Ấn Độ giúp Putin “lách” lệnh trừng phạt của Mỹ và Tây Phương!
Trước năm 1975, trong thời Chiến Tranh Lạnh, Ấn Độ tuyên bố đứng Trung Lập, nhưng kiểu trung lập thiên tả. Đồng thời Ấn Độ muốn làm đầu gà chứ không làm đuôi voi, do đó đứng ra kêu gọi thành lập Khối Không Liên Kết do Ấn Độ làm chủ tịch. Danh xưng thì “không liên kết” nhưng thời đó Ấn Độ nghiêng về phía Cộng Sản hơn Tư Bản. Ấn độ thân thiện với Moscow hơn Washington DC!
Sau khi khối Cộng Sản Liên Xô sụp đổ năm 1991, sự trỗi dậy của Trung Cộng với những hành vi hung hăng bạo ngược xâm chiếm biên giới và vùng biển các nước láng giềng bất chấp luật lệ quốc tế trong đó có Ấn Độ là nạn nhân đã từng xảy ra chiến tranh biên giới Ấn-Trung trong những năm gần đây. Đó là lý do Ấn Độ nghiêng về Washington và tham gia Bộ Tứ Kim Cương cùng nhau chống Trung Cộng.
Tưởng rằng như vậy là Ấn Độ đã từ giả với các chế độ chuyên quyền và cộng sản, nhưng hôm nay nghe tin chính thức Ấn Độ hỗ trợ cho Putin “lách” khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ và Tây Phương trong cuộc chiến xâm lăng Ukraine thì quả là một điều lấy làm thất vọng đối với đất nước này.
Hiện Mỹ đang chú tâm dòm ngó xem Trung Cộng có hỗ trợ cho Nga trong cuộc chiến Ukraine này không? Thì không ngờ bên cạnh Mỹ có anh bạn Bảy Chà Ấn Độ đâm sau lưng!
Bất chợt, hôm 23/03, Ông Sakthivel, Chủ Tịch Liên Đoàn Xuất Khẩu Ấn Độ FIEO (Federation of Indian Export Organizations) nói với đài truyền hình CNBC “Ấn Độ và Nga sẽ hoán đổi tiền tệ trực tiếp để tài trợ cho thương mại bằng tiền Ấn Độ (Rupee) và tiền Nga (rúp) không cần qua đồng đô-la Mỹ”. Theo ông Sakthivel thì việc này gồm một số ngân hàng quốc gia của Ấn Độ sẽ thực hiện hoán đổi dưới sự giám sát của Ngân hàng Dự Trữ Trung Ương Ấn Độ, bắt đầu từ đầu tuần tới.
Theo báo ASIA Times cho biết Ấn Độ đang hoán đổi tiền tệ Ấn-Nga để qua mặt lệnh trừng phạt của Mỹ và Tây Phương, nếu giao dịch được thực hiện thì Ấn Độ là nước khởi đầu tách khỏi hệ thống tài trợ thương mại quốc tế dùng Đô-la Mỹ để giao dịch. Nói tóm lại sức mạnh của Mỹ nằm hai lãnh vực, một là Đô-la Mỹ hai là vũ khí hạt nhân. Nay nếu Ấn Độ bắt đầu tách ra khỏi sức mạnh đồng Đô-la Mỹ, thì Mỹ đồng minh với Ấn Độ chẳng khác nào “nuôi ong tay áo”.
Mặc dù khối lượng thương mại được tài trợ theo thỏa thuận hoán đổi Ấn-Nga không lớn, nhưng thỏa thuận Ấn-Nga, nếu được thực thi, sẽ là bước dẫn đầu tách khỏi đồng Đô-la Mỹ.
Tại Trung Đông, Ả Rập Saudi đang xem xét chấp nhận đồng tiền Yuan của Trung Cộng để thanh toán tiền mua dầu, nhưng các nước trong vùng Vịnh không thấy công bố tin tức về việc thanh toán dầu mà bằng đồng tiền của nước mình mà vẫn dùng đồng Đô-la của Mỹ. Còn Ấn Độ thì đã hành động!
Về mặt chính trị, việc bắt đầu hoán đổi đồng tiền Nga-Ấn có tuyên bố rõ ràng từ thủ đô New Delhi của Ấn Độ rằng họ sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại của riêng mình được hỗ trợ bởi các thỏa thuận tài chính của riêng mình. Ấn Độ vẫn giữ thái độ trung lập về chiến tranh Nga-Ukraine, đã bỏ phiếu trắng đối với các nghị quyết ngày 2 tháng 3 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc lên án Nga xâm lược Ukraine.
Về việc này Mỹ cũng “khó ăn, khó nói” vì kẹt là Ấn Độ đang “đầu ấp, tay gối” trong Bộ Tứ Kim Cương (Mỹ-Nhật-Úc-Ấn) để chống Trung Cộng trong Chiến Lược Ấn Độ Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở ở Châu Á.
Trong một dấu hiệu khác về bang giao giữa New Delhi với Washington có phần ảnh hưởng, là Ấn Độ đã ngõ lời mời Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng Vương Nghị ghé thăm thăm New Delhi vào ngày 24/03 khi Vương Nghị đang đến thủ đô Islamabad của Pakistan để tham dự một hội nghị của Tổ chức Hợp Tác Hồi Giáo.
Đây là chuyến thăm cấp bộ trưởng đầu tiên của Trung Cộng đến Ấn Độ từ khi có xung đột biên giới Ấn-Trung ở núi Hy Mã Lạp Sơn năm 2019, làm cho quan hệ giữa hai nước bị rạn nứt trầm trọng. Theo báo Hindustan Times của Ấn Độ cho biết thì mục đích chuyến thăm của Vương Nghị là “bình thường hóa quan hệ với Ấn Độ”.
Điều nên biết Ấn Độ trở thành nước có thị trường nhập khẩu lớn nhất (imports) từ Trung Cộng vào năm 2021. Tính đến tháng 12 năm 2021, nhập khẩu của Ấn Độ từ Trung Cộng đã tăng lên hơn 120 tỷ đô la. Mặc dù thị trường xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ vẫn là Mỹ, nhưng nhập khẩu lớn nhất lại là từ Trung Cộng.
Washington đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Cộng nếu giúp Nga “lách” các lệnh trừng phạt của Mỹ và Tây Phương, nhưng không có tin tức nào từ Washington về phản ứng của Mỹ đối với việc Ấn Độ từ chối chấp nhận chế độ trừng phạt do Mỹ, châu Âu và Nhật Bản áp đặt đối với Nga.
Các nhà xuất khẩu Ấn Độ cũng háo hức để lấp đầy khoảng trống tại thị trường Nga do phương Tây tẩy chay, Ông Sakhthivel, chủ tịch của FIEO nói với CNBC. “Xuất khẩu sang Nga không nhiều, chỉ có hàng nông sản và dược phẩm. Hiện tại, cả phương Tây đang cấm vận Nga, sẽ có rất nhiều cơ hội cho các công ty Ấn Độ vào Nga”.
Nga là nước cung cấp vũ khí chính cho quân đội Ấn Độ. Những vũ khí tối tân nhất của Nga như hoả tiễn phòng không S-400, chiến đấu cơ SU-35 và những hoả tiễn tối tân nhất trên thị trường thế giới, Ấn Độ đặt mua của Nga gần 5 tỉ Đô-la Mỹ.
Tổng thống Biden ngày 22/03 gọi lập trường của Ấn Độ đối với Nga là “hơi lung lay”, nhưng cùng ngày Thứ Trưởng Ngoại giao Ấn Độ, Victoria Nuland đã phát biểu một cách thận trọng trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình NDTV India của Ấn Độ. “Chúng tôi đã và đang hỗ trợ việc tìm kiếm các nhu cầu an ninh cho Ukraine, cùng với các đồng minh và đối tác của chúng tôi, từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả một số thiết bị từ thời Liên Xô. Và đó là những điều mà chúng tôi có thể làm với Ấn Độ khi nước này tiếp tục phát triển vị thế của mình”.
Phía Trung Cộng bắn lời trong một bài bình luận ngày 22/03 được đăng trên trang web Trung Cộng https://www. guancha.cn, giám đốc điều hành Chen Jing đã viết với nhưng lời lẽ lập luận rằng Trung Cộng và Ấn Độ có cơ hội để sửa chữa bình thường quan hệ sau các cuộc đụng độ biên giới vào năm 2019-2022.
“Cơ hội có thể bắt đầu từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, trong đó Trung Cộng và Ấn Độ có vị trí giống nhau. Vì lý do kinh tế và thương mại, Ấn Độ sẽ gặp bất lợi nếu tiếp tục gây chiến với Trung Cộng. Nó sẽ không có lợi nếu xung đột biên giới với Trung Cộng, điều này sẽ chỉ có lợi cho một số quốc gia phát triển, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, những nước muốn gây rắc rối:.
Như vậy Ấn Độ không những giúp Putin lách lệnh trừng phạt kinh tế mà còn tìm cách xích lại với Bắc Kinh vì vấn đề giao thương… E rằng Ấn Độ đang ngựa quen đường cũ?
Hoa Kỳ ngày 24 tháng 3 năm 2022
Lê Hoành Sơn