Ai chịu trách nhiệm cuộc thảm sát Đồng Tâm?

Điều động lực lượng vũ trang với quân số hàng ngàn, mà có người ví von là tương đương với toàn bộ quân lính Mỹ ở Trung Đông với những khí tài hiện đại, gồm cả xe bọc thép đang đêm bao vây thôn Hoành xã Đồng Tâm, bắn giết cha con cháu cụ già 85 tuổi ngay trong phòng ngủ. Cuộc thảm sát xảy ra ngay trong những ngày giáp tết là hành vi phi pháp, chà đạp lên đạo lý người Việt không thể nào chấp nhận.

Dư luận lên tiếng theo nhiều hướng khác nhau, người đặt vấn đề phải truy trách nhiệm của kẻ điều động và giám sát các hành động này. Có người cho đây là âm mưu lừa dối, có người yêu cầu Bộ Chính Trị và Quốc Hội phải điều tra….

Tuy nhiên những động thái xử lý sau khi sự việc xảy ra đã cho thấy ai là người phải chịu trách nhiệm về cuộc thảm sát này.

Cựu Tổng Biên Tập báo Sài Gòn Tiếp Thị có bài viết trên Facebook được nhiều người quan tâm chia sẻ và bày tỏ sự đồng tình, nội dung chính là đặt trách nhiệm của người đã điều động, chỉ huy cuộc thảm sát này. Trong bài có đoạn như sau: “Những kẻ chỉ huy trận đánh này đáng phải ra tòa án binh chịu trách nhiệm về những cái chết oan uổng đó của binh lính mình. Bởi cho dù có chuẩn bị tâm lý xã hội rằng những kẻ chống người thi hành công vụ rất man rợ, thì sự man rợ ấy cũng được biết trước. Trận bố ráp này là một cuộc hành quân chủ động.

Đó là nói với việc triển khai một lực lượng vũ trang cho một mục tiêu tác chiến. Còn ngay cả để xây dựng cấp bách sân bay Miếu Môn hay nhà máy quân sự chống giặc đi nữa, thì liệu có nên triển khai một mục tiêu tác chiến nhằm vào dân thường?

Một trận đánh như vậy phải diễn ra trước sự giám sát có trách nhiệm của công luận và nhân dân. Tuyệt đối không thể áp dụng lối đánh úp tùy tiện.

Nhân dân ta trang bị vũ khí cho lực lượng vũ trang để chống giặc, chống tội phạm, tuyệt đối không trang bị bất kỳ phương tiện nào để, dù là công an, quân đội, đốt phá nhà dân, làm tổn hại của cải, sinh mạng của nhân dân.

Cuộc bố ráp vào dân thường ở Đồng Tâm đang đặt ra một cách cấp bách vấn đề thẩm quyền và trách nhiệm giám sát trước việc điều động một cơ số vũ trang vào thi hành công vụ.

Tai ương của đất nước, hiểm họa của chế độ có thể bắt đầu từ sự tùy tiện mở những cuộc tấn công vào dân thường của lực lượng vũ trang”. (1)

Cũng cùng phẫn nộ với việc đem công an bao vây thôn Hoành, nhà báo lão thành Lưu Trọng Văn đưa ra kinh nghiệm tương tự ở Chí Công, Thái Bình và Thủ Thiêm, TP HCM. Đằng sau các vụ người dân giữ đất, phản ứng lại việc thu hồi đất của chính quyền luôn có sự thao túng của các nhóm lợi ích muốn chiếm đất làm dự án. Chính quyền địa phương bắt tay với nhóm lợi ích, quy chụp người dân đòi giữ đất như lực lượng phản kháng chính trị. Ở Thái Bình nhờ quan điểm chính trị đối thoại, lắng nghe người dân, tìm ra sự thật, ông Phạm Thế Duyệt đã tháo được ngòi nổ, Ổ Thủ Thiêm sau thời gian dài tranh chấp khiếu nại của người dân trung ương cũng thấy ra những sai phạm của Hải, Quân, Cang, Đua, Tài; Ông Văn cho rằng ở Đồng Tâm cũng vậy, Có nhóm lợi ích đã thao túng, phao tin biến những người dân khiếu nại giữ đất thành kẻ phản động, chính trị, Ông Văn cho rằng đây là một âm mưu. Ông Văn nhấn mạnh: “Một khi chính quyền bị mất niềm tin ở Dân thì câu chuyện chính quyền coi Dân là kẻ chống đối rất cần được thật bình tĩnh soi xét và dũng cảm phán xét lại từ những người có trách nhiệm cao nhất như chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân để không tái lập sai lầm Chí Công, Thủ Thiêm

Không có sự vô can của kẻ chủ mưu lừa biến Dân chỉ tranh chấp đất thành kẻ khủng bố chống chính quyền rồi xua hàng ngàn quân đang đêm đánh úp Dân với kẻ bị lừa vì nỗi lo sợ mất đảng, mất chế độ cổ vũ cho hành động ấy?”(2)

Trên BBC Tiếng Việt ông Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Luật pháp và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói .”Một nhóm lợi ích nào đó đang phá hoại đất nước này và đang phá hoại chế độ này bằng việc ra lệnh sử dụng vũ lực đàn áp người dân, theo tôi đánh giá nó là vấn đề như vậy và lối thoát ở đây, tôi lưu ý rằng Bộ Chính trị cần phải họp gấp,” Ông Giao đề nghị “Và Quốc hội cũng phải họp gấp. lập một Ủy ban điều tra đặc biệt về vụ việc này, làm rõ ràng công khai, thì lúc đó tôi mới nghĩ rằng ít nhiều lấy lại được uy tín và độ tin cậy của người dân trong câu chuyện này” (3)

Ý kiến của Lưu Trọng Văn và Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao gián tiếp cho rằng Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị không liên quan đến cuộc thảm sát này.

Tuy nhiên, diễn biến mấy ngày qua sau khi cuộc thảm sát xảy ra, hậu quả chết người thảm khốc đã xảy ra chừng như đã trả lời cho các câu hỏi và các đề nghị nêu trên.

Ngay ngày 10-1 chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phong tặng huân chương chiến công hạng nhất, ngày 11, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tăng cấp hàm, ngày 12 phó thủ tướng Trương Hòa Bình công nhận liệt sĩ cho ba cán bộ công an tử vong. Những quyết định này được thực hiện khẩn trương đến mức chỏi nhau như màn kịch hài vô duyên xen giữa vào vở chính kịch. Quyết định trao huân chương do chủ tịch nước ký ngày 10-1 lại ghi cấp hàm của người chết theo cấp mới mà đến ngày 11-1 Thủ tướng mới ký.

Dư luận nói chung đều bày tỏ sự thương xót cho cái chết của cả hai bên. Nhưng hành vi đem súng đi bắn dân mình lúc đêm hôm và chết lại được công nhận là hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc XHCN làm người dân bức xúc và cộng đồng mạng phản ứng dữ dội.

Trong khi đó, toàn bộ hệ thống báo chí, truyền thanh, truyền hình, báo mạng đều tê liệt chỉ thông tin một chiều, gọn lỏn theo thông báo của Bộ Công An. Không lý giải được mục đích, ý nghĩa, cơ sở pháp lý của cước thảm sát, càng tạo khoảng trống cho dư luận suy đoán. Khoảng trống này được lấp bằng những thông tin lý giải sự việc đầy đơm đặt vụng về đến khó tin của các dư luận viên. Các dư luận viên cũng tha hồ chửi mắng thô bỉ xúc phạm danh dự của ông Lê Đình Kình nhưng một thanh niên tên Chương ở Cần Thơ chỉ nói hớ lời với các công an bị giết ngay lập tức đã bị bắt giam.

Nhà báo Ngọc Vinh, cựu Thư ký Tòa soạn báo Tuổi Trẻ đã nêu hiện tượng lạ này “Có một mô típ khá quen thuộc của báo chí Việt Nam, lập đi lập lại. Đó là khi có một tai nạn (như xe lọt đèo, thuê xe đi đám cưới đám tang nhưng bị tai nạn giao thông chết sạch, thủy thủ Việt Nam chết ở nước ngoài hoặc máy bay chiến đấu rơi trong quá trình diễn tập hay gần nhất là vụ 39 công dân Việt chết trong thùng xe đông lạnh ở Anh…) các tờ báo sẽ đến nhà của nạn nhân để tìm hiểu, khai thác gia cảnh, nhân thân của nạn nhân để viết bài, nếu cần thì nhấn mạnh thêm chút yếu tố thương tâm để gây mủi lòng nơi bạn đọc, để chứng tỏ tờ báo của mình sâu sát với nạn nhân- những người luôn đáng thương, đáng tiếc nhớ vì bị các loại tai nạn cướp đi cuộc sống.

Vậy mà trong sự kiện Đồng Tâm, tôi cảm thấy ngạc nhiên vì các tờ báo chả thèm sử dụng đến mô típ này. Nếu cụ Kình là một tên tội phạm và 3 sĩ quan công an đã hy sinh anh dũng trong chiến công bảo vệ tổ quốc ở Đồng Tâm vì tội phạm 84 tuổi này thì họ xứng đáng có nhiều bài viết khóc thương trên báo chí. Các tờ báo phải nhanh chóng tung phóng viên đến nhà của các vị ấy để tìm hiểu gia cảnh, cuộc đời của họ để cho độc giả biết, họ đã sống liêm khiết vì dân vì nước như thế nào, đã chiến đấu anh dũng và bỏ mạng ra sao. Các người hùng được chủ tịch nước tặng huân chương chiến công xứng đáng được công chúng biết đến nhiều hơn qua những chi tiết như vậy.

Thế nhưng lạ một điều là tôi không tìm thấy các chi tiết đó trên các tờ báo. Rất ít báo đăng về nhân thân, gia cảnh cuộc đời của 3 sĩ quan công an hy sinh ở Đồng Tâm, ngoại trừ vài tờ báo của ngành công an nhưng khá sơ sài, đọc mà ko biết cách họ chết thế nào, họ được quàn ở đâu, đã khâm liệm chưa, bao nhiêu nước mắt của người thân đổ xuống rồi? Một nguyên tắc báo chí khác cũng bị bỏ qua là, một bài báo đầy đủ thì phải kèm theo hình ảnh đắt giá thì ko thấy. Đã viết về hy sinh thì phải có ảnh đám tang, khăn tang áo tang và ảnh người thân rũ rượi khóc, ảnh bàn thờ, quan tài và đông đảo vòng hoa người viếng, ảnh lãnh đạo viết sổ tang… thế nhưng tôi chả thấy gì ngoài hình ảnh mấy xếp Bộ Công an ngồi lặng lẽ nhìn người thân của liệt sĩ quanh bàn uống trà hay bồng con của họ…

Nếu 3 tấm gương hy sinh đó là sự thật thì hãy cho công chúng thấy cái sự thật ấy, để họ tin”. (4)

Báo chí nước ngoài, muốn khai thác thông bị chặn từ vòng xách dép. Muốn tác nghiệp phải xin phép, mà điều kiện thơi gian cấp phép thì hoàn toàn mờ mịt. Mạng Facebook bị Bộ Thông Tin Truyền Thông nêu đích danh đã không hợp tác gở các thông tin xấu về Đồng Tâm.

Luật sư Ngô Anh Tuấn là luật sư của người dân Đồng Tâm cũng bị chặn dọa bắt khi tiếp cận vùng này. (5)

Đến nay (13-1), làng Hoành già cả Đồng Tâm vẫn là vùng bất khả xâm phạm với ngay cả phóng viên báo chí nhà nước.

Với sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều ngành ở cấp rất cao, từ Bộ Công An, Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Ngoại Giao đều có vai trò chỉ đạo, tham gia sâu trong và sau cuộc thảm sát này. Ai có thể điều hành các tổ chức này tham gia vào vụ thảm sát? Chắc chắn phải có sự chỉ đạo và ít ra là sự đồng thuận của những người đứng đầu hệ thống chính trị của Việt Nam

Các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình liệu có bị ai lừa hay đã chủ động ký vào các quyết định khen thưởng phong tặng cho các công an bị cho là tử vong như là những bản án chung thẩm kết tội người dân Đồng Tâm và tái khẳng định cuộc thảm sát này là đúng theo ý đảng? Chưa thấy dấu hiệu nào của âm mưu lừa gạt như Lưu Trọng Văn đưa ra mà ngược lại, tuyên bố “Nhiều đốm lửa nhỏ sẽ bùng lên thành đống lửa lớn” của ông Nguyễn Xuân Phúc cho thấy công cuộc đốt lò đang chuyển hướng về phía người dân với cường độ khiếp đảm hơn nhiều.

Những cá nhân đã ký tên vào các quyết định đã nêu khó xóa được vết máu nhân dân mà họ đã nhúng vào.

Gió Bấc

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt