Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị viếng thăm Hoa Kỳ, chuyện gì xẩy ra?

Lời người post: Như những bài trước đây đăng trên trang nhà https://vietquoc.org đã đưa ra những nhận định về cuộc xung đột hiện nay giữa Trung Cộng – Hòa Kỳ như hai link dưới đây
Henry Kissinger tái xuất tại Bắc Kinh
Cuộc chiến Mỹ-Trung như thế nào?
Qua nội dung hai bài bình luận trên, cho chúng ta nhìn ra được tình trạng xung đột Mỹ-Trung hiện nay… hai bên sẽ ngồi lại và thảo luận với nhau, chứ lúc này chưa có thể xảy ra chiến tranh mặc dù đã xem nhau như kẻ thù! Dường như những nhận định đó đã ló dạng để chứng minh như hôm 26 tháng 10, 2023, Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị đến Washington để gặp ngoại trường Hoa Kỳ Antony Blinken và Cố vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan trong mấy ngày để bàn nhiều chuyện bí mật, nhưng chuyện chính vẫn là chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh của Joe Biden-Tập Cận Bình bên lề Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC tại San Francisco vào giữ tháng tới, và có thể có một cuộc thăm viếng cấp quốc gia sau đó. Khi hai bên chịu ngồi xuống để nói chuyện với nhau thì mọi chuyện sẽ tạm thời được giải quyết (settle down).

Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng Vương Nghị (Trái) và Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa kỳ Antony Blinken (Phải) (Ảnh; từ video website https://video.state.gov/)

Dưới đây là tin tức về Vương Nghị thăm Washington DC trong những ngày qua.

WASHINGTON, ngày 27 tháng 10 (Reuters) – Hoa Kỳ và Trung Cộng đã đồng ý hợp tác hướng tới một hội nghị thượng đỉnh giữa tổng thống Joe Biden và Tập Cận Bình vào tháng tới, các giới chức Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Sáu, sau nhiều giờ gặp gỡ giữa Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị và các giới chức ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ ở Washington DC.

Chuyến thăm đầu tiên của ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị đến tới Washington từ năm 2018. Lần này, các giới chức Mỹ cho biết các cuộc gặp của Vương Nghị với Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố Vấn An Ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan kéo dài hai ngày với tổng cộng là chín giờ, mô tả những tương tác lần này là “thẳng thắn và sâu sắc”.
Các phụ tá hàng đầu của Joe Biden có mặt trong buổi họp nêu lên những mối lo ngại chính phía Washington:
1) Sự cần thiết phải phục hoạt các đường dây nóng quân sự giữa hai nước,
2) Các hành động của Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, Đài Loan,
3) Nhân quyền và chất fentanyl
4) Các trường hợp công dân Mỹ bị giam giữ ở Trung Cộng.

Giới chức ngoại giao Hoa Kỳ cho biết những “trao đổi thẳng thắn” giữa hai ngoại trưởng Antony Blinken và Vương Nghị về xung đột đang nổ ra ở Trung Đông. Lĩnh vực quan trọng dường như cho thấy một số động lực tích cực là cuộc gặp dự kiến giữa Biden và Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào tháng tới tại San Francisco.

Một giới chức cao cấp chính quyền Hoa Kỳ được giấu tên nói với các phóng viên báo chí rằng: “Chúng tôi đang chuẩn bị cho một cuộc họp như vậy”, và “Rõ ràng, các nhà lãnh đạo Trung Cộng thường xác nhận công khai rất gần với chuyến đi, vì vậy tôi sẽ để phía Trung Cộng tìm hiểu xem liệu họ có đưa ra thông báo đó hay không và khi nào đưa ra?”

Bộ Ngoại Gao Trung Cộng đưa thông cáo:

Theo một tuyên bố ngắn gọn từ Bộ Ngoại Giao Trung Cộng, Vương Nghị nói với Biden rằng mục tiêu chuyến thăm của ông là giúp “ngăn chặn sự suy giảm” trong quan hệ Mỹ-Trung “để mắt đến San Francisco”, mà không đưa thêm bất kỳ chi tiết nào.

Thông báo của Bộ Ngoại Giao về các cuộc gặp của Vương Nghị với Antony Blinken và Sullivan nói rằng “hai bên đã đồng ý hợp tác cùng nhau để đạt được cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia ở San Francisco”.

“Trung Cộng coi trọng hy vọng của phía Mỹ trong việc ổn định và cải thiện sư quan hệ của Mỹ-Trung”, Vương Nghị được dẫn lời nói trong cuộc gặp ngắn với TT Joe Biden.

Chính quyền Joe Biden nhận thấy sự tham gia trực tiếp ở cấp lãnh đạo cao nhất với Tập Cận Bỉnh là đặc biệt rất quan trọng trong việc giải quyết những căng thẳng và tìm cách ngăn chặn các mối quan hệ chuyển sang xung đột.

Quan chức Mỹ cho biết: “Phần quan trọng là có một cuộc gặp gỡ của hai nhà lãnh đạo ngồi lại với nhau và có những cuộc trò chuyện sâu rộng về mục đích chiến lược”.

Hôm thứ Năm ngày 26/10, Ngoại trưởng Vương Nghị nói với Antony Blinken rằng hai nước có những bất đồng và cần đối thoại “sâu sắc” và “toàn diện” để giảm bớt hiểu lầm và ổn định quan hệ. Vương nói: “Chúng ta không chỉ nên nối lại đối thoại mà cuộc đối thoại còn phải sâu sắc và toàn diện”.

Chuyến thăm ba ngày của Vương Nghị (26, 27 và 28 tháng 10 năm 2023) diễn ra sau một loạt các cam kết ngoại giao song phương trong những tháng gần đây, phần lớn là theo yêu cầu của Mỹ, nhằm cứu vãn mối quan hệ đang xấu đi nhanh chóng vào đầu năm sau khi Mỹ bắn rơi một khinh khí cầu được cho là do thám của Trung Cộng.

Nhưng một số người Hoa Kỳ đã đặt câu hỏi liệu các chuyến thăm chính thức của các nhân vật trong nội các Hoa Kỳ tới Bắc Kinh trong sáu tháng qua, bao gồm cả chuyến thăm của Bộ Trưởng Ngoại Giao Blinken, Bộ Trưởng Tài Chính Janet Yellen và Bộ Trưởng Thương Mại Gina Raimondo, có lợi cho Bắc Kinh hay không?

Các chuyến đi của Yellen và Raimondo đã dẫn tới việc thành lập các nhóm công tác kinh tế và thương mại song phương mới, mà các nhà phê bình lo ngại những điều này sẽ chỉ khiến Mỹ rời xa, trì hoãn các biện pháp trừng phạt, kiểm soát xuất khẩu và các biện pháp rộng hơn nhằm tăng cường cạnh tranh của Mỹ-Trung.

Các giới chức Mỹ khẳng định rằng việc tăng cường ngoại giao không có nghĩa là nới lỏng chính sách.

Quan tâm về Trung Đông

Xung đột Israel-Hamas đã tạo thêm động lực mới cho mối quan hệ đầy thử thách giữa các siêu cường. Washington đang hy vọng Bắc Kinh có thể sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Iran để ngăn chặn sự leo thang thành một cuộc chiến rộng lớn hơn ở Trung Đông. Các giới chức Hoa Kỳ cho biết vấn đề này được thường xuyên đề cập trong các cuộc gặp với Vương Nghị nhưng không biết liệu Washington có thể thuyết phục được Bắc Kinh cam kết sử dụng ảnh hưởng của mình để kiềm chế Iran không nhảy vào vòng chiến làm cho cuộc chiến lan rộng hay không ?!

Một giới chức cao cấp khác trong chính quyền Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình hình và thúc ép Trung Cộng thực hiện cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn, và điều đó tất nhiên sẽ bao gồm cả việc họ cam kết với lãnh đạo Iran để thúc giục hãy giữ bình tĩnh”.

Trung Cộng đã lên án bạo lực và tấn công dân thường trong cuộc xung đột, và mặc dù Vương Nghị tuyên bố hành động của Israel “vượt quá phạm vi tự vệ” nhưng ông không nêu tên Hamas trong lời phát biểu của mình.

Một giới chức thứ hai cho biết Ngoại trưởng Antony Blinken nêu lên mối lo ngại của Mỹ về các hành động gần đây của Trung Cộng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, bao gồm cả “sự cản trở nguy hiểm và bất hợp pháp” đối với sứ mệnh tiếp tế của Philippines tới Bãi cạn Second Thomas ở Biển Đông và hành động ngăn chặn không an toàn của máy bay Trung Cộng ngăn chặn trước đầu của một máy bay Mỹ.

Theo tin Reuters

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt