Nền Hoà Bình Vĩnh Cửu Xây Dựng Trên Tự Do

TNS John McCain

Nền Hoà Bình Vĩnh Cửu Xây Dựng Trên Tự Do của Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà John McCain, trong Tạp Chí Foreign Affairs số ra Tháng 11 & 12/2007. Hiện nay TNS John McCain là ứng viên của đảng Cộng Hoà Hoa Kỳ sẽ ra tranh cử Tổng Thống của Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2009-2013.
Trong bài An Enduring Peace Build on Freedoom (Nền Hoà Bình Vĩnh Cửu Xây Dựng Trên Tự Do) ông nhấn mạnh đó là An Ninh Tương Lai của Hoa kỳ (Securing America’s Future). Toàn bộ bài này TNS John McCain nói lên chính sách của ông đối với nhiều vần đề quan trọng của Hoa Kỳ. Ông sẽ thực hiện nếu ông được chọn làm Tổng Thống.
Chúng ta nên theo theo giỏi về ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ suy nghĩ như thế nào, để người Mỹ gốc Việt chọn lá phiếu và để những người đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ thấy chiều hướng của TNS John McCain.

Nền Hoà Bình Vĩnh Cửu Xây Dựng Trên Tự Do

John McCain

Dịch giả: Lê Văn Xương

Ngay từ lúc bình minh của nền Cộng Hòa, người Mỹ tin tưởng rằng: quốc gia chúng ta được thành lập với một sứ mạng, chúng ta, như lời Alexander Hamilton đã nói, là những người có một sứ mệnh cao cả. Từ cuộc cách mạng Mỹ đến chiến tranh lạnh, người Mỹ hiểu rõ rằng trách nhiệm của họ là phục vụ cho mục tiêu cao cả ấy hơn là quyền lợi riêng tư của mình. Giữ vững niềm tin đời đời cũng như các nguyên tắc phổ quát đã được đề ra trong bản tuyên ngôn độc lập; bằng cách giải quyết các đe dọa đối với sự tồn vong của đất nước chúng ta cũng như cách sống của chúng ta và nắm lấy các vận hội lịch sử, nước Mỹ đã làm thế giới thay đổi.

Trách nhiệm của thế hệ này bây giờ là bảo tồn và củng cố niềm tin của thế giới vào quốc gia chúng ta cũng như các nguyên tắc của chúng ta. Tổng Thống Harry Truman đã nói về nước Mỹ “Thượng Đế sinh ra chúng ta, đặt chúng ta vào vị trí quyền lực hiện nay và làm gia tăng sức mạnh ấy với một số mục tiêu cao cả”. Ở thời điểm ấy, mục tiêu lớn là tạo dựng một cấu trúc hòa bình và thịnh vượng nhằm cung hiến một hành lang an toàn cho cuộc chiến tranh lạnh. Đối diện với các nguy hiểm mới và các vận hội mới, Tổng Thống kế tiếp của chúng ta cần được ủy nhiệm để xây dựng một nền hòa bình lâu bền trên trái đất này dựa trên căn bản của tự do, an ninh, cơ hội, sung mãn và hy vọng.

Nước Mỹ cần một Tổng Thống có thể tiếp sinh lực cho các mục tiêu của quốc gia, đứng vững trước thế giới, đánh bại khủng bố hiện đang đe dọa tự do ở trong nước và hải ngoại và xây dựng một nền hòa bình lâu bền. Hiện có quá nhiều công việc cần làm. Cuộc chiến của chúng ta ở Irak và Afghanistan đã tiêu tốn xương máu và tài nguyên của chúng ta theo cách mà chúng ta thấy là ít hiệu dụng. Tổng Thống tới cần hợp nhất các quốc gia trên thế giới trên mẫu số chung mà chỉ Hoa Kỳ có thể làm được mà thôi. Hiện không có thời gian để tập dượt trong cương vị này. Với nguy hiểm hiện nay, đất nước không thể để bị đắm chìm vào nỗi khó chịu, bấp bênh và thiếu trách nhiệm như thời kỳ sau chiến tranh Việt Nam được. Tổng Thống kế của nước Mỹ phải chuẩn bị để lãnh đạo nước Mỹ và thế giới tới chiến thắng, nắm bắt lấy cơ hội chưa hề xẩy ra trước đây về tự do và về sự sung mãn của thế giới hôm nay nhằm xây dựng một nền hòa bình sẽ tồn tại hàng thế kỷ.

CHIẾN THẮNG KHỦNG BỐ:

Chiến thắng chủ nghĩa khủng bố cực đoan hồi giáo là một thách đố với an ninh quốc gia vào lúc này. Irak là mặt trận trung tâm, theo như Tự Lệnh chiến trường là tướng David Petraeus và theo kẻ thù của chúng ta bao gồm cả nhóm lãnh đạo Al Queda.

Các quản trị sai lầm và thất bại trong mấy năm qua ở Irak đã để lộ cho thấy nước Mỹ chỉ đi vào chiến tranh với đầy đủ quân số hữu hiệu với sự uyển chuyển cùng với sự hiểu biết thấu đáo về một kế hoạch dẫn đến thành công, chúng ta đã không làm như vậy ở Irak nên quốc gia ta và nhân dân Irak đã phải trả một cái giá nào đó. Chỉ sau bốn năm tham chiến chúng ta mới tìm thấy một chiến lược chống khủng bố bằng vào biện pháp tăng quân số đủ để chúng ta có thể uyển chuyển trong việc đặt đến một sự thành công. Chúng ta không thể trở về với 4 năm đã qua, bây giờ chỉ một trách nhiệm hành động đối với bất cứ ứng cử viên Tổng Thống nào là nhìn về phía trước và đề ra một chiến lược thích hợp cho Irak để bảo vệ quyền lợi của quốc gia.

đã bày tỏ qua lá phiếu và là một lời mời gọi Iran thống trị Chừng nào chúng ta thành công ở Iraq mà tôi tin rằng chúng ta có thể. Chúng ta phải thành công. Hệ lụy của sự thất bại là khôn lường: đó là sự mất mát lịch sử vào tay nhóm cực đoan Hồi giáo, các nhóm này, sau khi quật ngã Liên Xô ở Afghnistan và Hoa Kỳ ở Iraq, sẽ tin tưởng rằng thế giới sẽ đi theo hướng của chúng và chả có gì là không thể thực hiện được cả. Sự thất bại tại một quốc gia ở trung tâm điểm của Trung Đông sẽ tạo một thiên đàng cho khủng bố, một cuộc nội chiến sẽ mau chóng mở rộng thành một cuộc tranh chấp cấp vùng có thể dẫn đến diệt chủng và một sự chấm dứt quyết liệt đối với viễn ảnh về một quốc gia Iraq dân chủ hiện đại mà theo đó đại đa số nhân dân IraqIraq, toàn vùng và hơn thế nữa.

Chừng nào mà sự thành công ở Iraq đến gần hoặc có thể xa hơn trong các tháng tới thì quả thực là Iraq vẫn là vấn đề trọng tâm đối với vị Tổng Thống sắp tới của nước Mỹ. Các ứng cử viên Dân chủ đã hứa hẹn rút quân Mỹ, chấm dứt chiến tranh bằng quyết định của Quốc hội mà không thèm đếm xỉa gì đến các hậu quả. Các quyết định như vậy được lập căn trên làn gió chính trị tại quốc hội hơn là thực tiễn của tình hình, chắc chắn sẽ dẫn đến sự tàn phá khủng khiếp. Chiến sự ở Iraq không thể gạt qua một bên được và một tính toán sai lầm lịch sử sẽ dẫn đến thất bại không phải chỉ đối với một hành pháp này hay một đảng nọ được. Đây là cuộc chiến của nước Mỹ và hệ lụy của nó ảnh hưởng đến mọi người Mỹ trong các năm sắp tới.

Điều này giải thích lý do tại sao tôi liên tục ủng hộ nỗ lực nhằm đạt đến chiến thắng ở Iraq, đồng thời chống đối chiến lược rút quân vô điều kiện mà không có một kế hoạch B, theo đó sự thất bại là tất yếu xẩy ra sẽ dẫn đến hàng loạt các khó khăn lớn lao khác.

Những gì xẩy ra ở Iraq sẽ ảnh hưởng ngay đến Afghanistan. Một số tiến bộ đã đạt được ở Afghanistan: hơn 2 triệu người tị nạn đã trở về nước, các phúc lợi cho nhân dân Afghanistan đã được cải thiện rõ rệt, cuộc bầu cử lịch sử đã tiến hành hồi 2004 trước sự trỗi dậy của Taliban nhằm cố đưa nước Afghanistan trở về với thời kỳ trước 9/11 như là an toàn khu của chủ nghĩa khủng bố để từ đó mở rộng trên qui mô toàn cầu, các cam kết của chúng ta với Afghanistan phải bao gồm việc tăng quân số NATO ở đấy, chấm dứt các giới hạn đặt ra các qui định khi nào và bằng cách nào lực lượng ấy mới được tham chiến, mở rộng việc huấn luyện và trang bị cho quân đội Afghanistan, sát cánh lâu dài với lực lượng NATO để làm cho quân đội ấy ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, đa bộ tộc hơn và bố trí một cách có ý nghĩa, thêm nhiều huấn luyện viên cảnh sát người nước ngoài. Cần phải đặt các lực lượng chính trị kém cỏi hiện nay trong nỗ lực cải cách luật pháp, tái thiết, có quản trị và chống tham nhũng.

Thành công ở Afghanistan là đòn quyết liệt nhằm chấm dứt các hoạt động của nhóm Al Queda, nhưng thành công ở nước láng diềng Pakistan cũng sinh tử chẳng kém. Chúng ta cần tiếp tục làm việc với Tổng Thống Pervez Musharraf nhằm hủy diệt các nhóm Taliban và Al Queda đã lập căn cứ tại Pakistan. Các nhóm ấy vẫn có các an toàn khu ở đây và cao trào Taliban hóa xã hội Pakistan đang tấn tới. Nước Mỹ cần giúp đỡ nước Pakistan chống lại các nhóm cực đoan này bằng vào các cam kết lâu dài. Điều đó có nghĩa là: làm gia tăng sức mạnh của Pakistan chống lại các an toàn khu của các nhóm cực đoan, đem các trẻ em đến trường học, dứt các em ấy ra khỏi các trường đạo cực đoan, ủng hộ những người Pakistan ôn hòa.

Nỗ lực chống khủng bố của chúng ta không thể bị giới hạn đối với các nhóm vô quốc gia hoạt động ở các an toàn khu của chúng. Iran là quốc gia chính chứa chấp khủng bố vẫn tìm kiếm cơ hội sở đắc vũ khí nguyên tử và các phương tiện nhằm đưa các vũ khí ấy đến mục tiêu, khi có vũ khí nguyên tử, Iran sẽ trở nên hung hãn hơn và có thể bảo trợ khủng bố chống lại bất cứ thế lực nào kể cả Hoa Kỳ và Israel, thậm chí có thể chuyển giao nguyên liệu hạch nhân cho các nhóm khủng bố. Tổng Thống kế tiếp phải đối đầu với đe dọa trực diện này bằng vào việc gia tăng các biện pháp cấm vận về chính trị và kinh tế nặng nề hơn nữa. Nếu Liên Hiệp Quốc không có ý định hành động, Hoa Kỳ phải lãnh đạo nhóm các quốc gia đồng tâm cảm áp đặt một cuộc trừng phạt đa phương hữu hiệu như hạn chế xuất khẩu đến Iran xăng dầu đã tinh lọc. Hoa Kỳ và Đồng Minh cần gia tăng các nỗ lực trừng phạt riêng bằng vào chiến dịch chống đầu tư để cô lập và làm cho chế độ ở Iran ngày càng trở nên không còn tính hợp pháp nữa, chính sách ấy đã dẫn đến nhiều sự chống đối bên trong Iran. Biện pháp quân sự tuy không phải là sự lựa chọn vào lúc này nhưng phải luôn luôn ở trên bàn: Teheran phải hiểu rằng họ không thể thắng thế giới được.

Đồng thời trước sự đe dọa liên tục nhắm vào Israel từ Iran, Hezbolla, Hamas … Tổng Thống kế vị cần tiếp tục yểm trợ Israel kể cả việc cung cấp cho Israel các trang bị quân sự và kỹ thuật cần thiết để bảo đảm rằng Israel tiếp tục duy trì sức mạnh về quân sự . Cuộc bàn luận lâu dài giữa Israel và Palestine vẫn phải coi là ưu tiên nhưng mục tiêu phải là hòa bình chân thực và Hamas phải bị cô lập ngay cả khi Hoa Kỳ cam kết lâu dài cho một giải pháp rốt ráo cho vấn đề này.

Đánh bại khủng bố là vấn đề sinh tử đối với nước Mỹ nhưng vấn đề quan trọng là ngăn ngừa thế hệ mới lớn tham gia phòng trào. Là một Tổng Thống tôi sẽ huy động toàn diện từ kinh tế, chính trị, ngại giao, luật pháp và học thuyết theo cách của chúng ta nhằm trợ giúp cho những người Hồi Giáo ôn hòa, cao trào nữ quyền, lãnh tụ nghiệp đoàn, luật gia, nhà báo, thầy giáo, giáo sĩ bao dung và nhiều người khác nữa. Tất cả người ấy đều chống lại việc tài trợ cho các nhóm khủng bố cực đoan đang xé nát xã hội Hồi giáo nói chung. Chính quyền do tôi lãnh đạo cùng với các đồng minh sẽ giúp đỡ các quốc gia hồi giáo hình thành một khối Hồi giáo cởi mở và bao dung. Và chúng ta sẽ mở ra một trào lưu hi vọng và một cơ hội kinh tế bằng cách thiết lập một vùng tự do mậu dịch trải dài từ Morocco đến Afghanistan dành cho mọi quốc gia nào không tiếp tay cho khủng bố.

BẢO VỆ NỘI ĐỊA:

Năm 1947, chính quyền Truman đã thực hiện một loạt cải cách liên quan đến chính sách đối ngoại của quốc gia cũng như các cơ quan tình báo nhằm đáp ứng với cuộc chiến tranh lạnh. Hôm nay, chúng ta cần làm như vậy để đáp ứng với các thách đố của thế kỷ 21. Quân lực của ta đã bị trải quá mỏng và thiếu tài nguyên, là một Tổng Thống, tôi sẽ tăng quân số lục quân và thủy quân lục chiến ở mức độ hiện nay là 750.000 lên 900.000. Việc tuyển mộ đòi hỏi thời gian nhưng dự án này cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

Tăng quân số đòi hỏi tăng quân cụ nhằm bù đắp các thiệt hại đã qua và hiện đại hóa. Chúng ta có thể chuyển hướng từng phần các khoản đầu tư gia tăng thêm bằng cách cắt bỏ các chi tiêu phung phí. Nhưng chúng ta có thể chi tiêu thêm cho quốc phòng hiện nay chỉ ở mức dưới 4% của tổng sản lượng quốc gia thấp rất xa so với cuộc chiến tranh lạnh. Chúng ta cần thực hiện các cuộc chuyển hóa lực lượng quân sự nhằm chiến đấu với các kẻ thù chưa định hình.

Nước Mỹ không phải chỉ cần thêm chiến binh mà cần thêm các chiến binh có đủ kỹ năng cần thiết để giúp đỡ các chính quyền thân hữu cũng như lực lượng an ninh của họ nhằm chống lại kẻ thù chung của con người. Tôi sẽ cho lập đội cố vấn lục quân với 20.000 quân nhân nhằm sát cánh với các lực lượng quân sự của các quốc gia khác, tôi sẽ tăng quân số để lực lượng đặc biệt có thể tham gia các chiến dịch, các lực lượng dân sự vụ, cảnh sát quân sự và quân báo. Chúng ta cũng cần lực lượng cảnh sát dân sự tham gia huấn luyện lực lượng cảnh sát tại các quốc gia khác nhằm bảo toàn luật pháp và trật tự nơi mà chính quyền quốc gia ấy có thể bị đe dọa tan rã.

Bây giờ hiểu biết về văn hóa các quốc gia khác không phải để làm kiểng mà là một đòi hỏi chiến lược. Là Tổng Thống tôi sẽ đẩy mạnh chương trình đào tạo các nhân viên dân sự lẫn quân sự trở thành lão luyện về các ngôn ngữ, Ả Rập, Tầu, tiếng Farsi và tiếng Pashto. Sinh viên tại các quân trường được đòi hỏi phải nghiên cứu về hải ngoại. Tôi sẽ mở rộng chương trình đào tạo các sĩ quan cho các lãnh vực quốc ngoại, thiết lập một bộ phận chuyên nghiệp về hỏi cung mang tính chiến lược nhằm thu thập các sự hiểu biết mấu chốt về những kẻ bị bắt thông qua kỹ thuật tâm lý hiện đại thay vì phải dùng các kỹ thuật hỏi cung có tính chiến thuật hiện bị công ước Geneve cấm đoán.

Tôi sẽ thiết lập một cơ quan khác phỏng theo cách thức đã hình thành tổ chức OSS (phòng công tác chiến lược). Tổ chức OSS tân thời này bao gồm các chuyên viên về chiến tranh phi quy ước, dân sự vụ, chiến tranh tâm lý nhân viên công tác chìm và chuyên viên về nhân chủng học, nhân viên quảng cáo và các giáo sĩ trong và ngoài chính quyền. Giống như tổ chức OSS tiên phong nhóm mới lập nhỏ, nhanh lẹ hơn, hoàn toàn có khả năng hoạt động như một cơ quan nhằm đập tan khủng bố trên toàn thế giới và các trang mạng của chúng. Ta thấy sự nguy hiểm của guồng máy thư lại hiện nay khi gửi các nhân viên chìm xâm nhập mà không có lấy một sự bao che nào về mặt ngoại giao tại các quốc gia và tổ chức khủng bố nên guồng máy thư lại ấy ít dám giữ lấy vị trí trung tâm trong việc tạo dựng lại các quốc gia đã bị thất bại.

Khi tăng cường quân lực, chúng ta phải nâng cao khả năng của nhân viên dân sự. Là Tổng Thống, tôi sẽ cổ vũ và phát triển khả năng tái thiết được thực hiện bởi dân sự sau mỗi chiến dịch quân sự nhằm xây dựng các nền tảng vững chắc về chính trị và kinh tế cho thời bình. Để phối hợp tốt hơn giữa quân sự và dân sự, tôi sẽ yêu cầu Quốc hội, như đạo luật Goldwater Nichols năm 1986 cho phép nhân viên dân sự hoạt động bên trong các lực lượng quân sự. Đạo luật mới sẽ cho phép các nhân viên dân sự và quân sự cùng tham gia huấn luyện và làm việc chung với nhau trong kế hoạch tái thiết sau chiến tranh.

Chúng ta phải làm hồi sinh chính sách ngoại giao công cộng. Năm 1998, chính quyền Bill Clinton và quốc hội đã sai lầm khi giải tán cơ quan thông tin Hoa Kỳ và chuyển các hoạt động ngoại giao công cộng sang Bộ Ngoại Giao. Điều này cần được coi như một sự đơn phương giải giới trong một cuộc chiến về các ý kiến. Tôi sẽ làm việc với Quốc Hội nhằm hình thành một cơ quan mới độc lập nhằm chuyển các thông điệp của Hoa Kỳ đến cho thế giới như là một bộ phận cốt yếu đánh lại Hồi Giáo cực đoan và khôi phục hình ảnh của nước Mỹ trước thế giới.

THỐNG NHẤT CÁC QUỐC GIA DÂN CHỦ TRÊN THẾ GIỚI:

Tổ chức của chúng ta và các thành viên phải được quốc tế hóa trước các thách thức mà chúng ta đối đầu. Hôm nay quân Mỹ sát cánh với quân Anh, Canada, Hòa Lan, Lithuani, Ba Lan, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ tại Afghanistan trong khuôn khổ Liên Minh Nato. Các lực lượng ấy cũng hoạt động song hành với quân Úc, Nhật, Tân Tây Lan, Phi và Triều Tiên, tất cả đều là các quốc gia dân chủ đồng minh hoặc liên kết với Mỹ. Nhưng các lực lượng ấy chưa phải là từng bộ phận trong một cấu trúc thuần nhất họ không thể hợp tác chung trong hệ thống đồng bộ nhằm phát triển các chiến lược kinh tế và ngoại giao nhằm đáp ứng với các thách đố chung.

NATO đề ra giải pháp là hình thành liên minh giữa các đồng minh với các nền dân chủ chính yếu tại Á Châu và các nơi khác. Chúng ta cần tiến mạnh hơn bằng cách lập ra một tổ chức các quốc gia dân chủ. Một liên minh dân chủ Toàn cầu. Điều này khác với dự án hình thành Hội Quốc Liên dưới thời Tổng Thống Woodrow Wilson. Thay vào đó nó giống như những gì mà Tổng Thống Theodore Roosevelt dự kiến “các quốc gia đồng tâm thức hợp nhất nhằm kiến tạo hòa bình và tự do”. Tổ chức này sẽ hành động nếu Liên Hiệp Quốc thất bại nhằm khôi phục lại sự sống ở những vùng khốn khổ như Darfur, chống HIV Aids ở Sahara, đề ra các chính sách chống lại cuộc khủng hoảng môi sinh, cung cấp cơ hội thương mại cho những ai đi theo con đường tự do trong kinh tế và chính trị và thực hiện các biện pháp cần thiết đối với các vùng chưa đạt đến trình độ chung.

Liên minh Dân chủ này không trùng lấp với Liên Hiệp Quốc hoặc các tổ chức quốc tế khác nhưng là bổ sung bằng vào việc cung cấp các sự hiểu biết tiến bộ7 về chính trị và về đạo đức cho các vùng ấy. Bằng cách gia tăng áp lực với chế độ tàn bạo ở Miến Điện (đổi thành Myanmar năm 1989) hoặc tại Zimbabwe, thống nhất trong việc áp đặt trừng phạt Iran, cung cấp các hỗ trợ cho nền dân chủ ở Serbia và Ukraina. Liên minh dân chủ sẽ là lực lượng kiến tạo dân chủ duy nhất. Nếu là Tổng Thống trong năm đầu tại chức, tôi sẽ kêu gọi một cuộc họp thượng đỉnh các nền dân chủ trên thế giới nhằm tìm kiếm các bước cần thiết để thực hiện dự kiến này như Hoa Kỳ đã lãnh đạo việc xây dựng NATO 60 năm trước đây.

HỒI SINH LIÊN MINH XUYÊN ĐẠI TÂY DƯƠNG:

Nước Mỹ không một mình tạo chiến thắng trong chiến tranh lạnh, Liên minh xuyên Đại Tây Dương làm việc ấy cùng các thành viên trên khắp thế giới, chúng ta chia sẻ với Âu Châu về mặt lịch sử về giá trị và về lợi ích chung; tiếc thay chúng ta cứ cãi lộn hoài. Là Tổng Thống ưu tiên hàng đầu của tôi là làm hồi sinh Liên minh xuyên Đại Tây Dương.

Nước Mỹ hoan nghênh một Âu Châu trỗi dậy trong mạnh mẽ và tự tin. Tương lai của Liên minh Xuyên Đại Tây Dương nằm ở chỗ phải giải quyết các thách đố trong thế kỷ 21 trên phạm vi toàn cầu, phát triển một chính sách năng lượng chung, thiết lập một thị trường chung xuyên Đại Tậy Dương nhằm liên kết chặt chẽ hơn nữa các nền kinh tế của chúng ta lại với nhau và định chế hóa các hợp tác của chúng ta về các vấn đề như khí hậu thay đổi, ngoại viện và cổ võ cho dân chủ.

15 năm qua, người Nga lật đổ chế độ Cộng sản và dường như muốn hướng về dân chủ và kinh tế thị trường và liên kết với phương tây. Hôm nay chúng ta nhìn thấy nước Nga tước bỏ tự do chính trị, lãnh đạo bởi nhóm cựu sĩ quan tình báo, nỗ lực thống trị lân bang như Georgia và có ý đồ thao túng Âu Châu qua việc lệ thuộc của Âu Châu vào dầu thô và khí đốt. Chúng ta cần một kế sách mới đối với nước Nga đòi trả thù. Chúng ta cần nghĩ đến việc điều chỉnh lại khối G8 như là một câu lạc bộ bao gồm các quốc gia tiên tiến hàng đầu về dân chủ và về thị trường tự do bao gồm cả Brasil và Ấn Độ trong đó nhưng loại trừ Nga. Chả nên bao dung với nước Nga đang tống tiền thế giới bằng nguyên tử và bằng cách tấn công mạng điện toán, Phương Tây nói rõ rằng tình huynh đệ NATO, từ Baltic đến Hắc hải là không thể chia cắt và cánh cửa vẫn mở đối với những ai cam kết về dân chủ để bảo đảm tự do. Chúng ta cần tăng cường các chương trình yểm trợ tự do, cai trị thông qua luật pháp tại Nga và tư cách hội viên dành cho Nga vẫn để ngỏ nếu nước Nga muốn như vậy, nhưng chỉ khi nào người Nga tỏ rõ cam kết hành động có trách nhiệm trước các vấn đề quốc tế và quốc nội.

Rộng hơn nữa, Hoa Kỳ cần làm tái sinh tinh thần huynh đệ dân chủ đã thống nhất phương tây trong chiến tranh lạnh, chúng ta không thể xây dựng nền hòa bình lâu dài dựa trên tự do chỉ của chúng ta không thôi. Chúng ta cần lắng nghe các đồng minh dân chủ khác. Dù là một siêu cường ta không thể làm bất cứ điều gì ta muốn kể cả khi giả định là ta có đủ sự chính đáng, sự hiểu biết và tài nguyên để làm việc ấy. Khi vững tin vào các hành động quốc tế, dù là quân sự, chính trị hay ngoại giao, ta cần giãi bày với các đồng minh rằng: chúng ta đúng. “Lãnh đạo tốt, nước Mỹ phải là đồng minh tốt”.

HƯỚNG VỀ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG:

Sức mạnh trên thế giới đang chuyển về phương Đông, Á Châu Thái Bình Dương đang lên. Nếu giữ vững vùng này của thế giới, thế kỷ này sẽ trở nên an hòa hơn cho cả Mỹ và Á Châu, cả sung túc lẫn tự do.

Á Châu đã đạt được các bước tiến nhẩy vọt trong các thập kỳ qua, thành quả kinh tế là rất rõ nét, điều ít được biết đến là tại Á Châu nhiều người được sống trong dân chủ hơn nhiều vùng khác trên thế giới. Cựu Thủ tướng Nhật đã nói: “vành đai dân chủ và thịnh vượng” trải dài ở Á châu, Thủ Tướng Ấn Độ đã gọi Dân Chủ Tự Do là trật tự tự nhiên về xã hội và về tổ chức chính trị trong thế giới hiện đại. Á Châu đang tiến đến gần gũi nhau hơn qua các thỏa hiệp về thương mại và an ninh giữa từng quốc gia với các quốc gia khác.

Bắc Triều Tin toàn trị và xã hội băng hoại đi ngược lại chiều hướng này. Chả có gì rõ ràng là Bắc Triều Tiên có thực lòng đến đâu trong việc giải giới hạch tâm, kiểm chứng các nguyên liệu hạch tâm cũng như các cơ sở hạch tâm, hai bước cần thiết cần đạt được trước khi một thỏa hiệp chung cuộc được ký kết. Cuộc bàn luận trong tương lai cần nhắm vào các chương trình vũ khí đạn đạo, bắt cóc dân Nhật và việc Bắc Triều Tiên yểm trợ khủng bố và việc chuyển giao kỹ thuật hạch tâm.

Cuộc bàn luận chính yếu về vấn đề này và các thách đố khác đẩy Á Châu đến chỗ cần gia tăng hợp tác với các đồng minh của chúng ta. Mấu chốt vẫn là sự cam kết của chúng ta. Tôi hoan nghênh Nhật bản trong vai trò lãnh đạo quốc tế và là cường quốc thế giới, trân trọng các giá trị dựa trên dân chủ của xứ này và yểm trợ Nhật bản trở thành một thành viên thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Là một Tổng Thống tôi sẽ theo sát với tất cả cẩn trọng về liên minh rất vững chắc với Úc, quân Úc đang sát cánh với Nam Hàn qua hợp tác về kinh tế và an ninh và tôi sẽ đẩy mạnh gắn bó với Ấn Độ.

Ở Đông Nam Á, tôi sẽ tăng tiến các đối tác với Indonesia, tiếp tục mở rộng hợp tác quân sự với Mã Lai, Phi, Singapore và Việt Nam trong khi không ngừng cổ vũ cho dân chủ nhằm đánh bại khủng bố, tội ác và ma túy, chấm dứt hẳn việc lạm dụng quyền con người ở Miến Điện. Hoa Kỳ sẽ tham gia mạnh hơn vào các tổ chức thuộc vùng Á Châu bao gồm tổ chức các quốc gia Đông Nam Á. Là Tổng Thống tôi sẽ tìm kiếm sự định chế hóa hiệp hội an ninh 4 nước dân chủ chính ở Á Châu là Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Một Trung Hoa đang lên là thách thức chính yếu đối với vị Tổng Thống sắp tới. Sư sung mãn mới ở Trung Hoa đã giúp nhiều người thoát khỏi nghèo khó nhanh hơn bất kỳ thời kỳ nào trong lịch sử loài người. Khi Trung Hoa tìm thấy sức mạnh mới họ phải mặc nhiên nhìn nhận trách nhiệm của họ như là một đối tác kinh tế có trách nhiệm bằng sự trong sáng qua việc điều hành các công ty, bảo đảm an toàn cho các sản phẩm xuất khẩu, để tiền tệ được thị trường định giá, theo đuổi chính sách môi sinh thích hợp và chấm dứt cách thức tìm kiếm năng lượng như chỉ có một mình Trung Hoa mà thôi.

Trung Hoa vẫn lớn tiếng nói là: họ phát triển trong hòa bình nhưng chẳng thể giải thích được tại sao họ lại tăng cường quân lực. Khi Trung Hoa đóng tiềm thủy đĩnh, gia tăng hàng trăm oanh tạc cơ, tối tân hóa kho vũ khí hạch tâm và hỏa tiễn, thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh. Hoa Kỳ phải tự hỏi về ý đồ sau các hành động khiêu khích ấy. Khi Trung Hoa đe dọa nền dân chủ ở Đài Loan bằng khối lượng khổng lồ hỏa tiễn và các vũ khí khác, Hoa Kỳ phải ghi nhận. Khi Trung Hoa kết thân về kinh tế và chính trị với các quốc gia hung đồ như Miến Điện, Sudan, Zimbabwe các căng thẳng gia tăng. Khi Trung Hoa đề nghị một diễn đàn hợp tác kinh tế nhằm gạt Hoa Kỳ ra khỏi Á Châu, “nước Mỹ sẽ hành động”.

Tầu và Mỹ không có số mệnh phải đối đầu, hai phía có quá nhiều quyền lợi trùng lắp. Mối quan hệ Mỹ Tầu sẽ lợi ích cho cả hai bên, cho cả Á Châu Thái Bình Dương và cả thế giới nhưng chỉ khi nào Trung Hoa hướng về tự do chính trị, mối quan hệ hiện nay như thế chỉ là làm ăn trong đoản kỳ chứ không phải là cùng chia sẻ các giá trị chung.

Hoa Kỳ sẽ thiết lập các định chuẩn cho việc tự do thương mại ở Á Châu, bổ sung cho các thỏa hiệp tự do mậu dịch với Mã Lai và Thái Lan, thực hiện toàn diện thỏa hiệp tự do mậu dịch với Nam Triều Tiên, định chế hóa các quan hệ kinh tế với Ấn Độ và Indonesia cũng như các thỏa hiệp đã có với Úc và Singapore như là những nỗ lực đầy tham vọng nhằm tự do hóa nền thương mại trong vùng Á Châu.

Tự do hóa thương mại sẽ có lợi cho cả Á Châu và Mỹ.

XÂY DỰNG HÒA BÌNH VÀ THỊNH VƯỢNG TẠI NAM BÁN CẦU:

Tổng Thống John F. Kennedy đã mô tả Nam Mỹ là chỗ dựa vững chắc và là bạn cố tri, hợp nhất lại bằng lịch sử, kinh nghiệm và bằng sự khẳng định về sự thăng tiến các giá trị của văn minh Châu Mỹ, cho nên Nam Mỹ là đối tác tất yếu của chúng ta nhưng Hoa Kỳ đã không mấy chú trọng đến khu vực này nên đã làm sói mòn mối quan hệ với Nam Mỹ. Chúng ta cần đẩy mạnh hợp tác với Mexico trong việc kiểm soát di dân lậu, đánh bại các nhóm buôn ma túy. Với Brasil nước đã cung cấp sự lãnh đạo cho lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc ở Haiti như một chuẩn mực của an ninh cấp vùng. Hành pháp do tôi lãnh đạo sẽ dành cho các nền dân chủ lớn ở Nam Mỹ một tiếng nói có trọng lượng trong Liên minh dân chủ. Tiếng nói của các quốc gia ấy đã bị bỏ lơ tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Chúng ta cần làm việc chung nhằm chống lại luận điệu tuyên truyền mị dân đang đe dọa đến sự sung mãn và an ninh trong vùng. Hugo Chavez đã gỡ bỏ nền dân chủ bằng cách giới hạn vai trò của nghị viên, tòa án, truyền thông, công đoàn và doanh nghiệp tư; chế độ ấy đang tiếp thu các trang bị quân sự hiện đại và muốn lập một trục toàn cầu chống Mỹ. Chính quyền do tôi lãnh đạo sẽ tìm cách hạn chế tối đa các ảnh hưởng hung ác này và cũng chuẩn bị ngay tức khắc cho việc chuyển đổi Cuba sang chế độ dân chủ thông qua kế hoạch hợp tác giữa vùng này với các thành viên Âu Châu nhằm chuẩn bị cho một Cuba hậu Castro, tình hình nay đã chín mùi cho các thay đổi mau lẹ khi dân Cuba phải sống quá lâu dưới ách độc tài hà khắc. Chúng ta cần lập vùng mậu dịch tự do Trung Mỹ bằng cách thông qua các thỏa hiệp thương mại với Colombia, Panama, Peru để tiến tới việc hình thành khu tự do mậu dịch toàn Châu Mỹ.

GIÚP CHÂU PHI TÁI SINH:

Vấn đề của Châu Phi phổ biến là nghèo khó, tham nhũng, bệnh tật và bất ổn. Các quốc gia trong vùng rất ít trao đổi bàn luận với nhau. Chính quyền do tôi lãnh đạo sẽ tìm kiếm một sự cam kết về chính trị, kinh tế và an ninh với các quốc gia thân hữu trong vùng. Tự mình các quốc gia Châu Phi không thể giải quyết được các vấn nạn của họ nếu thiếu sự trợ giúp từ bên ngoài nhằm giải quyết các vấn đề ấy tận gốc rễ, như vấn đề HIV/AIDS chẳng hạn Châu Phi không đủ tài nguyên và phương tiện. Tôi đặt ra mục tiêu là chấm dứt bệnh sốt rét hiện chiếm hàng đầu trong số tử vong nơi trẻ dưới 5 tuổi. Thêm vào đó ta cần cứu vãn hàng triệu sinh linh đang sống nghèo khó nhất thế giới. Những chiến dịch như vậy sẽ làm cải thiện hình ảnh của nước Mỹ trước thế giới. Bằng vào nhiều nỗ lực khác nhau như khuyến khích thương mại và đầu tư sẽ giúp cho Châu Phi tái sinh để người ở lục địa này có thể tự đạt đến các mục tiêu của mình.

NGĂN NGỪA LAN TRÀN VŨ KHÍ HẠCH TÂM:

Thỏa hiệp cấm phổ biến nguyên tử bị đổ vỡ chỉ vì những ngộ nhận rằng kỹ thuật nguyên tử có thể phổ biến mà không dẫn đến việc sở đắc vũ khí nguyên tử. Tổng Thống kế của nước Mỹ cần triệu tập một hội nghị quốc tế bao gồm các cường quốc hạch nhân chính không muốn nhìn thấy thế giớ này đầy dẫy các quốc gia sở đắc vũ khí hạch tâm, với nghị trình 3 điểm như sau:

Thứ Nhất: Các quốc gia không muốn sở đắc vũ khí nguyên tử có quyền tiếp cận kỹ thuật hạch tâm nhưng phải qua duyệt xét.

Thứ Hai: Khi có chứng cớ vi phạm thỏa ước cấm vũ khí hạch tâm (NPT) thì quyền ấy bị thu hồi thay vì bằng cách bỏ phiếu ở Hội Đồng quản trị của cơ quan nguyên tử năng quốc tế như hiện nay thì quyền chấm dứt các trợ giúp các kỹ thuật hạch tâm đối với các quốc gia không bảo đảm an toàn là tự động.

Thứ Ba: Ngân sách của IAEA cơ quan nguyên tử năng quốc tế là 130 triệu như hiện nay cần được gia tăng để cơ quan ấy có đủ phương tiện làm việc.

AN TOÀN NĂNG LƯỢNG VÀ BẢO VỆ MÔI SINH:

Hoa Kỳ quá lệ thuộc vào năng lượng ở bên ngoài. Hoa Kỳ tiêu thụ 25% nhu cầu về dầu thô toàn cầu trong khi chỉ sở đắc không quá 3% trữ lượng toàn cầu. Hầu hết trữ lượng dầu nằm ở vùng vịnh Ba Tư hiện nằm trong tay các chế độ độc tài hoặc sở hữu nhà nước. Khủng bố biết yếu huyệt của chúng ta nên chúng đã dự mưu ôm bom tự sát nhắm vào xưởng lọc dầu ở Saudi vào tháng 2 năm 2006, nếu thành công giá dầu trên thế giới sẽ bị đẩy lên 150 US/thùng . Chúng ta chuyển sự giầu có sang cho vùng Trung Đông thông qua việc nhập dầu sẽ nuôi dưỡng nhóm khủng bố. Càng đốt dầu trái đất càng nóng lên và làm hại môi sinh. Chiến lược về dầu khí của tôi hướng đến việc độc lập về dầu khí đối với Trung Đông và rằng chúng ta không muốn bị tổn thương vì các bất ổn chính trị tại đấy. Chiến lược này bao gồm ứng dụng kỹ thuật mới nhằm gia tăng hiệu năng xử dụng và tinh lọc dầu, buộc phải tiết chế, xây dựng thị trường hướng đến việc khuyến khích việc phát triển các dạng năng lượng khác như xe hybrid và mở rộng việc tái sinh năng lượng. Như vậy ta phải gia tăng trên qui mô lớn các nhà máy điện nguyên tử, các dạng năng lượng không gây ô nhiễm. Khi đặt đúng hướng các nhà khoa học, công nghiệp và công nhân của ta có đầy đủ khả năng dẫn đạo thế giới trong việc thực hiện mục tiêu an toàn năng lượng. Cho họ một vận hội họ sẽ làm.

CHUẨN BỊ ĐỂ LÃNH ĐẠO:

Là Tổng Thống, tôi sẽ làm cho nước Mỹ nắm vững vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21 như là trọng tâm của cam kết đối với các vấn đề quốc tế. Hôm nay đây từ Singapore đến Nam Phi nhiều người hơn bao giờ hết đã tôn vinh hệ thống tư bản tự do trong khuôn mẫu của kinh tế độc lập với nền văn hóa của các vận hội của chúng ta. Nhiều người Mỹ nhìn toàn cầu hóa hoặc sự trỗi dậy của các nền kinh tế lớn khác như Trung Hoa, Ấn Độ như là một đe dọa. Chúng ta sẽ cải cách lại giáo dục và đào tạo sao cho hữu hiệu hơn nhằm giúp cho lực lượng công nhân tìm kiếm các công việc mới trong thương mại cũng như trong các phát kiến mới nhưng chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh thị trường tự do, điều đó là sinh tử đối với sự sung mãn của nước Mỹ. Nước Mỹ cần tiến sâu vào nền kinh tế tự do toàn cầu vì các sản phẩm và dịch vụ của chúng ta là tối ưu và bởi vì nước ta mạnh nhờ biết hướng về nền kinh tế tự do trên qui mô toàn cầu; hãy xem đầu tư ngoại quốc vào Mỹ với các doanh nghiệp mới được thành lập bởi các di dân có kỹ năng. Nước Mỹ vững tin rằng thế giới với kinh tế và chính trị tự do sẽ củng cố vai trò lãnh đạo thế giới của chúng ta thông qua việc cổ vũ các giá trị và sự sung mãn của chúng ta. Thống nhất với bằng hữu và đồng minh dựa trên sự sung mãn chung, là Tổng Thống tôi sẽ kiên quyết cổ vũ cho tự do thương mại toàn cầu tại tổ chức mậu dịch thế giới và mở rộng các thỏa hiệp tự do mậu dịch với các quốc gia bằng hữu ở mọi châu lục.

Sự lãnh đạo của nước Mỹ đã giúp cho thế giới trở nên an toàn hơn, giầu có hơn và tự do hơn như chưa từng xẩy ra trước đây Hình thức lãnh đạo duy nhất – chống lại đế quốc – cho chúng ta có đầy đủ chính nghĩa, điều đó mạnh hơn bất cứ thứ vũ khí nào khác. Chúng ta giầu có về con người và tài nguyên nhưng còn giầu có hơn nữa vì lý tưởng và kiến thức và các phương tiện để thực hiện các điều ấy. Phải hôm nay đây nhiều nơi trên thế giới đang ra sức thách đố chúng ta về điều mà ta đang làm và nghi ngờ về ý định của ta. Thăm dò cho thấy nước Mỹ hiện nay ít được ưa chuộng hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử của ta và được coi là chỉ biết đến quyền lợi hạn hẹp của mình mà thôi. Những ai cứ giữ suy nghĩ như vậy là sai lầm. Chúng ta là một quốc gia rất đặc biệt, rõ ràng là “một thành phố luôn thắp sáng trên đồi” sẽ không bao giờ bị tắt. Dù vậy đó cũng là các dấu báo để ta phải khôi phục vai trò lãnh đạo toàn cầu của mình, tái dựng các giá trị đạo đức của ta và khôi phục các liên hệ đã bị sói mòn với nhiều vùng mà trong quá khứ đã có lúc rất tốt đẹp.

Là Tổng Thống tôi sẽ tìm kiếm vô số đồng minh thông qua liên minh dân chủ, trong NATO, trong Liên Hiệp Quốc và trong tổ chức các quốc gia Châu Mỹ. Tổng Thống Ronald Reagan cho bố trí vũ khí nguyên tử đạn đạo, Tổng Thống George H Bush với chiến dịch vùng Vịnh, nước Mỹ đã phải tham gia rất nhiều liên minh mặc cho sự chống đối trong chỗ công khai các chính sách của Hoa Kỳ. Các liên minh như thế sẩy ra vì nước Mỹ đã quá cẩn trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ và chia rẽ các giá trị với bằng hữu ở hải ngoại. Giải quyết các vấn đề theo cách đa phương có thể là bài học về sự thất bại nhưng tiếp cận các vấn đề với đồng minh luôn tốt hơn là trực diện chính với vấn đề.

Gần hai thế kỷ trước, James Madison đã tuyên bố rằng: cuộc tranh chấp lớn nhất của thời đại là giữa tự do với chuyên quyền. Nhiều người nghĩ rằng điều đó đã chấm dứt cùng với chiến tranh lạnh, nhưng thực tế đã không sẩy ra. Một nhóm mới xuất hiện như khủng bố Hồi Giáo xử dụng các kỹ thuật tiến bộ của chúng ta nhằm giết chóc làm cho ta nhớ lại thời kỳ chuyên quyền hồi thế kỷ 19. Khủng bố quốc tế sở đắc vũ khí giết người hàng loạt là một sự kiện mới, nhưng những gì mà họ tìm kiếm hoặc những gì mà họ muốn có là một vấn đề quá cổ. Họ là một phần của các tranh chấp thế giới về chính trị, kinh tế, triết học giữa hiện tại với quá khứ, giữa tiến bộ và phản động, giữa tự do với chuyên chế. An ninh của chúng ta, sung mãn của chúng ta và cách sống dân chủ của ta lệ thuộc vào lối thoát cho cuộc tranh chấp ấy.

Thomas Jefferson nói nước Mỹ là Cộng Hòa huynh đệ của thế giới, chỉ có một tượng đài cho quyền làm người và chỉ có duy nhất ngọn lửa thiêng dành cho tự do và tự chủ, ngọn lửa này thắp sáng khắp hoàn vũ, đến cả những vùng chưa cảm nhận được ảnh hưởng cao cả của nó.

Kể từ 200 năm qua, khi nước Mỹ trở thành Cộng Hòa huynh đệ của thế giới thì biết bao người đã lãnh nhận ảnh hưởng của tự do. Bảo vệ và khuyến khích lý tưởng tự do ở trong nước cũng như hải ngoại là con đường vững chắc nhất đối với an ninh và hòa bình trong các thế kỷ ở phía trước. Tổng Thống kế của Hoa Kỳ phải sẵn sàng lãnh đạo và sẵn sàng chứng tỏ cho thế giới biết rằng những ngày tươi tốt của Hoa Kỳ đang tới và rất sẵn sàng để thiết lập một nền hòa bình lâu dài dựa trên tự do đó là bảo đảm an toàn nhất cho nước Mỹ trong suốt thế kỷ 21 này. Tôi sẵn sàng.

John McCain

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt