CÁC CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TẦU CỘNG VỚI DIỄN BIẾN TRẬN THẾ TẠI BIỂN ĐÔNG

LÝ ĐẠI NGUYÊN

Các cuộc xuống đường biểu tình của thanh niên sinh viên và dân chúng Việt Nam “Chống Tầu Cộng Xâm Lược” tại Hànội và Saigòn, do các trang  mạng tự do phát động, dù cho đây là sự cố ý dàn dựng bởi một phe cánh nào của nhà cầm quyền Hà Nội, để thăm dò phản ứng của công luận Việt Nam, Tầu Cộng và Thế giới, thì đó cũng là một biến cố hiếm hoi trong thế giới cộng sản cai trị. Có thể đó là  phản động lực của Việt Cộng đối với sự hà hiếp quá đáng của Tầu Cộng. Nếu nó có được sự hà hơi tiếp sức của các nuớc ‘thù định’ bên ngoài cho giới cầm quyền Hànội, như bộ máy truyên truyền của Tầu Cộng lên án thì cũng tốt thôi. Nhưng đối với giới trẻ của Việt Nam đây là cơ hội cho họ bày tỏ lòng yêu nước và quyết tâm chống Tầu Cộng cuả mình. Cũng là lúc có dịp tìm hiểu xem nhà cầm quyền Việt Cộng đối phó ra sao với các  cuộc xâm lăng lãnh thổ và lãnh hải của Tầu Cộng. Thực tế thì sau mấy cuộc biểu tình, phát ngôn viên nhà nước đã mạnh miệng hơn với những hành động lấn biển của Tầu Cộng. Kể cả chủ tịch nước, thủ tướng Việt Cộng đã dám tuyên bố: “Cương quyết không để mất một tấc đất nào vào tay nước ngoài”.

Điều đáng kể là Giới Trí Thức phản tỉnh, từng có công hãn mã với chế độ, cũng xuống đường để bày tỏ quyết tâm dứt khoát của mình với sự ‘Xâm Lược của Tầu Cộng’, mà họ biết rõ hơn ai hết rằng: Nếu không có cái đảng Việt Cộng chết tiệt là đồng chí trung  thành với đàn anh Tầu Cộng, sẵn sàng ngoan ngoãn, nhận tiền, nhận chức, nhận ơn huệ để làm tay sai cho Tầu Cộng thì chúng chẳng bao giờ trúng thầu trọn gói được đến 90% các công trình xây dựng nhà máy điện lực, khai thác nguyên nhiên liệu, cho thuê rừng đầu nguồn, để cho người Tầu tự do vào Việt Nam lập ra các phố Tầu, các Thái Ấp, đưa các máy móc phế thải lắp ráp cho Việt Nam, đưa những hàng hóa độc hại tràn ngập, phá hoại nền kinh tế Việt Nam. Nhất là trao luôn ‘Vùng Chiến Lược Quốc Gia’ ở cao nguyên Trung phần cho Tầu Cộng, để chúng thiết lập ‘Tư Lệnh Đài’quân sự, chỉ huy toàn cõi Đông Dương và toàn thể lục điạ Đông Nam Á gồm: Việt, Miên, Lào, Miếnđiện và Tháilan.  Hiện nay Việt Cộng đã lọt vào tay Tầu. Lào và Miên thì Tầu đang đổ tiền vào mua chuộc. Miếnđiện đã nằm trong ảnh hưởng của Tầu. Tháilan thì chính phủ do nữ thủ tướng Yingluck Shinawatra, em ruột của cựu thủ tướng Thaksin bị lật đổ, vừa thắng cử, sắp lên cầm quyền. Được biết gia đình Shinawatra vốn gốc Trunghoa. Thaksin khi đang làm thủ tướng đã về Hoalục ‘nhận tổ quy tông’. Chẳng biết bà em này có giống ông anh, sẵn sàng quy phục Tầu Cộng hay không? Nếu bà ta theo vết chân người anh thì đúng là bất hạnh cho Thái lan và nguy hiểm cho cả khối ASEAN rồi.

Tiếp theo bản tuyên cáo 25/06, giới Trí Thức phản tỉnh ngày 02/07/2011 lại gởi kiến nghị đến bộ ngoại giao Việt Cộng, yêu cầu bộ này cung cấp các thông tin về quan hệ với Tầu Cộng trên hồ sơ Biển Đông, sau khi đặc phái viên Hồ Xuân Sơn của lãnh đạo cao cấp Việt Cộng gặp Đới Bỉnh Quốc, ủy viên Quốc Vụ Viện Tầu Cộng. Yêu cầu làm rõ 3 điểm: “1- Xác định các thông tin do Tân Hoa Xã đã đưa ra rằng: Cả 2 nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trungquốc và Việt Nam”. “2- Yêu cầu cho biết quan điểm về công hàm của ông Phạm Văn Đồng”. “3- Đòi hỏi được thông tin về các thỏa thuận đã đạt được, nếu có, giữa ông Hồ Xuân Sơn và phía Trungquốc”.

Đặc biệt nhất là tại Đại Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Thủ Đô lần thứ 11 diễn ra ở Hànội ngày 06 và 07 tháng 07/2011, quy tụ gần 3.000 hội viên. Hội này, trước nay, vẫn do đảng và nhà nước Việt Cộng quản lý. Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch hội Văn Học Hànội đã có bài phát biểu tựa đề: Văn Học Nghệ Thuật của Lòng Yêu Nước, ông nói: “Tôi nghĩ văn nghệ phải có trách nhiệm, có tình cảm, và phải có sự quan tâm với tình hình đất nước hiện nay và những vấn đề, vụ việc trên biển Đông do Trungquốc gây ra cho Việt Nam. Tôi nghĩ cần phải có một tiếng nói bày tỏ tình cảm của văn nghệ sĩ thủ đô nói chung, và văn nghệ sĩ cả nước, đối với chiến sĩ và đồng bào của mình về Hoàngsa, Trườngsa. Xuất phát từ đó tôi đã viết bài tham luận này”. Bài tham luận  được sự nhiệt liệt vỗ tay ủng hộ của toàn thể đại hội, trước sự hiện diện của Phạm Quang Nghị, ủy viên bộ chính trị, bí thư thành ủy Hànội. Phạm Quang Nghị có bài phát biểu: “Chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục giải quyết tốt vấn đề này bằng sức mạnh chính trị, bằng tiềm lực quân sự, bằng sức mạnh ngoại giao, bằng yếu tố pháp luật, bằng dư luận xã hội trong nước và thế giới. Và phải tổng hợp cả các yếu tố ấy lại chứ không phải chỉ có biện pháp một số người xuống đường mà giải quyết thành công”. Nhưng nếu không có các cuộc xuống đường biểu tình để cho giới trẻ và dân chúng bày tỏ ý chí và lòng yêu nước thì làm gì có sự hưởng ứng của giới Văn Nghệ Sĩ và làm gì cạy được miệng của Phạm Quang Nghị.?

Thế rồi cuộc biểu tình của giới trẻ và đồng bào Hànội lần thứ 6, Chủ Nhật 10/07//11 đã bị công an Hànội giải tán và bắt giữ 13 người gồm cả 3 nhà báo, ‘theo định hướng dư luận’ của Bắckinh đã chỉ thị cho Việt Cộng qua cuộc họp với Hồ Xuân Sơn. Làm cho toàn dân uất hận. Làm cho các tổ chức nhân quyền quốc tế, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới  quyết liệt phản đối. Làm cho công luận trong, ngoài nước và quốc tế nhận rõ bộ mặt bán nước hại dân, ‘hèn với giặc, ác với dân’ của đảng Việt Cộng. Thấy rõ Việt Nam, vì có cái đảng Việt Cộng là đồng chí với Tầu Cộng, nên đã bị Tầu đối xử như một thuộc quốc, còn  với Philippines thì Tầu không thể hiếp đáp, mà còn chẳng dám chấp nhận đề nghị của Phi là để cho Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển phân xử sự tranh chấp và mâu thuẫn chủ quyền tại vùng Biển Đông.

Thực ra Tầu Cộng tự biết là họ đã nhận láo vùng ‘lưỡi bò’ ở biển Đông Nam Á thuộc thềm lục điạ và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia,  Đàiloan, và trên mặt biển, ngoài 12 hải lý thuộc hải phận của các nước trong vùng, đều là hải lộ chiến lược quốc tế. Do đó, Đô đốc Mike Mullen, chủ tịch  hội đồng tham mưu liên quân Hoa Kỳ, trong chuyến công du Trunghoa 4 ngày từ Chủ Nhật 10/07/2011, tại Bắckkinh, ông đã long trọng tuyên bố: “Washington cam kết duy trì sự hiện diện của mình tại Thái Bình Dương bao gồm cả Biển Đông”. Ông cho biết: “Washington và Bắckinh phải cố gắng nhiều hơn nhằm phát triển ‘lòng tin chiến lược’ giữa 2 bên”. Tập Cận Bình phó chủ tịch Tầu Cộng ca ngợi: “Quan hệ đang được cải thiện giữa hai nước, đó là một trong những quan hệ song phương quan trọng nhất của thế giới”. Tướng Trần Bỉnh Đức, tổng tham mưu trưởng Tầu Cộng nói :”Các cuộc tập trận mới đây của Hoa Kỳ với Philippines và Việt Nam cực kỳ không thích hợp vào thời điểm mà Trungquốc có tranh chấp căng thẳng với 2 nước đó”. Rõ ràng là, nếu Hạm Đội Mỹ không thường xuyên có mặt tại Biển Đông thì Tầu Cộng rất dễ nuốt chửng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Phi bất cứ lúc nào. Nhà cầm quyền Hànội hẳn đã nhìn thấy lối ra khỏi tay Tầu Cộng rồi chứ!?

LÝ ĐẠI NGUYÊN – Little Saigon ngày 12/07/2011.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt