“Sức mạnh thông minh” của Mỹ có thể giành lại Thái Bình Dương

Quần đảo Solomon Nam Thái Bình Dương

Mỹ và các đồng minh cần đẩy mạnh những hình thức ngoại giao ở khu vực vùng biển chiến lược trước khi Trung Cộng củng cố quyền kiểm soát các đảo trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương!

Những phát hiện gần đây cho thấy Thủ Tướng Quần Đảo Solomon, Manasseh Sogavare thiết lập mối quan hệ thân thiện nghiêng hẳn về Trung Cộng. Điều này đã gióng lên tiếng trống thúc giục cảnh báo đối với Úc, New Zealand và Hoa Kỳ!

Các cường quốc trên thế giới phần lớn đã phớt lờ người Solomon và các quốc đảo ở Ấn Độ-Thái Bình Dương khác trong nhiều năm, trong khi họ tập trung chú ý vào Afghanistan, Trung Đông, Bắc Hàn và gần đây là Ukraine. Sự lơ là này là một “đại họa” và vô ý thức về chính trị! Và cũng là lý do tại sao Trung Cộng đã dễ dàng chen chân vào được những vùng biển chiến lược này – trong khi vùng đảo này nằm đang nằm trong sự kiểm soát và hỗ trợ của Úc, New Zealand và Hoa Kỳ từ bao nhiêu năm nay!

Sự xây dựng được vị thế trên vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương đòi hỏi những cách tiếp cận của “quyền lực thông minh” kết hợp quyền lực cứng và mềm. Xây dựng “quyển lực thông minh” dựa trên sự tương phản quyền lực truyền thống như quyền lực cứng khi cần cưỡng chế về quân sự và kinh tế, quyền lực mềm như thành hình các sở thích thông qua chính sách, văn hóa và xã hội…

Đó là hai cách tiếp cận quyền lực từ trước đến nay tùy thời, tùy lúc và tùy hoàn cảnh. Tuy nhiên, Giáo sư Harvard Joseph Nye và cựu Thứ trưởng Ngoại giao Richard Armitage đã mô tả tầm quan trọng của “quyền lực thông minh”, cả hai đều thừa nhận rằng sức mạnh cứng và mềm không thể giải quyết tại những nơi đối diện với thách thức phức tạp.

Chính sách đối ngoại của Trung Cộng, đặc biệt là chiến lược “​​Vành đai và Con đường”, mang đậm ứng xử quyền lực mềm, nhưng gần đây nó đang đối diện với sự phản kháng ngày càng lớn, càng mạnh mẽ do những “mưu toan” của Trung Cộng bị phát hiện muộn màng ví như “bẫy nợ” chồng chất, ưu đãi xử dụng nguồn lao động người Trung Cộng, và cọ xát văn hóa của “Viện Khổng Tử” từ Trung Cộng.

Về mặt chiến lược, Úc, New Zealand và Hoa Kỳ không nên bỏ qua sự xâm nhập của Trung Cộng vào Nam Thái Bình Dương. Đó là vùng chiến lược sinh tử, sườn sau, là tử huyệt đánh từ dưới… Chớ nên xem thường sự phủ nhận và chối bai bãi của Bắc Kinh, trong khi họ đang ký một thỏa thuận bí mật và không rõ ràng với chính phủ Quốc đảo Solomon, trong đó có điều khoản bị lộ ra làm thế giới tây phương lo ngại có thể có một căn cứ Hải Quân của Trung Cộng ở Solomon, nhằm đe dọa an ninh cả ba nước Úc, New Zealand và Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Thủ Tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare (phải) trong một cái ôm thân thiện từ thời đại dịch virus Vũ Hán. Hình ảnh: (ảnh: Tân Hoa Xã)

Úc, New Zealand và Hoa Kỳ nên quan tâm nhiều hơn đến các quốc đảo Thái Bình Dương. Như chuyến thăm gần đây của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman và Đại sứ Hoa Kỳ tại Úc Caroline Kennedy là sự khởi đầu, nhưng cần phải liên tục, bền bỉ duy trì và phát triển những thành quả đã đạt được.

Cần có một sáng kiến “quyền lực thông minh” trên bình diện rộng rãi hơn nhiều. Không như cảnh “cơn nắng hạn gặp mưa rào”. Quyền lực thông minh bao gồm nhiều viện trợ kinh tế hơn, và các tương tác văn hóa và giữa người với người mà người dân các quốc gia có thể nhìn thấy, với những tác động mà họ có thể cảm nhận được. Làm sao đến để giúp đỡ phát triển về đời sống xã hội, giá trị tự do nhân bản. Hiện các quốc gia Mỹ, New Zealand, Úc, Nhật Bản… có rất nhiều khả năng và điều kiện để thực hiện “quyền lực thông minh” ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Nhật Bản, Mỹ trong số các quốc gia đã đầu tư giải quyết sự biến đổi khí hậu. Có những nỗ lực về “quyền lực thông minh” khác sẽ mang lại lợi ích cho các quốc gia Đại dương chống lại những nỗ lực bành trướng của Trung Cộng.

USNS Mercy, một tàu bệnh viện 1,000 giường của Hải quân Mỹ đóng tại San Diego, California, đã đi khắp Thái Bình Dương để chăm sóc y tế, bao gồm cả phẫu thuật cho nhiều người dân trên đảo. Một cuộc hành trình trong năm 2022 đang được thực hiện liên quan đến Hiệp Định Đối tác Thái Bình Dương, những cuộc diễn tập hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai là “quyền lực thông minh”.

Những lợi ích và thiện chí thu được từ các sứ mệnh hỗ trợ y tế của USNS Mercy là lâu dài. Tuy nhiên, Hoa Kỳ chỉ có hai tàu bệnh viện như vậy; Tàu còn lại, USNS Comfort, có đóng tại Baltimore và hoạt động ở Châu Mỹ Latinh và Châu Phi.

Tàu Bệnh Viện USNS Mercy của Hạm Đội Ấn Độ-Thái Bình Dương (Ảnh: Hải Quân Hoa Kỳ, Kelsey L. Adams) 

Tại sao không có nhiều tàu bệnh viện hơn? Ở Thái Bình Dương, chừng ba tàu bệnh viện như USNS Mercy có thể đóng góp rất nhiều vào các mục tiêu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Nếu cần, mua hoặc thuê, hoặc chuyển đổi các tàu du lịch dân sự sẽ tương đối nhanh chóng và ít tốn kém hơn nhiều so với việc đóng tàu bệnh viện quân sự mới.

Một đội tàu bệnh viện như vậy có thể là một nỗ lực quốc tế tổng hợp có sự tham gia của Úc, New Zealand, Nhật Bản, Đức… không chỉ phục vụ chăm sóc y tế mà còn giúp đào tạo nhân viên y tế địa phương để ảnh hưởng tiếng tốt lâu dài.

Hải Quân Hoa Kỳ cũng có khả năng sức mạnh mềm to lớn như Seabees – các tiểu đoàn tình nguyện xây dựng. Với mối đe dọa của mực nước biển dâng cao, nhiều ngôi làng ở ven Ấn Độ -Thái Bình Dương và những cơ sở hạ tầng trên các đảo đang bị đe dọa ngập nước, dân có thể phải dời đi nơi khác để sinh sống…. Có cách nào để đắp đê ngăn chặn nước dâng để người dân khỏi phải dời chỗ ở? Đó là “quyền lực thông minh”.

Việc sử dụng Seabees cho các dự án xây dựng khác được ưu tiên cao, đặc biệt nếu kết hợp với việc sử dụng lao động của người dân địa phương sẽ đáp ứng nhu cầu mà nhiều quốc đảo không thể tự đáp ứng.

Các nhân viên Hải quân ngoài nhiệm vụ tình nguyện của họ cho các cộng đồng địa phương của Hoa Kỳ. Ví dụ, Phi Hành Đoàn Gold ngoài nhiệm vụ của USS Maryland (SSBN 738) đã dành một tuần để giúp làm lại hội trường làng ở Galesville, Maryland. Những nỗ lực như vậy đã mang lại cho Hải Quân những niềm yêu thích lớn từ người dân địa phương. Việc làm tương tự có thể được tổ chức ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không giấy phép, không báo cáo, và không được kiểm soát (IUU) đã trở thành một nan đề lớn trên toàn thế giới, đặc biệt là ở vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương, Cảnh Sát Biển Hoa Kỳ lưu ý trong chiến lược năm 2020. Tổ chức Bảo Tồn Thiên Nhiên ước tính rằng nhiều quốc đảo Thái Bình Dương sẽ thiếu hụt nhu cầu thực phẩm tại địa phương trong một vài năm tới do dân số của họ tăng lên và tình trạng đánh bắt IUU tiếp tục diễn ra – Trong lãnh vực này Trung Cộng là nước vi phạm IUU đứng đầu trên thế giới.

Tàu đánh cá Trung Quốc từng đoàn ra khơi (Ảnh: AFP / Stringer)

Hoa Kỳ đang sở hữu một những điều kiện để thực hiện “quyền lực thông minh” vượt xa những gì Giáo sư Nye mô tả. Đó là khả năng thu thập và phân tích dữ liệu để khảo sát trên bình diện rộng các đại dương và hiểu được nơi xảy ra đánh bắt IUU. Phần lớn tin tức tình báo này hiện được thu thập thương mại và chưa được phân loại. Tin tức tình báo này cần được chia sẻ một cách toàn diện với các quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để hỗ trợ các nỗ lực thực thi pháp luật của họ.

Những sáng kiến này chỉ nên là một trong nhiều nỗ lực tiếp cận nguồn lực thông minh của Hoa Kỳ, bao gồm các nỗ lực mở rộng của Tổ Chức Hòa Bình (Peace Corps), nỗ lực việc chống biến đổi khí hậu do USAID tài trợ, các chuyến thăm văn hóa được tài trợ và đào tạo nhân lực rộng rãi cho các công chức và những người khác tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Những nỗ lực này cần phải bắt đầu ngay bây giờ. Nếu không, chúng ta sẽ chứng kiến Trung Cộng tiếp tục thâm nhập và cưỡng chiếm các hải đảo vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương.

Phiên dịch: Lê Thành Nhân

Source: https://asiatimes.com/2022/09/us-smart-power-can-win-back-the-pacific/

Tác giả Peter C. Oleson, là cựu giới chức cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ, giáo sư đại học, và thành viên của Ủy Ban Điều Hành An Ninh Hàng Hải Quốc tế (IMSE). Bài này được xuất bản trên PacNet của Diễn Đàn Thái Bình Dương và được báo Asia Times xin đăng lại.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt