Giáo Sư kinh tế Harvard, David Dapice báo nguy kinh tế Việt Nam
Theo nhận xét của Giáo Sư David Dapice, nghiên cứu tình hình kinh tế Việt Nam cho rằng: Con đường kinh tế phía trước của Việt Nam quá nhiều hố sâu và mờ mịt một viễn ảnh đen tối vì cạn đô la trong ngân hàng.
Một vài nét chính trong bài “Vietnam’s spiral of credit and devaluation” tạm dịch: “phá giá và sự trồi sụt tín dụng tại Việt Nam”
Những điểm chính trong bài trên là:
– Đồng tiền Việt Nam mất giá cho nên dân chúng đổ xô mua vàng và đô la, vì thế nhà nước CSVN ra lệnh cấm buôn vàng thẻ và hạn chế rút Đô La.
– Đồng tiền Việt Nam tiếp tục mất giá tính ra có thể là sụt giá 30% (theo giá chợ đen) từ năm 2007 đến nay.
– Tiền trong ngân hàng cạn kiệt chỉ đủ khả năng nhập khẩu hàng hóa chừng 6 tuần.
Những lý do xẩy ra tình trạng tệ hại kinh tế là:
– Kinh tế Việt Nam vẫn là kinh tế quốc doanh chủ đạo, tiêu hao hết các nguồn vốn của quốc dân và phí phạm tài sản quốc gia.
– Thêm vào Việt Nam bây giờ đang là quốc gia có thu nhập trung bình, việc vay nợ nhẹ lãi không còn. Tiền bạc thì đầu tư vào lãnh vực địa ốc kiếm lời nhanh, khỏi đóng thuế ….do đó không ai bỏ tiền mua chứng khóang và bỏ tiền vào ngân hàng.
Đồng Việt Nam (ĐVN) gần đây bị sụt giá là 21,000 đồng VN/USD. Cuối năm 2008, tỷ lệ là 17,000 ĐVN/USD, sự suy giảm 24% trong vòng hai năm. Trên thực tế, sự sụt giá ĐVN cao hơn nhiều “thị trường Tự Do” (giá chợ đen) đổi 22,000 ĐVN/USD, và rất nhiều người muốn đô với giá chợ đen. Như vậy, tỉ lệ sụt giá ĐVN gần 30%. Tiền lời gửi ngân hàng là 15%, vậy thì để an toàn và chắc ăn hơn là để giữ tiền dưới dường nệm còn lợi hơn bỏ tiền vào ngân hàng!
Trong khi các quốc gia Á Châu đang lo ngại về nguồn vốn làm sao cho được mạnh để hỗ trợ cho cho lãnh vực xuất khẩu, thì Việt Nam hình như chẳng quan tâm và hầu như cạn kiệt dự trữ về ngoại hối. Số tiền chính xác về dự trữ cho ngoại hối của Việt Nam không biết chính xác bao nhiêu vì đó là con số bí mật, nhưng có thể số tiền ngoại hối hiện nay chỉ đủ để nhập cảng hàng hóa trong sáu tuần mà thôi. Như vậy chỉ bằng một nữa số tiền dự trữ của một vài năm về trước. Về trái phiếu (bond) bị lún vào thị trường trái phiếu với một viễn ảnh rất thê thảm. Một trong những công ty quốc doanh đóng tàu đứng hàng đầu là Vinashin bị phá sản không đủ sức trả tiền lời cho chủ nợ nước ngoài mặc dù món nợ này được bảo chứng bởi ngân hàng nhà nước. Lạm phát được đề ra là 1%/tháng (tức 12%/năm), nhưng đã tăng vọt 15 đến 20% trong năm vừa rồi. Tại sao một quốc gia được hô hào có một triển vọng tươi sáng, với những con số ghi lại với sự tăng trưởng nhanh chóng hằng năm lại gặp những khó khăn sinh tử như trên?
Có nhiều lý do. Một trong những lý do là chính sách doanh nghiệp quốc doanh đóng vai trò hàng đầu trong phát triển kinh tế. Trong thực tế, điều này có nghĩa là cho nhà nước Cộng Sản Việt Nam độc quyền về đất giá rẻ, tín dụng và những hợp đồng nhà nước trong những sự kết hợp tùy tiện. Trong năm 2004, khoảng một nữa tổng số vốn nhà nước cho vào các công ty quốc doanh, nhưng đem về cho quốc gia chỉ bằng một phần tư (0.25% GDP) tổng sản lượng quốc gia, và đã sa thải hàng trăm ngàn nhân công mất việc làm. Điều này là một sự phá sản lớn vốn đầu tư quốc gia về nhân lực và tài lực là vì đổ tiền vào những dự án cơ sở mập mờ và vội vàng quá tốn kém (dĩ nhiên các dự án này không có kế hoạch rõ ràng đây là thủ thuật để tham nhũng). Đây là một trong những quyết định tệ hại mà lại dễ dàng chọn lựa để vay nợ thấp và kinh phí tài trợ.
Việt Nam đang trở nên quốc gia có mức “thu nhập trung bình”, nhờ đó khó nhận được khoản vay hỗ trợ với lãi xuất thấp. Thêm vào nữa, tín dụng nhà đất trong nước đã phát triển ở mức độ ngạc nhiên là 30% một năm kể từ năm 2000, chỉ số tăng gấp đôi cứ mỗi 30 tháng. Rất nhiều tín dụng này đã có được từ con đường bất động sản, và cho vay để phát triển. Giá đất ở Hà Nội gần đây đã thay đổi rất đắt với giá $10.000/ một mét vuông, cao hơn giá đất tại Bắc Kinh. Đất đai là nguồn đầu tư ưu tiên để “kiếm được tiền” một cách nhanh chóng không ngờ, vì nó không bị đánh thuế. Nó có vẻ an toàn hơn so với các tài khoản ngân hàng với lãi suất kém và thị trường chứng khoán mà hiện nay đã bị mất một nữa so với năm 2007. Tuy nhiên, giá đất đô thị tăng trưởng cao làm lệch lạc sự phát triển ở vùng ngoại ô thành phố và sự thiếu đóng thuế của bất động sản làm cho thành phố thiếu ngân quỷ để đầu tư vào các phương tiên lưu thông như hệ thống xe điện ngầm – một sự cần thiết cho lưu thông vì giá nhà đất cao sẽ tăng thêm những nhà lầu cao tầng để dân có chổ ở điều này sẽ nẩy sinh về sự tắt nghẽn giao thông.
Sự thiếu tin tưởng vào giá trị đồng tiền nói lên “các lỗi và sự thiếu sót” trong việc điều hành cán cân chi phó. Họ dùng tiền mua vàng hoặc USD bất cứ lúc nào họ có thể – Năm 2009, lên đến $9 tỉ USD và có thể cao hơn trong năm 2010. Dự tính phiêu lưu giữ vàng của tư nhân và USD cả hàng chục tỷ đô la. Ưu điểm của việc này là có thêm vốn, nếu chính phủ các chuyên viên nghiên cứu chính sách hợp lý để xây dựng lại niềm tin. Nhược điểm là mọi người đang hoài nghi về sự ổn định của đồng tiền và nhà nước dường như “quên” về lạm phát của nó. Bởi vì một suy giảm tăng trưởng tín dụng sẽ áp lực nhiều nhà phát triển và các ngân hàng mở rộng cho vay nợ với giá đất trên giá tiền thế chấp của nó, tổn thương nhất là sẽ tạo lạm phát. Nói một cách khác, chính ngay người trong nước cũng như ngoại quốc không muốn bỏ vốn đầu tư …
Con đường mù mờ sâu thẳm phía trước mặt. Họ vẫn không thấy lỗ đã đào sâu sâu bao nhiêu, nhưng vẫn tiếp tục đào sâu thêm. Các công ty quốc doanh, ngân hàng không ngừng múa may và họ có ảnh hưởng to lớn. Cơ quan tài chánh cho vay nhẹ lãi IMF với điều kiện thực tế là một chọn lựa. Một khoản vay từ các nước láng giềng châu Á (có thể thông qua các hiệp định bệnh hoạn như Chiang Mai) là một. Những ngày của nhà nước có thể tạo ra tín dụng, sử dụng nó kém và thuyết phục người khác nghi ngờ hơn.
source: http://www.globserver.com/en/press/here-we-go-again-vietnam%E2%80%99s-spiral-credit-and-devaluation