Khi âm nhạc thay đổi!

Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ đặc biệt, một ngôn ngữ chung cho loài người nó biến thiên qua nhiều thời đại, nó là chỉ dấu cho một sự thay đổi….trong những ngày qua Việt Khang đã nói lên một thứ ngôn ngữ để thay đổi đó. Bài viết “Khi Âm Nhạc Thay Đổi” của Trần Văn Huy nói lên tầm quan trọng của sự thay đổi âm nhạc….

Tranh trên một chiếc bình cổ Hy Lạp (510 trước Công Nguyên) diễn tả bài học âm nhạc

Lịch sử phát triển của nhân loại cũng như sự thay đổi của nền văn minh từ thời Atlantic hay như nền văn minh huy hoàng của Ai Cập Cổ Đại, nền văn minh sông Hằng… Trải qua thời gian đến nay đã có biết bao thăng trầm và biển đổi…

Các nhà triết học duy tâm và duy lý, khoa học biện chứng đến các khoa huyền môn, và đặc biệt theo dòng phát triển và xu hướng, sở thị âm nhạc cũng thay đổi theo dòng thời gian cùng với sự phát triển, thay đổi của nền văn minh của nhân loại, hay văn hóa của giống người. Một cuộc khảo cứu và suy xét về âm nhạc đã khẳng định sự thay đổi này, cùng với sự thay đổi văn hóa, tư tưởng nhận thức của nhân loại có mỗi liên quan chặt chẽ tới âm nhạc.

Các khoa minh triết thiên liêng và các nhà thần học, triết học đã đi trước khoa học một bước lớn khi đã khẳng định chân lý sau đây:

Tư tưởng nhận thức của nhân loại thay đổi theo sự thay đổi của âm nhạc.

Trích: “Huyền Âm được sinh ra đầu tiên và Huyền Âm ở cùng Thượng Đế.” Thánh Kinh.

Kinh Vê da: “âm nhạc thay đổi thì nhận thức cũng sẽ thay đổi…”

Điều này chứng minh rằng cách đây hàng ngàn năm loài người, dưới sự dẫn dắt đã nhìn ra chân lý này.

Khi ta tìm hiểu về sự phát triển của các dòng nhạc, sự bùng nổ một nền âm nhạc, một thế loại nhạc theo dòng lịch sử phát triển của loài người chúng ta càng thấy rõ điều đó.

Âm nhạc đã có từ rất lâu, trước khi có loài người, ngoài huyền âm thì những rung động của cỏ cây hoa lá đã như một sự biểu lộ cảm xúc trước âm thanh, và khi xuất hiện loài người âm nhạc dần hình thành hình hài và phát triển.

Trong thời kỳ Hy Lạp – La Mã, nền âm nhạc đã đạt những thành tựu quan trọng, hoàn thiện 7 nốt nhạc và 5 dòng kẻ, kể từ đây âm nhạc có cơ hội và đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên do sự cai trị và kiểm soát của các pháp sư, những thầy tu mê tín, những người yêu chuộng bùa chú và nương nhờ vào các thế lực hắc ám đã kiềm tỏa, kiếm soát gắt gao dẫn đến sự mai một của một nền âm nhạc. Kéo theo đó nền văn minh này đã lụi tàn một cách nhanh chóng, được đánh dấu bởi sự chấm dứt , sự sụp đổ một nền chính trị.

Chế độ Phong Kiến ra đời, với chế độ nô lệ và sự kìm hãm âm nhạc hay là sự kìm hãm nhận thức và ngăn chặn suy nghĩ tiến bộ… đã đưa loài người dẫm chân tại chổ trong một thời gian dài. Cho đến thời kỳ phục hưng, với sự khôi phục lại sự hưng thịnh của nghệ thuật La Mã – Hy Lạp, trong đó có âm nhạc và đánh dấu sự ra đời của âm nhạc Classic. Nói đúng đây là những kinh điển của âm nhạc với nhiều phong cách như: Phục Hưng, Baroc, Cổ Điển, Lãng Mạn, Ấn Tượng và Biểu Hiện… Kéo theo nó là sự ra đời của những phát minh khoa học với tầm quan trọng, làm tiền đề cho sự phát triển của khoa học ngày nay, hay như nền văn minh nhân loại sau này.

Sự phát triển và định mức tiêu chuẩn hay xác lập kinh điển cho âm nhạc phát triển mạnh mẽ đến thế kỹ 18, đây có thể nói là thời kỳ thăng hoa lần thứ nhất của âm nhạc với những tên tuổi như Beethoven, Moza… Cùng với âm nhạc, nhân loại bắt đầu bước qua thời kỳ máy móc và công nghiệp…

Thế kỷ 19 đánh dấu cho sự ra đời của nền âm nhạc lãng mạn, sự ra đời này cũng đánh dấu cho sự “thoái trào” của cách mạng tư sản ở Pháp, sự sụp đổ của những hứa hẹn, sự ảo vọng của sự xa rời thực tế, sự cuồng vọng của những tâm hồn… nên âm nhạc giai đoạn này phản ảnh nổi bế tắc, nỗi cô đơn, những nội tâm, những ước vọng… tạo nên dòng nhạc Lãng Mạn. Thời kỳ này là sự xung đột giai cấp, sự xung đột tư tưởng, tôn giáo, sự tái hợp và phân tách các khối trên thế giới, sự tranh dành ảnh hướng, sự thao túng… lúc này nhu cầu cả nhân và tập thể được đẫy lên tới đĩnh của sự xung đột… dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỷ thứ 20. Đĩnh điểm của sự xung đột này là hai cuộc chiến thế giới thứ nhất và thứ hai, mặt tiêu cực của nó làm hủy hoại rất lớn tới con người và văn minh nhân loại, nhưng lại đưa đưa con người bước sang một thời kỳ nhận thức mới, xen kẻ với những nhận thức và mơ ước sai lạc của chủ nghĩa Mác.

Trong giai đoạn này nền âm nhạc ngoài tính lãng mạn thì tính hiện thực phát triển mạnh, sự mô phỏng và diễn tả cuộc sống, những âm thanh mang đậm tính công nghiệp ra đời, các dòng nhạc diễn tả nhịp sống hiện đại và công nghiệp được dịp phát triển mạnh, cái tôi của của nghệ sĩ được đẩy lên tối đa, phá cách nền âm nhạc trước đây, tuy nhiên khuôn mẫu vẫn là nền móng và thu hút nhiều người thưởng thức âm nhạc theo chiều sâu.

Song song với xu hướng hiện thực đó, nền âm nhạc XHCN ra đời, nắm bắt được tâm lý và ước mơ của những người thợ thuyền, công nhân trên đà chán nản, trong họ luôn mơ ước một cuộc sống sung sướng có được do một “tha lực” mang lại, một ước mơ thôi cũng đủ tìm quên nơi cuộc sống. Dòng nhạc này thu hút những người có ước mơ mơ hồ hay ngông cuồng nổi loạn, muốn có một cuộc đổi thay, dựa trên tôn giáo Satang và các phương pháp ma thuật cổ đại, núp dưới bóng ma vô thần, lôi kéo nhiều tầng lớp thưởng thức. Dòng nhạc này có tính kích động Xã Hội, ở nhiều nơi được ngụy trang bởi lòng yêu nước, nấp sau dân tộc tính, ở những quốc gia đa tôn giáo kêu gọi xóa bỏ tôn giáo và những giá trị đạo đức truyền thống, đẩy ham muốn cả nhân lên tột cùng của sự cuồng loạn. Lôi kéo xa rời hiện thực, biến con người thành những cố máy nhưng vẫn mơ hồ vị trí độc tôn trong vũ trụ, tưởng mình là chủ nhân của vũ trụ. Đây là một sự thay đổi âm nhạc theo chiều ngược lại với sự tiến bộ của nhân loại.

Trong xu hướng đó, nền âm nhạc tại Việt Nam cũng không là ngoại lệ, mặc dù có những tiết tấu riêng, phong phú… nhưng những diễn biến và thay đổi, phát triển của nó vẩn không nằm ngoài quy luật chung:

Nền âm nhạc Việt Nam có thể chia theo những giai đoạn như: Âm nhạc đại Hùng Vương, nền âm nhạc Lý Trần, nền âm nhạc thời Lê (tk 15-18), âm nhạc thời Nguyễn như nhã nhạc… trải qua một cuộc thay đổi là một cuộc biến binh, loạn lạc và một chính thể mới ra đời trên dòng nhạc và nền nhạc mới.

Trong thời kỳ Pháp cai trị, và sự nhiễu loạn của các nước ngoại bang, trong tâm tư của người con dân tộc Việt, nhiều bản nhạc thể hiện tình yêu quê hương, dân tộc và giống nòi, niềm khát khao tự do được thể hiện mãnh liệt, ngoài các án thơ ca yêu nước thương dân, nền âm nhạc cũng nở rộ theo chiều hướng này. Dòng nhạc tiền chiến, du ca… ra đời, những bài hát như: Đêm Đông, Đàn Chim Việt, Cõi  mơ…

Sự du nhập văn hóa phương tây và những ưu việt của nền âm nhạc phương này đã đem sức sống mới cho nền âm nhạc Việt Nam, phát triển mạnh cho tới năm 1945 tại miền Bắc và 1975 tại miền Nam. Tại miền Nam đây là thời kỳ có thể gọi là sự phục hưng của nền âm nhạc nước nhà, nhiều dòng nhạc ra đời trong giai đoạn này, xuất hiện nhiều nhạc sĩ, bản nhạc, ca sĩ… đã đem hồn mình vào lời ca tiếng nhạc… dù cho năm tháng qua đi, nhưng những bài ca tiếng hát của họ đã đi vào hồn những người con dân Việt, sức mạnh âm nhạc của giai đoạn này như là một sức bật để đối chọi một cách âm thầm trước sự du nhập một dòng nhạc tối tăm khô cứng: Dòng nhạc cộng sản, hay nhạc đỏ.

Từ năm 1945 đến nay, bầu trời âm nhạc Việt Nam bị bao phủ bởi một nền nhạc tăm tối, một sự hứa hẹn đầy tối tăm, những bản Anh Hùng Ca Về Sự Thất Bại của người sáng tác, những lời ca khô khan và không hồn. Đẩy dòng người đi trong Vô Định. Giai đoạn này nền âm nhạc xa rời thực tiến, viễn cảnh mông lung, không hề mô tả cuộc sống, mô phỏng thiên nhiên, không hề có sự rung động của một cảm xúc thực, không gian âm nhạc vẽn vẹn trong hai chữ “Định Hướng”… Đẫy người sáng tạo và người nghe đi trong vô vọng.

Cũng do “định hướng”, mà những phá cách trong lối mô tả hiện thực, trào lưu âm nhạc hiện thực và lãng mạn bị bót nghẹt, trước sự bùng nổ như vũ báo của thông tin, tưởng rằng nền âm nhạc của Việt Nam sẽ bước lên một bậc cao mới… Nhưng nền móng cũ đã bị phá nát, nên những thay đổi trong dòng nhạc trẻ, sôi động cũng chỉ dừng lại ở những mô tả khô khan và thái quá, chỉ là những âm thanh gào thét, ậm ừ… hay thỉnh thoảng nghe những tiếng nấc mơ hồ…

Tuy nhiên hiện thực và những rung động của thế giới quan, hay sự vận hành của tạo hóa luôn luôn đánh thức những tiềm lực chân chính, niềm khát khao cuộc sống, sự thôi thúc của những âm thanh tự do và thanh thoát luôn luôn ẩn chứa trong những con người tưởng như bình dị nhất. Những bài hát Việt Nam Tôi Đâu, Anh Là Ai của nhạc sĩ Việt Khang đã mở đầu cho một nền âm nhạc mới, một nền nền nhạc đầy sức sống, đầy tính hiện thực, đầy nhân văn… nó thể hiện cái tâm dân tộc, một sự sáng tạo từ trong tâm chân chính, mô phỏng xã hội, sao chiếu con người, nói lên thực trạng, niềm khát khao tự do đích thực…

Bài hát và người sáng tác đã phá tan những ràng buộc định hướng, những khuôn mẫu phi hiện thực… để soi đường phá tan bầu trời đêm âm u trên nền nhạc Việt Nam. Dẫn dắt con người và âm nhạc đi vào lộ trình đúng của nó…

Sự bắt đầu này, kéo theo những sự bắt đầu và tiếp nối khác…đưa âm nhạc Việt Nam đến một sự xung đột mới, và một nền nhạc mới chắc sẽ ra đời vì sự phù hợp và phản ánh những khát vọng của dân tộc, kéo theo sự thay đổi nhận thức của toàn dân Việt. Sự thay đổi này như một lời cảnh báo, một biểu hiện, một dấu hiệu cho sự thay đổi chính trị trong nay mai…

Lý Đông: Trần Văn Huy

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt