Hôm 18/08 Tô Lâm sang thăm Trung Cộng đầu tiên…

Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng Vương Nghi đón Tô Lâm tại máy bay

Sáng 18/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) Tô Lâm và vợ Ngô Phương Ly cùng đoàn cán bộ CSVN đã tới Quảng Đông, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước với Trung Cộng.

Tùy tùng với Tô làm có những tên trong Bộ Chính Trị (BCT) đảng CSVN gồm: Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Đỗ Văn Chiến, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia HCM kiêm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Công an CSVN Lương Tam Quang (mới lên Ủy Viên BCT 2 ngày)

Ngoài ra còn có những tên không thuộc BCT cũng được đi theo gồm: Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, Bộ Trưởng Ngoại Giao Bùi Thanh Sơn, Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, cùng một số cầm đầu các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương và Đại sứ nhà nước CSVN tại Trung Cộng.

Có nhiều người hỏi rằng vì sao Tô Lâm sang thăm Trung Cộng một cách vội vàng đến thế?

Tô Lâm lên làm Tổng Bí Thư đảng CSVN vào ngày 3/8. Đúng nửa tháng sau, ngày 18/08, Tổng Tô vội vàng sang chầu Bắc Kinh điều này khá hấp tấp, nó không đạt tiêu chuẩn thời gian để chuẩn bị cho cuộc viếng thăm cấp quốc gia! Thông thường những chuyến thăm cấp quốc  gia phải chuẩn bị trước ít nhất là vài tháng.

Cái gì cũng có nguyên nhân của nó, sở dĩ có chuyện thăm vội này là Tô Lâm cần viếng Bắc Kinh trước để làm yên lòng đàn anh Tập Cận Bình. Vì Tô Lâm dự kiến tham dự phiên họp Liên Hiệp Quốc tại New York với tư cách là chủ tịch nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào hai ngày 22 và 23 tháng 9 năm 2024 để hội thảo về việc giải quyết những khó khăn và thiếu sót quan trọng trong việc quản trị toàn cầu do những biến cố trên thế giới gây ra gần đây. Tại New York, Tô Lâm sẽ gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Cho nên Tô Lâm vội vàng sang thăm Bắc Kinh vào 18-20/08 này là nhằm để trấn an Bắc Kinh về bất kỳ một bước tiến triển nào trong quan hệ Việt-Mỹ”.

Chương trình thăm Bắc Kinh của Tổng Tô:

Tô Lâm sắp xếp chương trình viếng thăm Trung Cộng sẽ gặp Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, Thủ tướng Trung Cộng Lý Cường, Chủ Tịch Quốc Hội Trung Cộng (Ủy viên trưởng Nhân đại Toàn quốc Trung Cộng) Triệu Lạc Tế và Chủ tịch Chính hiệp Trung Cộng Vương Hỗ Ninh. Tô Lâm cũng nhân chuyến thăm này để xây dựng mối liên hệ cá nhân với Tập Cận Bình mà một Tổng Bí Thư đảng CSVN lên ngôi hơi khác thường so với các đời Tổng Bí Thư CSVN trước đây!

Tập Cận Bình và vợ Bành Lệ Viện (trái) đón chào Tô Lâm và vợ là  Ngô Phương Ly (phải) tại Bắc Kinh ngày 18/08/2024 (Ảnh: internet)

Có gì liên quan đến chuyện Biển Đông không? Chờ xem.

Một nguồn tin đáng tin cậy xin giấu tên từ Việt Nam cho biết khi Tô Lâm còn là chủ tịch chứ chưa lên làm Tổng Bí Thư đảng CSVN, họ Tô đã đến gặp Đại Sứ của Trung Cộng là Hùng Ba vào ngày 11/6 ở Hà Nội và đề cập đến vấn đề Biển Đông.

Khi gặp Hùng Ba, Tô Lâm nhấn mạnh hai bên cần “kiểm soát và giải quyết tốt hơn những bất đồng trên Biển Đông cũng như tôn trọng các quyền chính đáng của nhau, tích cực tìm kiếm biện pháp xử lý thỏa đáng phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982” điều này trong trang website BBC cũng có tin tương tự.

Sự việc tại sao có một máy bay không người lái của Trung Cộng xâm phạm thềm lục địa Việt Nam?

Vào hai ngày ngày 2/8 và 7/8, theo thông tin từ Global Defense News, Newsweek và Reuters cho biết máy bay không người lái có tên là Wing-Loong 10 (WZ-10) của Trung Cộng đã bay từ Hải Nam xuống sát bờ biển trong vùng EEZ của Việt Nam. Có thể đây là hành động mà Trung Cộng thường lập lại đó là “hù dọa” vì Việt Nam tuyên bố sẽ tập trận Hải Quân chung với Philippines trên Biển Đông.

Từ lâu, Trung Cộng hứa rằng sẽ có một hiệp ước ứng xử trên Biển Đông gọi là COC (Code of Conduct), nhưng hơn 20 năm qua chỉ là lời hứa suông, không bao giờ Trung Cộng nghiêm chỉnh đàm phán để có kết quả COC. Sự hứa hẹn kéo dài từ năm này sang tháng khác để Trung Cộng tìm cơ hội làm những điều phi pháp với mục đích xâm lăng lãnh hải của các nước láng giềng trên Biển Đông. Rõ ràng hàng chục năm qua, Trung Cộng liên tục điều động tàu nghiên cứu đáy biển, tàu khảo sát, tàu đánh cá trá hình (du kích biển), theo sau là các tàu hải giám to lớn bảo vệ, thường đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Philippines… như chỗ không người. 

Máy bay không người lái của Trung Cộng bay từ Hải Nam vi phạm vùng Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) của Việt Nam (đường màu xanh và đỏ là đường bay)

Một điểm quan trọng cần chú ý Việt Nam “chọn bạn mà chơi”:

Ai cũng cho rằng Việt Nam bị kẹt giữa Trung Cộng và Mỹ, điều đó không sai, nhưng sai ở chỗ là lãnh đạo Việt Nam muốn làm tôi tớ cho Trung Cộng để dựa thế nắm quyền cai trị tại Việt Nam. Hãy làm một phép tính đơn giản để thấy lời lỗ như thế nào khi Việt Nam đi với Mỹ và Trung Cộng? 

1) Năm 2022, Trung Cộng có tổng số kim ngạch giao thương với Việt Nam là $143,7 tỉ USD (1). Việt Nam nhập khẩu hàng Trung Cộng là $138 tỷ USD, xuất khẩu sang Trung Cộng 58,7 tỷ USD. Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Cộng là 79,3 (138-58,7) tỷ USD. Như vậy giao thương với Trung Cộng Việt Nam bị lỗ 79,3 tỷ USD.
2) Cùng năm 2022, giao thương với Mỹ có tổng số kim ngạch là $142,6 tỷ USD (2). Việt Nam mua hàng của Mỹ là là $13,8 tỷ USD và bán hàng sang Mỹ là 128,4 tỷ USD. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam là $114,6 (128,4 – 13,8) tỷ USD. Như vậy giao thương với Mỹ, Việt Nam có được tiền bỏ túi $114,6 tỷ USD.

Đó là những con số biết nói dựa trên những tài liệu “giao dịch thương mại” đáng tin cậy, giải thích cho chúng ta biết làm bạn với ai có lợi cho dân tộc. Xin đừng hoang tưởng về chủ nghĩa Cộng Sản!

Lê Hoành Sơn

Hoa Kỳ,  ngày 18 tháng 8 năm  2024


(1) https://oec.world/en/profile/bilateral-country/chn/partner/vnm
(2) https://ustr.gov/countries-regions/southeast-asia-pacific/vietnam

 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt