Cách phòng chống các loại tia phóng xạ

Ngày 12/03/2011 thông tin Nhật Bản cho tin la các lò nguyên tử bị rỉ tia phóng xạ đã làm cho khắp nơi lo ngại đến vấn đề sức khỏe và sinh hoạt đời sống. Nhận thức thật đúng đắn về tia phóng xạ sẽ giúp giảm bớt những lo lắng không đáng có.

Một trường hợp bị tia phóng xạ

Các loại tia phóng xạ

Tia bức xạ hạt nhân (hay còn gọi là tia phóng xạ) chủ yếu có 3 loại tia là: tia α, tia β và tia γ.

Tia α có lực xuyên suốt nhỏ, chỉ cần nguồn tia bức xạ không vào trong cơ thể thì ảnh hưởng sẽ không lớn. Con đường chính để vào cơ thể là qua đường hô hấp và thức ăn và qua các vết thương.

Tia β có độ xuyên suốt nằm ở giữa tia α và γ, dễ bị lớp tế bào biểu bì da hấp thụ, gây ra tổn thương  bức xạ ở các lớp mô tế bào. Vì thế, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các vật nhiễm phóng xạ và khi cần thiết nên áp dụng biện pháp che chắn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ này.

Độ xuyên suốt của tia γ là mạnh nhất, có thể xuyên cơ thể và các vật liệu xây dựng, có tầm ảnh hưởng rộng nhất.

Nguy hại của tia phóng xạ đối với cơ thể

Tia phóng xạ có thể gây ra các triệu chứng sau: mệt mỏi, đau đầu hoa mắt, mất ngủ, da mẫn đỏ, lở loét, xuất huyết, rụng tóc, bệnh máu trắng, nôn mửa, đau bụng đi ngoài… Do tế bào bạch cầu không ngừng hạ thấp, thậm chí còn tăng thêm tỉ lệ phát bệnh ung thư, các bệnh di truyền và quái thai. Nếu lượng tia phóng xạ chiếu vào trên 50ge thì có thể gây tổn thương não, người bị nhiễm sẽ tử vong trong vòng 2 ngày.

Dân văn phòng nếu bị tia bức xạ hạt nhân chiếu vào trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh bức xạ mãn tính. Nếu bị tia bức xạ chiếu vào từng vùng của cơ thể sẽ làm cho da tổn thương mãn tính, gây trở ngại cho việc tạo máu….

Trẻ em và thai nhi rất nhạy cảm đối với tia bức xạ và có thể nói là thuộc nhóm bị ảnh hưởng nặng nhất. Do cơ thể trẻ đang phát triển, các tế bào có khả năng tự khôi phục và vì thế nguy cơ xuất hiện tế bào lỗi càng lớn.

Trước khi có thai nếu tiếp xúc với tia phóng xạ thì sẽ làm tăng tỉ lệ thai chết lưu. Khi các bộ phận trong cơ thể thai nhi đang hình thành mà tiếp xúc với tia phóng xạ thì có thể làm tăng tỉ lệ dị dạng, bị bệnh ung thư máu nếu chào đời và nhiều trường hợp tử vong ngay sau khi chào đời.

Biện pháp đề phòng

Chủ yếu  có 3 cách:

– Hạn chế tối đa xuất hiện dưới ánh mặt trời;

– Làm tăng khoảng cách với nguồn bức xạ;

– Sử dụng các biện pháp bảo vệ bằng các vật liệu như nhôm, bê tông cốt thép và nước.

Có thuốc ngừa nhiễm xạ?

Dùng thuốc này dưới sự hướng dẫn của Bác SĩTrước thông tin người dân ở nhiều nước như Mỹ, Nga, Hàn Quốc… đổ xô đi mua thuốc potassium iodide nhằm phòng ngừa nhiễm các chất phóng xạ, tại Việt Nam đã có hiện tượng nhờ người thân hay tìm mua thuốc này trên Internet.

Tuy nhiên, Potassium iodide không thể phòng ngừa phóng xạ

Trong thông báo mới đây, tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã lên tiếng cảnh báo an toàn về việc người dân tự ý dùng thuốc potassium iodide và tình trạng mua bán tràn lan qua internet , vì nhiều khả năng những viên thuốc đó chưa được cấp phép.

WHO cho biết, potassium iodide không phải là chất giải độc phóng xạ, càng không phải là loại thuốc thích hợp sử dụng cho mọi người. Potassium iodide cũng không thể phòng ngừa phóng xạ bên ngoài, không thể phòng ngừa nguy hại của các iốt phóng xạ. Cơ quan này nhấn mạnh, người dân chỉ nên dùng thuốc khi có sự hướng dẫn rõ ràng của cơ quan y tế.

Theo PGS,TS.Dược  Nguyễn Hữu Đức, giảng viên chính bộ môn dược, đại học Y dược TP.HCM, cho đến nay chưa có tài liệu chính thống nào cho rằng potassium iodide có thể phòng chống được nhiễm phóng xạ. DS Đức cho biết, các chất phóng xạ khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây nguy cơ ung thư và ảnh hưởng đến các bộ phận xương (66%), thận (8%), gan (16%). Một số thử nghiệm với uranium (nguyên tố kim loại, màu bạc, có tính phóng xạ, nhiên liệu chủ yếu trong sản xuất điện hạt nhân. Khi đốt lên sinh ra một số chất độc hại như iốt, xêzi…PV) trên súc vật cho thấy, những loài bị nhiễm liều cao đã đưa đến rối loạn chức năng sinh sản, vô tinh trùng và gây tổn thương tinh hoàn. Tình trạng này có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, nếu sự phơi nhiễm ở liều thấp thì không ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.

Cũng theo DS Đức, một khi cơ thể bị nhiễm phóng xạ, bệnh nhân có thể sử dụng một số chất chống nhiễm độc như: pan creatic dornase (loại thuốc giúp loãng đàm, nếu uống sẽ giúp bệnh nhân ho mạnh, tống chất độc ra ngoài), hay các loại triton, Tween 90… Hoặc như thuốc Edta khi hấp thụ vào cơ thể sẽ liên kết các chất phóng xạ, nhanh chóng đào thải chúng ra ngoài, “Các thuốc này không được bán ngoài thị trường và chỉ được sử dụng tại các khoa hồi sức – chống độc trong bệnh viện khi có sự cần thiết. Bác sĩ chuyên khoa chính là người thực hiện những điều này cho bệnh nhân”, DS Đức nói.

Chớ xao động bởi tin đồn

Ghi nhận từ một số diễn đàn Internet cho thấy nhiều người Việt Nam vẫn còn lờ mờ trước tác dụng của potassium iodide. Có người cho rằng thuốc có tác dụng phòng ngừa nhiễm xạ. Người khác lại đinh ninh thuốc có khả năng giải độc, đào thải phóng xạ. Thậm chí có người còn đánh đồng potassium iodide là loại muối iốt, nên cứ việc ăn nhiều muối iốt sẽ giúp phòng tránh nhiễm xạ.

Theo DS Đức, loại chất có trong thuốc potassium iodide đúng là có thể tìm thấy trong muối iốt ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ngay cả việc sử dụng loại muối ăn này, mọi người cũng chỉ được dùng một hàm lượng iốt rất nhỏ. Nếu dùng quá nhiều và thường xuyên, loại chất này có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ như rối loạn tuyến giáp. Đặc biệt với những bệnh nhân bị bệnh cường giáp càng không nên dùng muối hoặc các chất có chứa iốt. Phụ nữ có thai và trẻ em khi sử dụng iốt cũng đều phải có sự hướng dẫn, cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Cũng theo DS Đức, khuyến cáo được công nhận hiệu quả nhất hiện nay là khi có những sự cố liên quan đến phóng xạ, người dân nên di tản xa nhà máy khoảng hai mươi cây số và nên trú ẩn ở trong nhà, “Đây là cách phòng ngừa chủ yếu nhất bởi chưa có một loại thuốc hay chất nào có thể phòng ngừa tình trạng nhiễm phóng xạ. Vì vậy việc đổ xô mua potassium iodide không chỉ gây phung phí tiền bạc, mà còn khiến không ít người hoang mang, lo sợ. Điều đáng nói hơn, chúng ta cần dập tắt các tin đồn phát tán phóng xạ đang lan truyền trên mạng để giữ ổn tinh thần của người dân. Mọi người cũng nên tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin, chớ xao động bởi tin đồn”, DS Đức nhấn mạnh.

Ăn gì để phòng nhiễm xạ từ sinh hoạt hằng ngày?

Không chỉ các thảm họa hạt nhân mới khiến con người bị nhiễm xạ mà các tia xạ vẫn luôn hiện diện trong cuộc sống hằng ngày, từ quá trình xạ trị trị ung thư đến phóng xạ phát ra từ các đồ dùng trong nhà, thiết bị y tế….

Nguồn phóng xạ trong cuộc sống hàng ngày:

– Các tia xạ từ các máy móc trị liệu trong bệnh viện như máy chụp X quang…

– Các mặt đá tự nhiên dùng trang trí trong gia đình…

– Các loại máy vi tính, máy fax, máy in…

Thực phẩm nên ăn

các thức ăn chống nhiễm xạ

Nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C và protein như cà rốt, giá đỗ, cà chua, thịt nạc, gan động vật… Các thực phẩm hàm chứa hàm lượng I-ốt cao như: rong biển, tảo tía hoặc các loại rau có màu tím cũng có tác dụng phòng trừ phóng xạ.

Nên thường xuyên uống trà xanh. Đồng thời cũng có thể uống rượu vang để nâng cao khả năng chống oxy hóa cho cơ thể.

Không nên ăn các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, nên tăng cường các thực phẩm có dầu thực vật. Trong đó, axit oleic có thể tăng cường chức năng tái tạo máu, giúp phòng chống các tác hại của tia xạ.

Cần tăng lượng cung cấp muối vô cơ (chủ yếu là muối ăn) cho cơ thể, nhờ đó làm tăng lượng nước nạp vào cơ thể khiến các chất độc hại theo nước tiểu, phân được bài thải ra ngoài. Từ đó làm giảm tác hại của tia xạ với cơ thể.

Đảm bảo cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. Việc tăng cường lượng vitamin rất có lợi cho việc phòng tránh nhiễm xạ và hồi phục cơ thể sau khi bị tổn thương. Vitamin K làm giảm tình trạng mất máu;  vitamin PP giảm cảm giác buồn nôn, nôn mửa; vitamin C thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào máu bởi vậy, nên ăn nhiều các thực phẩm như: mật ong, rong biển, bắp cải, cà rốt, kỳ tử…

Thường xuyên ăn thực phẩm cay để điều động hệ thống miễn dịch toàn cơ thể, còn có thể bảo vệ DNA của tế bào làm cho nó không bị hư hỏng vì tia phóng xạ.

Trước khi bị nhiễm phóng xạ hoặc vừa bị nhiễm phóng xạ trong thời gian ngắn, Kali clorua có thể giúp giảm thấp nguy cơ mắc bệnh ung thư, tuy nhiên phải sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sỹ.

3 yếu tố giúp giảm nhiễm xạ

Ba yếu tố cần nhớ để giảm liều bức xạ nhiễm vào cơ thể là khoảng cách, mức độ che chắn và thời gian.

Khoảng cách: Hãy ở càng xa nguồn phóng xạ càng tốt. Nếu có lệnh sơ tán, cần đóng kín cửa ô tô, lỗ thông hơi, sử dụng không khí tuần hòan. Đổ đầy xăng và kiểm tra động cơ xe bởi vì khi thảm họa xả ra, các máy bơm xăng sẽ bị vô hiệu hóa.

Mức độ bảo vệ khỏi nhiễm xạ thấp nhất khi ở ngoài trời, và tốt nhất là ở dưới hầm ngầm

Sự che chắn. Ở trong nhà kín khi vụ nổ diễn ra sẽ tốt hơn. Càng nhiều “lá chắn” như tường hay đất sẽ càng giúp hạn chế nhiễm chất phóng xạ. Lý tưởng nhất là ở tầng hầm dưới lòng đất. Bạn cũng nên bịt kín các cửa thông khí, cửa ra vào, cửa sổ, điều hòa không khí, ống khói…

Giữ thực phẩm trong hộp kín hoặc trong tủ lạnh (mặc dù tủ lạnh rất khó vận hành khi thảm họa xảy ra). Mọi thực phẩm cần được rửa sạch trước khi cất vào các hộp đựng.

Nếu nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với bức xạ: Cởi quần áo, giày dép cho chúng vào túi nhựa. Dán nhãn cảnh báo và vứt chúng ra khỏi nhà. Tắm rửa kỹ dưới vòi sen.

Thời gian: Phóng xạ giảm theo thời gian, do đó tránh đi ra ngoài càng lâu càng tốt. Bụi phóng xạ phóng xạ gây ra mối đe dọa lớn nhất trong hai tuần đầu tiên. Sau đó, mức độ đe dọa sẽ chỉ còn 1% so với khi vụ nổ xảy ra.

Ngoài muối thì một chiếc đài cát-xét chạy pin sẽ rất cần thiết vì nó sẽ cung cấp những hướng dẫn để có hành động phù hợp nhất vào từng thời điểm.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt