hoa Kỳ đưa tin Việt Nam sắp có thỏa thuận mua chiến đấu cơ đời mới F-16 của Hoa Kỳ.
Bài báo trên defencesecurityasia.com cho biết ngày 20 tháng 4 năm 2025 như sau:
Việt Nam đã đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ để mua máy bay chiến đấu đa năng F-16, đó là định hình thực sự của quân đội Việt Nam nhằm thoát sự phụ thuộc lâu dài về vũ khí do Nga chế tạo. [Đọc tiếp]
Chiến tuyến của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trở nên gay gắt ở Đông Nam Á
Thương chiến Mỹ-Trung
Bài này dược đăng trên Washington Post ngày 19 tháng 4 năm 2025, tường trình bởi phóng viên Tan (or Tân) từ Sài Gòn, góp ý của Kuo từ Đài Loan và bổ túc của Nhung Nguyen ở Sài Gòn. Bài viết có tựa: “Chiến tuyến của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trở nên gay gắt ở Đông Nam Á” (Battle lines of US-China trade war sharpen in Southeast Asia).
Bài viết được đúc kết ngắn gọn “Khi Trung Cộng và Hoa Kỳ chuẩn bị cho một cuộc thương chiến có khả năng kéo dài và tổn thương, Đông Nam Á đang phải đối diện với cơ hội và thách thức. [Đọc tiếp]
Mỹ thật sự rời trung gian hòa giải chiến tranh Ukraine?
Nội dung phỏng vấn ngoại trưởng Hoa Kỳ Macro Rubio
War in Ukraine
Khi được hỏi Rubio xin làm rõ ý gì khi nói rằng Hoa Kỳ sẽ “move on / rời đi”, một quan chức Hoa Kỳ nói với CNN rằng ngoại trưởng đang nói về việc Hoa Kỳ sẽ rời đi các cuộc đàm phán trong vài ngày tới rất quan trọng để tìm ra hướng đi tới ?!
Một nguồn tin quen thuộc với các cuộc đàm phán về thỏa thuận hòa bình Ukraine nói với phóng viên CNN-Pamela Brown rằng: Rubio đang “truyền đạt quan điểm của tổng thống Trump”. Mô tả suy nghĩ của chính quyền Hoa Kỳ về mọi thứ trong cuộc xung đột, nguồn tin cho biết, TT Trump tuyên bố “không có sự kiên nhẫn vô hạn đối với mọi người để tạo dáng và chơi trò chơi”. “Đã đến lúc phải nghiêm túc”… [Đọc tiếp]
Tập Cận Bình thăm Campuchia ngày 17-18/04/2025
Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình (Trái), Hun Mnet (Thủ Tướng Campuchia – Phải) trong chuyến viếng thăm Campuchia ngày 17/4/2025
Nếu Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 49% đối với Campuchia thì không đáng là bao vì giao thương giữa Mỹ-Campuchia chỉ có 10 tỉ USD trong năm 2024. Nhưng vì Campuchia trong những năm gần đây đi quá thân với Trung Cộng, có thể nói Campuchia là đặc khu kinh tế để Trung Cộng chuyển hàng đến Campuchia rồi đóng nhãn “Made in Campuchia” bán sang Hoa Kỳ để Trung Cộng lách thuế. Mỹ áp thuế 49% là để ngăn chặn việc luồng hàng từ Trung Cộng là chính. [Đọc tiếp]
Tập Cận Bình qua thăm Việt Nam với mục đích gì?
Tập Cận Bình (phải) gặp Tô Lâm (trái) ngày 14 tháng 4 năm 2025
Chủ tịch Trung Cộng kiêm Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) đến thăm Việt Nam trong 2 ngày từ 14-15 tháng 4 năm 2025. Ai cũng biết là Tập đi xây dựng phe cánh trong khi Trung Cộng bị TT Donald Trump áp thuế đến 145% vì dám đơn phương tuyên bố thương chiến với Mỹ.
Báo chí nhà nước Trung Cộng và Việt Nam đồng loạt đưa tin về các thành quả thăm viếng tốt đẹp trên những lãnh vực:
[Đọc tiếp]
Sơ khởi về chuyến thăm Tập Cận Bình đến Việt Nam
tranh minh họa (source Internet)
Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Tàu kiêm Chủ Tịch Nước Trung Cộng Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp quốc gia tới Việt Nam từ ngày 14 – 15/4/2025. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tập trong năm 2025, thể hiện sự coi trọng đặc biệt của Trung Cộng đối với quan hệ với Việt Nam. Chuyến thăm diễn ra để kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và tổ chức “giao lưu văn hóa Việt– Trung”.
I) Nội dung chính của chuyến thăm
1) Tăng cường tin cậy chính trị và trao đổi chiến lược cao cấp
Trong lần viếng thăm này, Tập Cận Bình sẽ có các cuộc hội đàm với Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) Tô Lâm, Chủ tịch nước CSVN Lương Cường, Thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội CSVN Trần Thanh Mẫn. Các cuộc gặp nhằm củng cố niềm tin chính trị, chia xẻ kinh nghiệm quản trị và phát triển quan hệ song phương trong tình hình khu vực và quốc tế có nhiều biến động hiện nay.
2) Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư
Hai bên dự kiến ký kết khoảng 40 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực như đường sắt tiêu chuẩn, thương mại nông sản, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, kinh tế kỹ thuật số và kinh tế xanh. Trung Cộng hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN và là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. [Đọc tiếp]
Kết quả đàm phán thương mại giữa Việt-Mỹ ngày 11/04
Những chiếc xe tải lớn để “tuồng hàng” qua biên giới Việt Nam để bán qua Mỹ.
Vào ngày 11 tháng 4 năm 2025, Việt Nam và Hoa Kỳ đã chính thức khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại song phương với mục đích giảm thuế quan đối ứng của Mỹ đánh vào hàng Việt Nam là 46%:
I) Kết quả đàm phán:
1) Tạm hoãn áp thuế 46% trong 90 ngày
Ban đầu, Hoa Kỳ dự kiến áp mức thuế đối ứng 46% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, bắt đầu từ ngày 9 tháng 4 năm 2025. Tuy nhiên, sau các cuộc trao đổi cấp cao, Tổng thống Donald Trump đã quyết định tạm hoãn áp dụng mức thuế này trong vòng 90 ngày và áp dụng mức thuế tạm thời 10% trong thời gian này. Quyết định này được đưa ra sau cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Trump vào ngày 4 tháng 4, trong đó Việt Nam cam kết không áp dụng biện pháp trả đũa và mong muốn đàm phán để giải quyết vấn đề một cách hòa bình và hợp tác .
Thuế đối ứng tạm hoãn lại 90 ngày
Vào ngày 9 tháng 4 năm 2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về việc tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ không có hành động trả đũa Mỹ. Trong thời gian này, mức thuế sẽ được giảm xuống còn 10%. Tuy nhiên, đối với Trung Cộng, Tổng Thống Trump quyết định tăng mức thuế lên 125%, có hiệu lực ngay lập tức, do “sự thiếu tôn trọng mà Trung Quốc đã thể hiện với thị trường thế giới”. Quyết định này được đưa ra sau khi hơn 75 quốc gia liên hệ với các quan chức Mỹ để đàm phán về các vấn đề thương mại. Ông Trump cho biết: “Tôi đã cho phép tạm hoãn 90 ngày và giảm mạnh thuế đối ứng xuống 10% trong giai đoạn này, có hiệu lực ngay lập tức”.
Sau thông báo này, thị trường chứng khoán Mỹ đã phản ứng tích cực, với các chỉ số chính tăng mạnh. Chỉ số S&P 500 tăng hơn 8%, Dow Jones tăng 7,27% và Nasdaq tăng 10,77%
Giải thích về quyết định của mình, ông Trump cho rằng mọi người “đang bắt đầu lo lắng hơi quá mức” và nhấn mạnh sự cần thiết của tính linh hoạt trong chính sách .
Hành động này được xem là một bước đi chiến lược nhằm tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán thương mại với nhiều quốc gia, đồng thời gia tăng áp lực lên Trung Quốc trong tình hình căng thẳng thương mại giữa hai nước leo thang.
Châu Âu có thể xây dựng mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ nhưng họ cần bắt đầu bằng việc thừa nhận một số sự thật khó khăn.
Nữ Chủ Tịch CEPA: Alina Polyakova
Lời giới thiệu: Tiến sĩ Alina Polyakova gốc người Ukraine là Chủ tịch kiêm Giám Đốc điều hành của Trung tâm Phân tích Chính Sách Châu Âu (CEPA) và là nhà nghiên cứu cao cấp Donald Marron tại Trung tâm Henry A. Kissinger về Các vấn đề Toàn Cầu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế Johns Hopkins (SAIS).
Bà là chuyên gia gia được công nhận về quan hệ xuyên Đại Tây Dương, an ninh châu Âu, chính sách đối ngoại của Nga, chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số và chủ nghĩa dân túy trong các nền dân chủ. Bà đã viết nhiều bài báo trên các báo uy tín như The Washington Post, The New York Times, The Wall Street Journal, Foreign Affairs và The Atlantic. Bà cũng thường xuyên xuất hiện trên đài tuyền hình Fox News, CNN và BBC. Vừa rồi bà Alina Polyakova viết bài trên CEPA với đề tài: “The End of European Fecklessness?” (Sự vô trách nhiệm của người Châu Âu đã chấm dứt) – một bài viết khá thẳng thắn – cần tìm hiểu:
Nguyên tác: https://cepa.org/article/the-end-of-european-fecklessness/
Phiên dịch: Hoàng Long
Cơn hồng thủy thuế quan của Mỹ dội lên đầu Trung Cộng…
Trump đánh thuế “có qua có lại” với 60 nước trên thế giới
Tổng Thống Donald Trump dùng “thuế quan” như một vũ khí chiến lược mới và là quả bom nguyên tử thời đại với những mục đích chính:
1) Gây áp lực buộc đối tác đàm phán (Canada, Mexico, Columbia);
2) Bảo vệ ngành sản xuất trong nước (thép/nhôm, xe hơi);
3) Giảm thâm hụt thương mại giữa Mỹ và các quốc gia trên thế giới (cân bằng thương mại).
Ba điều trên nhằm nhằm đóng góp hữu hiệu để thực hiện khẩu hiệu của ông Trump: “Nước Mỹ trên hết / America First”.
Trong những ngày ngày đầu của nhiệm kỳ 2, ông Trump dùng “thuế quan” nhắm vào từng đối tượng thích hợp.
Bộ Trưởng Tài Chánh Scott Bessent, nhân vật sáng tạo và điều hướng chiến lược “thuế quan” bên cạnh TT Trump. Bessent xử dụng thuế quan có điều chỉnh liều lượng như một bác sĩ điều chỉnh liều thuốc cho con bệnh của mình. Theo Reuters: “Bessent cho rằng Hoa Kỳ đã mở cửa thị trường cho thế giới, nhưng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng chỉ củng cố quyền lực của một chế độ độc tài chuyên chế. Ông cho rằng thuế quan là cách cuối cùng để đứng lên vì người Mỹ”. [Đọc tiếp]
Tổng Thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol chính thức bị cách chức!
Yoon Suk Yeol bị đứng bên lề chính trị Nam Hàn từ đây!
Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol đã bị Tòa Án Hiến Pháp Nam Hàn quyết định cách chức vào thứ Sáu (04/04/2025) và đồng ý duy trì cuộc bỏ phiếu của Quốc Hội Nam Hàn để luận tội ông vì nỗ lực áp đặt thiết quân luật.
Tòa án kết luận ông Yoon Suk Yeol đã làm suy yếu thẩm quyền của Quốc Hội và các thể chế dân chủ khác của Nam Hàn, đã “vi phạm nghiêm trọng nhiệm vụ của mình đối với người dân và với tư cách là Tổng Tư Lệnh khi ông điều động quân đội để cố gắng giành quyền kiểm soát chính trị đối với Quốc Hội Nam Hàn vào tháng 12/2024”.
“Ông Yoon đã là nhân tố tạo hỗn loạn trong người dân trên mọi lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao”, Moon Hyung-bae, quyền chủ tịch Tòa Án Hiến Pháp đã đọc quyết định thay mặt cho 8 thẩm phán. “Ông Yoon Suk Yeol đã vi phạm nhiệm vụ đoàn kết xã hội của mình với tư cách là chủ tịch của người dân Nam Hàn”. [Đọc tiếp]
Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Macro Rubio phát biểu tại Hội Nghị NATO ở Brussels
Bộ Trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Macro Rubio đang nói chuyện tại Hội Nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao NATO ở Brussels
Bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ – Marco Rubio hôm thứ Năm (3/4) cho biết các thành viên khối NATO gồm cả Hoa kỳ phải thực hiện “con đường thực tế” là tăng chi tiêu quốc phòng lên ngưỡng 5%.
Rubio phát biểu tại Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao NATO ở Brussels hôm thứ Năm ngày 3/4 rằng: “Tôi hiểu rằng các chính trị trong thành viên NATO ở châu Âu, sau nhiều thập niên xuất tài chánh to lớn để xây dựng an sinh xã hội mà không đầu tư vào an ninh quốc phòng. Thế nhưng, cuộc chiến tranh có tính cách toàn diện hăm dọa đến an ninh châu Âu đang nhắc nhở chúng ta rằng sức mạnh quân sự vẫn cần thiết như một biện pháp răn đe hữu hiệu”.
“Tôi muốn rời khỏi đây với sự hiểu biết rằng chúng ta đang đi trên một con đường thực tế đến từng thành viên của khối NATO thực hiện lời hứa đạt tới 5% chi tiêu cho quốc phòng”, Rubio nói thêm rằng “Hoa Kỳ sẽ phải tăng tỷ lệ phần trăm của mình cho phù hợp”.
Trong khi phần lớn 32 thành viên NATO hiện chỉ chi 2% GDP của quốc gia theo các cam kết trước đây của NATO, thì tám quốc gia gồm Croatia, Bồ Đào Nha, Ý, Canada, Bỉ, Luxembourg, Slovenia và Tây Ban Nha vẫn chưa thực hiện được các cam kết chi tiêu quốc phòng 2% của mình. Chỉ có Ba Lan chi hơn 4% GDP cho quốc phòng, trong khi bốn quốc gia khác chi hơn 3% gồm Estonia, Hoa Kỳ, Latvia và Hy Lạp. [Đọc tiếp]