54 tin đáng chú ý về Nga xâm lăng Ukraine trong những ngày qua.
1) Hình ảnh vệ tinh được cho là chụp cảnh một khu mộ tập thể ở gần Mariupol
Hôm thứ Năm (21/04), những hình ảnh vệ tinh mới được công bố từ gần thành phố Mariupol bị bao vây, miền đông nam Ukraine, được cho là cho thấy rất nhiều ngôi mộ mới được đào lên.
Những hình ảnh từ Maxar Technologies công ty kỹ thuật công nghệ vũ trụ tại thành phố Westminster, Colorado, Hoa Kỳ, chuyên sản xuất các vệ tinh liên lạc, quan sát Trái đất, radar và vệ tinh phục vụ trên quỹ đạo cho là cho thấy một khu mộ tập thể đang dần thành hình bên cạnh một nghĩa địa có từ trước ở rìa Manhush, một thị trấn nằm cách Mariupol khoảng 20 km về phía tây.
Công ty Maxar Technologies cho biết những hình ảnh được chụp từ ngày 19/03 đến ngày 03/04/2022 cho thấy khoảng 200 ngôi mộ mới trải dài trên một diện tích khoảng 85 mét vuông.
2) Thị trưởng Mariupol cho biết mạng sống của những cư dân bị mắc kẹt trong thành phố nằm trong tay ông Putin
Hôm thứ Năm (21/04), Thị trưởng Vadym Boichenko nói với Reuters rằng, chỉ mình Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể định đoạt số phận của 100,000 thường dân vẫn còn mắc kẹt ở thành phố bị chiến tranh tàn phá Mariupol của Ukraine. Ông cho rằng những hình ảnh vệ tinh về một khu mộ tập thể là bằng chứng cho thấy quân Nga đang chôn thi thể để che giấu số người thiệt mạng.
Trước đó, ông Putin đã tuyên bố giành chiến thắng trong trận chiến giành quyền kiểm soát Mariupol, sau gần hai tháng bị bao vây dẫn đến những trận chiến khốc liệt nhất và thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất của thành phố. Dưới sự oanh tạc nặng nề, cư dân nơi đây đã phải hứng chịu đựng cảnh không điện, không máy sưởi hoặc nước.
“Điều quan trọng là phải hiểu rằng có những sinh mạng vẫn còn tại đó, những sinh mạng này nằm trong tay của một người — ông Vladimir Putin. Và tất cả những cái chết xảy ra sau này cũng sẽ quy về tay ông ấy,” ông Boichenko nói trong một cuộc phỏng vấn.
Hôm thứ Năm, ông Putin cho biết quân đội Nga đã “giải phóng” Mariupol, khiến nơi đây trở thành thành phố lớn nhất rơi vào tay Nga kể từ khi Moscow bắt đầu thực hiện cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Nga phủ nhận việc nhắm vào dân thường.
“Chẳng có kế hoạch giải phóng thành phố nào hết. Đó là một kế hoạch hủy diệt,” ông Boichenko nói. Ông ước tính rằng 90% thành phố cảng ở phía đông nam này đã bị hư hại hoặc bị phá hủy kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/02.
“Hôm nay ở tất cả các cấp, chúng tôi chỉ nói về một điều—rằng chúng tôi cần ngừng bắn, chúng tôi cần di tản toàn bộ 100,000 cư dân Mariupol là tù nhân của quân đội Nga và chúng tôi cần phóng thích tất cả những người đang ở Azovstal.”
3) Tổng thống Zelensky kêu gọi thế giới gửi thêm vũ khí hạng nặng
Hôm thứ Năm (21/04), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh của ông cần thêm vũ khí hạng nặng để tự vệ trước cuộc xâm lược của Nga vốn đang đe dọa sự tồn vong của Ukraine — đồng thời ông yêu cầu các quốc gia phương Tây áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt.
Ông nói: “Trong 57 ngày diễn ra chiến tranh, hơn 1,000 thị trấn của Ukraine đã bị chiếm đóng bởi những kẻ xâm lược, người vẫn tiếp tục tàn phá các thành phố của chúng tôi. Hàng triệu người đã phải chạy nạn… như thể toàn bộ Bồ Đào Nha bị buộc phải rời đi.”
Ông cho biết quân đội Nga đã thực hiện các hành động tàn bạo, bao gồm cả ở thành phố cảng Mariupol, nơi đã phải đối mặt với các đợt bắn phá dữ dội.
Ông Zelensky nói: “Chúng tôi chiến đấu không chỉ vì nền độc lập mà còn vì sự sống còn của chúng tôi, vì người dân của chúng tôi để họ không bị sát hại, tra tấn, và hãm hiếp. Người Nga đã bắt cóc hơn 500,000 người… những người bị trục xuất đến những vùng xa xôi nhất của nước Nga, trong những khu trại hẻo lánh.”
Moscow, vốn mô tả các hành động của mình ở Ukraine là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, phủ nhận việc nhắm vào dân thường và bác bỏ những gì Ukraine cho là bằng chứng về những hành động tàn bạo, nói rằng Kyiv đã dàn dựng chúng để phá hoại các cuộc đàm phán hòa bình.
Tổng thống Ukraine yêu cầu Bồ Đào Nha ủng hộ một lệnh cấm vận toàn cầu đối với dầu của Nga và ủng hộ mong muốn gia nhập Liên minh Âu Châu của Kyiv.
Ngay sau bài diễn văn của ông Zelensky, Chủ tịch Nghị viện Bồ Đào Nha Augusto Santos Silva nói: “Cuộc chiến giành tự do của đất nước ông là cuộc chiến giành tự do của Âu Châu.”
Hôm thứ Tư (20/04), Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel cho biết EU sẽ tìm ra nhiều phương pháp hơn để đáp trả cuộc xâm lược của Nga.
4) Tay vợt Novak Djokovic lên án Wimbledon vì cấm các tay vợt Nga, Belarus thi đấu
Tay vợt số một thế giới Novak Djokovic nói rằng quyết định của Wimbledon trong việc cấm các tay vợt Nga và Belarus tham gia thi đấu vì Moscow xâm lược Ukraine là “điên rồ”.
Wimbledon hôm thứ Tư (20/04) thông báo rằng họ đã cấm tất cả các tay vợt Nga và Belarus tham dự giải vô địch năm nay do cuộc xâm lược, mà Nga gọi là một “chiến dịch đặc biệt”.
Grand Slam là giải đấu quần vợt đầu tiên cấm các tay vợt cá nhân đến từ hai quốc gia này tranh tài, có nghĩa là tay vợt nam hạng hai thế giới Daniil Medvedev của Nga và tay vợt nữ hạng tư Aryna Sabalenka của Belarus sẽ bị cấm thi đấu từ ngày 27/06 đến ngày 10/07.
Anh Djokovic, người lớn lên ở đất nước Serbia bị chiến tranh tàn phá, cho biết các vận động viên không liên quan gì đến cuộc xung đột đang diễn ra.
“Tôi sẽ luôn lên án chiến tranh, tôi sẽ không bao giờ ủng hộ chiến tranh vì bản thân tôi là một đứa con sinh ra từ chiến tranh,” Djokovic nói với các phóng viên tại Giải Serbia Mở Rộng, một sự kiện trong khuôn khổ ATP 250 ở Belgrade.
“Tôi biết nó để lại bao nhiêu tổn thương về mặt cảm xúc. Ở Serbia, tất cả chúng ta đều biết những gì đã xảy ra vào năm 1999. Ở các nước Balkan, chúng ta đã có nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử gần đây.”
“Tuy nhiên, tôi không thể ủng hộ quyết định của Wimbledon, tôi nghĩ điều đó là điên rồ.”
“Khi chính trị can thiệp vào thể thao, kết quả là không tốt.”
Quyết định của All England Lawn Tennis Club (AELTC) đã bị các giải ATP và Hiệp hội Quần vợt Nữ (WTA) chỉ trích.
Đây là lần đầu tiên các tay vợt bị cấm vì lý do quốc tịch kể từ thời kỳ hậu Đệ nhị Thế chiến khi các tay vợt Đức và Nhật Bản bị loại.
AELTC cho biết họ sẽ “cân nhắc và có phản ứng phù hợp” nếu tình hình thay đổi từ nay đến tháng Sáu.
5) Nga áp các biện pháp trừng phạt đối với Giám đốc Facebook Mark Zuckerberg, bà Kamala Harris và 27 công dân Mỹ khác
Đáp lại các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các quan chức chính phủ Nga và các thành viên gia đình của họ, Moscow đã trừng phạt 29 công dân Mỹ, bao gồm cả người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg và Phó Tổng thống Kamala Harris. Họ bị cấm nhập cảnh vào Nga vô thời hạn.
“Các giám đốc điều hành, doanh nhân, chuyên gia và ký giả này, những người định hình nghị trình theo chủ nghĩa bài Nga, cũng như phu nhân hoặc hôn phu của một số quan chức cấp cao” đang bị cấm do các lệnh trừng phạt chống Nga ảnh hưởng đến gia đình của các quan chức, các nhà khoa học, cũng như các nhân vật nổi tiếng trong giới văn hóa và kinh doanh, Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm thứ Năm (21/04).
Ngoài ông Zuckerberg, Moscow đã đưa CEO Ryan Roslansky của LinkedIn vào danh sách đen, cũng như các chủ tịch và CEO của các công ty trong ngành quân sự Northrop Grumman, General Dynamics, L3 Harris Technologies, Leidos, Booz Allen Hamilton, và Aerojet Rocketdyne. Công ty đóng tàu Huntington Ingalls Industries và hãng sản xuất phi cơ không người lái AeroVironment cũng đã bị áp lệnh trừng phạt. Giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell và chủ tịch Bank of America cũng nằm trong danh sách đen của Nga.
Moscow cũng trừng phạt các chính trị gia Hoa Kỳ và phu nhân hoặc hôn phu của họ, bắt đầu với Phó Tổng thống Kamala Harris và chồng bà là ông Doug Emhoff, Tham mưu trưởng Tòa Bạch Ốc Ronald Klein, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài John Kirby, Thứ trưởng Quốc phòng Kathleen Hicks, Phó Chủ tịch Tham mưu trưởng liên quân Đô đốc Christopher W. Grady, và Thứ trưởng Y tế được ghi danh là “Richard/Rachel Levine.”
Các biện pháp trừng phạt của Nga cũng áp dụng đối với bà Evan Ryan, vợ của Ngoại trưởng Antony Blinken, và bà Margaret Goodlander, vợ của Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan. Cả hai đều giữ các chức vụ trong chính phủ Tổng thống Biden, bà Ryan là thư ký nội các Tòa Bạch Ốc và bà Goodlander là cố vấn cho Bộ Tư pháp. Ông Robert Kagan, chồng của Thứ trưởng Ngoại giao Victoria Nuland, là người cuối cùng nằm trong danh sách phu nhân hoặc hôn phu bị áp lệnh trừng phạt.
Ngoài ra còn có những nhân vật truyền thông mà Bộ Ngoại giao cáo buộc là “định hình nghị trình của chủ nghĩa bài Nga.” Những người này bao gồm người dẫn chương trình George Stephanopoulos của ABC, người phụ trách chuyên mục David Ignatius của Washington Post, nhà phân tích Bianna Golodryga của CNN, cũng như biên tập viên Kevin Rothrock của “Meduza”, cùng hai chuyên gia từ Trung tâm Woodrow Wilson và Trung tâm Scowcroft của Hội đồng Đại Tây Dương.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết sẽ có thêm các thông báo trừng phạt khác trong tương lai gần, với tư cách là các biện pháp đối phó với các hành động thù địch của chính phủ Hoa Kỳ.
Nga đã trừng phạt ông Blinken, ông Sullivan, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley, Giám đốc CIA William Burns, Tham vụ Báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, cũng như bản thân Tổng thống Joe Biden và con trai ông Hunter. Họ đã bị đưa vào danh sách đen của Moscow vào giữa tháng Ba, để đáp trả các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
6) Tổng thống Biden tuyên bố viện trợ thêm 800 triệu USD khác cho Ukraine
Tổng thống Joe Biden cho biết ông sẽ gửi thêm 800 triệu USD vũ khí và đạn dược cho Ukraine trong những ngày tới, gọi nước này là “tiền tuyến của tự do” vì họ đang tự vệ trước một cuộc xâm lược của Nga.
Gói vũ khí trị giá 800 triệu USD này tăng số tiền hỗ trợ an ninh của Hoa Kỳ cho Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược vào ngày 24/02 lên mức 3.4 tỷ USD.
Ông Biden nói vào tuần tới ông sẽ yêu cầu Quốc hội phê chuẩn thêm hàng tỷ dollar viện trợ cho Ukraine vì gói hỗ trợ được thông qua vào tháng trước hiện đã “gần như cạn kiệt.” Ông cho biết các quan chức vẫn đang làm việc về số lượng thích hợp để yêu cầu.
Ông Biden cho biết Hoa Kỳ có “khả năng làm điều này trong thời gian dài” khi vận chuyển vũ khí cho Ukraine, nhưng phải nỗ lực hơn nữa để duy trì áp lực quốc tế lên Nga để đáp trả hành động xâm lược của họ.
Bất những chấp tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Biden cho biết, “Vẫn chưa có bằng chứng cho thấy Mariupol đã hoàn toàn thất thủ.” Quân đội và thường dân Ukraine đang bị bao vây trong một nhà máy thép lớn trong thành phố này và ông Biden đã kêu gọi Nga cung cấp các hành lang nhân đạo để thường dân có thể chạy nạn an toàn.
7) Hoa Kỳ cấm tàu Nga
Hoa Thịnh Đốn sẽ theo chân Liên minh Âu Châu cấm tất cả các tàu có liên kết với Nga cập cảng Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden tuyên bố hôm thứ Năm (21/04). Điều này áp dụng cho tất cả các tàu treo cờ Nga, thuộc sở hữu hoặc được điều hành bởi các tổ chức Nga.
“Không một con tàu nào, không một con tàu nào treo cờ Nga, hoặc thuộc sở hữu hoặc được điều hành vì lợi ích của Nga, sẽ được phép cập cảng Hoa Kỳ hoặc cập bến các bờ biển của chúng tôi. Không một con tàu nào,” ông Biden nói vào sáng thứ Năm tại Tòa Bạch Ốc, sau cuộc họp với thủ tướng Ukraine.
EU đã cấm các tàu của Nga cập bến các cảng của mình từ ngày 06/04. Ông Biden cho biết hành động này nhằm mục đích “khước từ Nga những lợi ích của hệ thống kinh tế quốc tế mà họ được hưởng lợi rất nhiều trong quá khứ.”
8) Ngũ Giác Đài rút lại tuyên bố về việc cung cấp phi cơ cho Ukraine
Hôm thứ Tư (20/04), phát ngôn viên Ngũ Giác Đài John Kirby thừa nhận không có quốc gia nào cử chiến đấu cơ tới Ukraine và xin lỗi vì đã tạo ra một “ấn tượng” sai lầm và rút lại tuyên bố trước đó của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về việc cung cấp vũ khí cho Kyiv.
“Tôi đã nhầm,” ông Kirby nói và cho biết thêm rằng, mặc dù ông không nói rằng “Ukraine đã nhận được ‘phi cơ nguyên chiếc,’” đó là “cảm tưởng mà tôi đã đưa cho quý vị.” Phát ngôn viên này giải thích rằng bản thân ông có ấn tượng sai lầm về một quốc gia khác thực hiện lời đề nghị cung cấp cho Ukraine “phi cơ cánh cố định nguyên chiếc.”
“Không phải như vậy. Vì vậy, tôi đã mắc lỗi khi nói rằng, trong quá khứ, họ đã được giao các phi cơ nguyên chiếc. Tôi rất lấy làm tiếc về sai sót này,” ông Kirby nói thêm.
Hôm thứ Ba (19/04), phát ngôn viên Ngũ Giác Đài nói với các ký giả rằng quân đội Ukraine “đã nhận được thêm các phi cơ và các linh kiện của phi cơ để giúp họ… có thêm phi cơ trên không.” Tuy nhiên, tại thời điểm đó, ông đã nói rõ rằng Hoa Kỳ chỉ hỗ trợ vận chuyển một số phụ tùng thay thế và không vận chuyển “phi cơ nguyên chiếc.”
Ông Kirby nói thêm: “Các quốc gia khác có kinh nghiệm với những loại phi cơ đó đã có thể giúp họ sở hữu và vận hành nhiều phi cơ hơn.”
Hôm thứ Tư, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài giải thích rằng Ukraine vừa được cung cấp “đủ phụ tùng và thiết bị bổ sung” thông qua “sự điều phối và cung cấp của Hoa Kỳ.” Những chuyến hàng này đã giúp Kyiv “tăng hạm đội của họ lên khá nhiều”, ông nói thêm.
9) Ukraine đe dọa tấn công Cầu Crimea
Nga đã đáp trả những lời đe dọa gần đây của các lực lượng vũ trang Ukraine về một cuộc tấn công tiềm tàng vào Cầu Crimea, vốn nối bán đảo đó với phần còn lại của nước này.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Năm (21/04): “Những tuyên bố như vậy không khác gì thông báo về một hành động khủng bố có thể xảy ra.” “Đây là điều không thể chấp nhận được. Ở đây có nhiều dấu hiệu của những hành vi cần được pháp luật xác minh và trừng phạt sau đó.”
Diễn biến này xảy ra sau khi ông Alexey Danilov, thư ký của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine, tuyên bố hôm thứ Tư (20/04) rằng nếu Kyiv có cơ hội, lẽ ra họ đã tấn công Cầu Crimea từ lâu, và các lực lượng vũ trang của họ sẽ làm điều đó ngay bây giờ nếu có thể.
“Nếu chúng tôi có cơ hội để làm điều này, chúng tôi đã làm như thế từ trước. Nếu có cơ hội để làm điều này, chúng tôi chắc chắn sẽ làm như thế,” ông Danilov nói trong một cuộc phỏng vấn với Radio NV, khi được hỏi liệu Ukraine có thể tấn công Cầu Crimea hay không, vì cây cầu này đang được sử dụng để gửi quân tiếp viện.
Cựu tổng thống Nga và đương kim Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Dmitriy Medvedev cũng đã trả lời lời đe dọa này bằng cách viết trên kênh Telegram của mình rằng “Một trong những lãnh đạo Ukraine cứng rắn nói về sự cần thiết của việc tấn công Cầu Crimea. Tôi hy vọng ông ấy hiểu đâu sẽ là mục tiêu trả đũa.”
10) Hoa Kỳ tiếp nhận người tị nạn Ukraine, không qua Mexico
Chính phủ Tổng thống Biden đang tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những người tị nạn chạy khỏi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đến Hoa Kỳ từ Âu Châu, đồng thời cố gắng đóng cửa một tuyến đường không chính thức đi qua miền bắc Mexico xuất hiện trong những tuần gần đây.
Một chương trình được công bố hôm thứ Năm (21/04) sẽ đơn giản hóa các đơn xin tị nạn cho người Ukraine và những người khác chạy khỏi các cuộc giao tranh. Nhưng họ sẽ không còn cấp quyền nhập cảnh thường xuyên cho những người xin tị nạn xuất hiện tại biên giới Mỹ-Mexico, như hàng ngàn người đã làm kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga bắt đầu gần hai tháng trước.
Hoa Kỳ cho biết họ dự kiến sẽ tiếp nhận tới 100,000 người tị nạn từ Ukraine và khoảng 15,000 người đã đến kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu hôm 24/02, chủ yếu qua Mexico. Các quan chức cho biết, bắt đầu từ thứ Hai, tuyến đường đó sẽ không còn là một lựa chọn trừ những trường hợp đặc biệt.
11) Thủ tướng Đan Mạch cam kết viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine trong chuyến thăm Kyiv
Thủ tướng Đan Mạch đã tuyên bố trong chuyến thăm tới Kyiv rằng đất nước của bà sẽ tăng gấp đôi số tiền mà họ đã cung cấp cho Ukraine để mua vũ khí.
Hôm thứ Năm (21/04), Thủ tướng Mette Frederiksen cho biết Đan Mạch sẽ tài trợ 600 triệu kroner (87.4 triệu USD). Đứng cạnh người đồng cấp Tây Ban Nha Pedro Sánchez và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, bà gọi đây là một “khoản đóng góp mới đáng kể.”
Bà Frederiksen cho biết tổng đóng góp quân sự của Đan Mạch hiện là 1 tỷ kroner (145.7 triệu USD). Đan Mạch cũng sẽ hỗ trợ Ukraine rà phá bom mìn ở các khu vực do Ukraine kiểm soát.
12) Điện Kremlin nghi vấn tại sao Tổng thống Zelensky chưa xem đề nghị của Nga
Hôm thứ Năm (21/04), Điện Kremlin cho biết Moscow vẫn chờ đợi phản ứng của Ukraine đối với đề nghị bằng văn bản mới nhất của Nga trong cuộc đàm phán hòa bình giữa hai bên và đặt câu hỏi tại sao Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không biết về tài liệu này.
Ông Zelensky cho biết hôm thứ Tư (20/04) rằng ông chưa thấy hoặc nghe nói về văn bản mà Điện Kremlin cho biết họ đã gửi.
“Tôi nhắc lại một lần nữa, như tôi đã nói hôm qua, những ngôn từ của chúng tôi, trên thực tế là phiên bản mới nhất, đã được giao cho đối thủ của chúng tôi, cho phái đoàn đàm phán Ukraine,” phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên.
Ông Peskov cho biết Điện Kremlin đã biết về bình luận của ông Zelensky, “điều này cũng đặt ra một số câu hỏi nhất định về việc tại sao không ai báo cáo với Tổng thống Zelensky về các phiên bản văn bản của chúng tôi.”
Các bình luận từ hai bên dường như làm nổi bật cả khoảng cách trong lập trường của họ và tình trạng liên lạc kém giữa họ, tám tuần sau khi Nga điều quân đội và xe tăng của nước này vào Ukraine và hơn ba tuần sau khi hai bên tổ chức các cuộc hội đàm trực tiếp lần cuối vào ngày 29/03.
Hôm 12/04, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các cuộc đàm phán đã đi vào ngõ cụt. Trưởng phái đoàn đàm phán của Ukraine hôm thứ Ba (19/04) cho biết rất khó dự đoán khi nào đàm phán có thể tiếp tục do Nga bao vây Mariupol và do điều mà ông cho là Moscow muốn củng cố vị thế của mình thông qua một cuộc tấn công quân sự mới.
13) Đức sẵn sàng gửi vũ khí hạng nặng cho Ukraine
Ngoại trưởng Annalena Baerbock cho biết Đức đang xem xét liệu các xe chiến đấu bộ binh bọc thép Marder cũ trong kho của họ sẽ cần được bảo dưỡng và bổ sung thêm đạn dược nào để Ukraine có thể sử dụng.
Vào ngày thứ hai của chuyến công du các nước vùng Baltic, bà Baerbock đã phản hồi những lời chỉ trích của các đồng minh và các nhà bình luận về việc Đức rõ ràng là đang chậm chạp trong việc cung cấp vũ khí mà Kyiv nói rằng nước này cần để chống trả các cuộc tấn công của Nga.
Bà nói trong một cuộc họp báo với người đồng cấp Estonia hôm thứ Năm (21/04): “Về xe bọc thép và các loại vũ khí khác mà Ukraine cần, không có gì là cấm kỵ đối với chúng tôi.”
Trước đó, tờ Bild đã cáo buộc Thủ tướng Olaf Scholz chặn việc giao xe tăng.
Nhiều nhà phân tích cho rằng Ukraine cần vũ khí hạng nặng khẩn cấp để đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga hiện đang tập trung vào việc giành lấy lãnh thổ ở khu vực phía đông Donbas.
Nhưng bà Baerbock cho biết vấn đề ưu tiên là bảo đảm Ukraine nhanh chóng có được vũ khí cũ do Liên Xô thiết kế để quân đội của họ có thể sử dụng mà không cần huấn luyện thêm, và họ đang làm điều này bằng cách bù các thiết bị hiện đại do Đức sản xuất vào kho dự trữ của các nước đồng minh có vũ khí như vậy để các nước này cung cấp cho Ukraine.
Bản thân các lực lượng vũ trang Đức cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu quân bị, bà nói thêm, lưu ý rằng các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Đức ở Phi Châu không có tất cả các trực thăng mà họ cần.
Bị các ký giả hỏi dồn về việc liệu xe tăng Leopard của Đức có được gửi đến Ukraine hay không, bà nói rằng binh sĩ sẽ cần được huấn luyện để sử dụng bộ trang bị tân tiến như vậy và Berlin sẽ trả tiền cho khóa huấn luyện đó.
Bà nói: “Chúng tôi đang cung cấp 1 tỷ euro bởi vì chúng ta nên nghĩ không chỉ cho những ngày và tháng tới mà còn cho những năm tiếp theo về các hệ thống mà Ukraine cần để tự vệ bây giờ, và cũng để cho một Ukraine tự do trong tương lai.”
14) Nga cho biết Mariupol đã bị chiếm; ông Putin lựa chọn bao vây chứ không tấn công nhà máy thép Mariupol
Khói bốc lên phía trên nhà máy thép Azovstal, ở Mariupol, Ukraine, trong bức ảnh tĩnh trích từ một video do phi cơ không người lái quay được đăng trên mạng xã hội gần đây. (Ảnh: Hội đồng thành phố Mariupol qua Reuters)
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nói với Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/04) rằng quân đội Nga đã chiếm được hoàn toàn thành phố cảng Biển Đen quan trọng ở Donbas — Mariupol. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng hơn 2,000 binh sĩ Ukraine vẫn cố thủ tại nhà máy thép Azovstal trong thành phố.
Tổng thống Vladimir Putin đã hủy bỏ kế hoạch cho quân đội Nga tấn công nhà máy thép Azovstal rộng lớn ở thành phố cảng Mariupol của Ukraine và cho biết hôm thứ Năm rằng ông muốn các lực lượng Ukraine ở đó bị bao vây hoàn toàn.
Việc chiếm toàn bộ Mariupol, nơi đã bị quân đội Nga bao vây trong nhiều tuần, là một phần trọng tâm trong kế hoạch của Moscow nhằm cắt Ukraine khỏi Biển Azov và xây dựng một cây cầu trên bộ nối Crimea mà Nga đã sáp nhập với Nga.
Trong một cuộc họp tại Điện Kremlin với bộ trưởng Quốc phòng của ông, ông Sergei Shoigu, ông Putin đã ra lệnh hủy bỏ kế hoạch tấn công nhà máy, nói rằng tốt hơn là nên cứu mạng sống của các binh sĩ và sĩ quan Nga và ngồi lại chờ đợi trong khi các lực lượng Ukraine cạn kiệt vật tư.
Ông Putin nói với ông Shoigu trong một cuộc họp được phát trên truyền hình tại Điện Kremlin: “Tôi coi việc đề nghị tấn công khu công nghiệp là không cần thiết. Tôi ra lệnh cho anh hủy bỏ nó.”
Ông nói với ông Shoigu rằng “không cần phải vào những căn hầm này và chui xuống lòng đất qua những cơ sở công nghiệp này.”
“Bao vây khu công nghiệp này để một con ruồi cũng không thể bay qua.”
Ông Putin kêu gọi các binh sĩ Ukraine còn lại ở Azovstal hạ vũ khí, nói rằng Nga sẽ đối xử với họ một cách tôn trọng và hỗ trợ y tế cho những người bị thương.
Ông Shoigu trước đó đã nói với Putin rằng hơn 2,000 binh sĩ của Ukraine vẫn đang ẩn náu trong nhà máy và có thể mất ba hoặc bốn ngày để kiểm soát cơ sở này.
Ông Shoigu nói với ông Putin rằng Mariupol có tầm quan trọng mang tính biểu tượng đối với Nga vì đó là nơi mà ông gọi là trụ sở trên thực tế của tiểu đoàn Azov tân phát xít mà Moscow đã cam kết sẽ tiêu diệt.
Ông Putin chúc mừng Bộ trưởng Quốc phòng về điều mà ông gọi là chiến dịch quân sự thành công để “giải phóng Mariupol” và yêu cầu ông chuyển lời cảm ơn tới quân đội Nga.
“Tôi muốn tất cả bọn họ đều biết rằng: trong tâm trí của chúng tôi, trong tâm trí của tất cả người dân nước Nga, họ là những người hùng,” ông Putin nói.
Ông Shoigu nói với ông Putin rằng Nga đã tiêu diệt hơn 4,000 quân Ukraine trong chiến dịch chiếm Mariupol và 1,478 người đã đầu hàng. Ông cho biết Nga cũng đã di tản 142,711 dân thường khỏi thành phố.
“Chúng ta cần suy nghĩ về các biện pháp hỗ trợ bổ sung, và trong một số trường hợp, về việc lưu giữ ký ức về những người đồng đội của chúng ta, những người đã thể hiện sự anh dũng và hy sinh vì cuộc sống bình yên của người dân chúng ta ở Donbass (miền đông Ukraine) và để bảo đảm cuộc sống bình yên và sự tồn tại của chính nước Nga, sự tồn tại hòa bình của đất nước chúng ta,” ông Putin nói.
15) Điện Kremlin: Chiến dịch đang ‘tiếp tục diễn ra theo kế hoạch’
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine “đang tiếp tục diễn ra theo kế hoạch” mặc dù Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh cho lực lượng của ông không tấn công nhà máy thép Azovstal, nơi đóng quân cuối cùng của quân đội Ukraine ở thành phố cảng Mariupol.
Ông Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Năm (21/04) rằng “đã từng có và vẫn còn cơ hội để binh sĩ Ukraine hạ vũ khí và ra ngoài thông qua các hành lang đã được thiết lập.”
Ông nói rằng “chiến dịch quân sự đang tiếp tục diễn ra theo kế hoạch” và Mariupol “đã được giải phóng.” Khi được hỏi liệu lệnh không tấn công nhà máy thép có là một sự thay đổi kế hoạch hay không, ông nói rằng “đây là một cơ sở riêng biệt, nơi nhóm những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine còn lại đã hoàn toàn bị bao vây.”
16) Bộ trưởng Serbia đặt câu hỏi về mục tiêu gia nhập EU giữa bối cảnh chiến tranh
Bộ trưởng Nội vụ Serbia nói rằng nước Balkan này nên xem xét lại mục tiêu mà họ đã tuyên bố về việc gia nhập Liên minh Âu Châu vì phương Tây bị cáo buộc là đang gây áp lực buộc họ tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.
Ông Aleksandar Vulin đã trả lời hôm thứ Năm (21/04) trước một câu hỏi về dự thảo nghị quyết của Nghị viện Âu Châu kêu gọi Serbia đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Nga nếu nước này thực sự muốn gia nhập EU.
Ông nói với đài truyền hình nhà nước RTS rằng bản dự thảo “cho thấy rõ rằng Liên minh Âu Châu không muốn có Serbia trong khối của mình” và “đã đến lúc Serbia cũng phải xem xét lại quyết định tiếp tục con đường trở thành thành viên EU.”
Mặc dù Serbia đã bỏ phiếu ủng hộ ba nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine, nhưng nước này đã từ chối tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow.
Ông Vulin nói rằng “chúng tôi là một quốc gia lâu đời, cổ xưa, lịch sử tự chọn bằng hữu của mình. Nga là bằng hữu của chúng tôi.”
17) Đan Mạch đóng băng tài trợ chính phủ đối với sinh viên của các chương trình học ở Nga và Belarus
Quốc hội Đan Mạch đã quyết định rằng sinh viên Đan Mạch học tập tại Nga hoặc Belarus sẽ không còn được hưởng các khoản tài trợ từ chính phủ Đan Mạch.
Theo luật pháp Đan Mạch, công dân của nước này có quyền nhận được hỗ trợ tài chính trong suốt quá trình học của họ ở bất cứ nơi nào họ học, một hệ thống nhằm bảo đảm rằng mọi người từ mọi thành phần xã hội đều có thể học tập mà không cần phải tập trung vào việc kiếm tiền. Năm nay, sinh viên nhận được 6,397 kroner (931 USD) mỗi tháng trước thuế.
Các nhà lập pháp đã bỏ phiếu hôm thứ Năm (21/04) để loại trừ các chương trình học ở Nga và Belarus khỏi chương trình tài trợ cho đến ngày 01/01/2024.
18) Xuất cảng của Đức sang Nga giảm mạnh vì cuộc xâm lược
Các số liệu chính thức từ Đức cho thấy xuất cảng của nước này sang Nga đã giảm mạnh trong tháng Ba do hậu quả của cuộc xâm lược Ukraine.
Hôm thứ Năm (21/04), Cục Thống kê Liên bang Đức cho biết xuất cảng sang Nga đã giảm 57,5% so với một năm trước đó, ở mức 1.1 tỷ euro (1.2 tỷ USD), do các lệnh trừng phạt và các quyết định khác của các công ty.
Điều đó khiến Nga trở thành điểm đến thứ 12 bên ngoài Liên minh Âu Châu của hàng xuất cảng của Đức, so với vị trí thứ năm trong tháng Hai.
Đức có nền kinh tế lớn nhất Âu Châu.
19) Trung đoàn Azov của Ukraine bị bao vây đưa ra các điều kiện để rời Mariupol
Lực lượng Ukraine tập trung tại nhà máy thép Azovstal ở thành phố cảng Mariupol trên Biển Đen đã đưa ra các điều kiện của họ để rời khỏi vị trí bị bao vây.
Vào cuối ngày thứ Tư (20/04), ông Svyatoslav Palamar, phó chỉ huy của trung đoàn Azov Tân Phát Xít, đã công bố một video mới, nói rằng quân đội đã sẵn sàng rời nhà máy với sự hỗ trợ của một “bên thứ ba” không xác định. Các binh sĩ muốn giữ vũ khí cá nhân của họ, cũng như để di tản những người đồng đội bị thương và đã ngã xuống. Ông Palamar từ chối đầu hàng quân đội Nga hoặc các binh lính của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR), vốn đang bao vây cơ sở công nghiệp rộng lớn này.
Trước đó trong ngày, ông Sergey Volyna, chỉ huy trưởng lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36 của Ukraine, cũng đang trú ẩn tại nhà máy, đã đưa những bình luận tương tự. Ông Volyna tuyên bố có khoảng 500 thương binh tại cơ sở này, cũng như “hàng trăm” dân thường.
20) Cơ sở nghiên cứu quân sự của Nga bị hỏa hoạn
Hôm thứ Năm (21/04), một đám cháy đã bùng phát tại cơ sở nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Nga ở thành phố Tver, cách Moscow khoảng 180 km về phía tây bắc.
Báo chí đưa tin cho biết, theo các lực lượng cứu hộ, đã có ít nhất một người thiệt mạng và 16 người khác bị thương trong vụ hỏa hoạn.
Cảnh quay từ hiện trường cho thấy những đám khói lớn cuồn cuộn từ các tầng cao của tòa nhà thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Trung ương của Quân chủng Phòng không Vũ trụ.
Tòa nhà bốc cháy đã được di tản, các đội cứu hỏa hiện đang làm việc tại chỗ.
Theo dữ liệu sơ bộ, ngọn lửa lan rộng khoảng hàng ngàn mét vuông và gây sập một phần mái nhà.
21) Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc một số thành viên NATO muốn kéo dài cuộc chiến tại Ukraine
Thổ Nhĩ Kỳ muốn đàm phán để chấm dứt xung đột ở Ukraine, trong khi một số thành viên NATO khác muốn chứng kiến xung đột này kéo dài như một cách gây tổn hại cho Nga, Ngoại trưởng Ankara Mevlut Cavusoglu cho biết hôm thứ Tư (20/04) trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình. Trong một cuộc phỏng vấn dài trên CNN Turk, ông Cavusoglu đã đề cập đến quyết định không trừng phạt Moscow của Thổ Nhĩ Kỳ và lý do tại sao các cuộc đàm phán Istanbul giữa Nga và Ukraine không thành công, cùng các vấn đề khác.
“Có những quốc gia trong NATO muốn cuộc chiến Ukraine tiếp tục. Họ coi việc tiếp tục cuộc chiến sẽ làm Nga suy yếu. Họ không quan tâm nhiều đến tình hình ở Ukraine,” ông Cavusoglu nói.
Mặc dù ông không nêu bất kỳ cái tên nào, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hồi đầu tháng đã nói rằng cuộc xung đột ở Ukraine “có thể tiếp tục trong một thời gian dài,” điều mà cựu giám đốc CIA về các hoạt động của Nga đồng tình.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết sau cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo G7 hôm thứ Ba (19/04) rằng phương Tây đoàn kết trong việc không cho phép Nga chiến thắng và quyết tâm “tiếp tục trang bị vũ khí cho quân đội Ukraine để nước này có thể tiếp tục tự vệ trước cuộc tấn công [của Nga].”
Ông Cavusogly cũng tiết lộ về yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về sự bảo đảm an ninh từ NATO.
“Không ai đồng ý với yêu cầu của ông Zelensky về các bảo đảm như Điều 5 của NATO,” ngoại trưởng nói, đề cập đến điều khoản phòng thủ lẫn nhau nổi tiếng của liên minh này. “Chưa có quốc gia nào chấp nhận đề nghị này. Hoa Kỳ, Anh, và Canada cũng không chấp nhận điều này. Tất nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận điều này. Về nguyên tắc, không ai phản đối sự bảo đảm này, nhưng các điều khoản của nó thì không rõ ràng.”
22) Thị trưởng Kharkiv tuyên bố thành phố đang bị oanh tạc dữ dội
Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine đã bị bắn phá dữ dội vào thứ Năm (21/04), thị trưởng Ihor Terekhov tuyên bố.
“Có những vụ nổ lớn, Liên bang Nga đang ném bom dữ dội vào thành phố,” ông Terekhov nói trong một bài diễn văn trên truyền hình.
Ông nói rằng khoảng 1 triệu người vẫn ở lại thành phố phía đông bắc này, trong khi khoảng 30% dân số đã đi di tản, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người già.
23) Phó Thủ tướng Ukraine yêu cầu Nga để dân thường và thương binh rời khỏi Azovstal
Hôm thứ Năm (21/04), Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk đã yêu cầu Nga khẩn cấp cho phép di tản dân thường và binh lính bị thương khỏi nhà máy thép Azovstal bị bao vây ở Mariupol qua một hành lang nhân đạo.
“Có khoảng 1,000 dân thường và 500 thương binh ở đó. Tất cả bọn họ đều cần được rút khỏi Azovstal ngay hôm nay,” bà Vereshchuk nói trong một bài đăng trực tuyến.
24) Ukraine gửi thông điệp trái chiều về ‘thỏa thuận ngừng bắn trong Lễ Phục Sinh’
Bộ Ngoại giao Ukraine hôm thứ Tư (20/04) cho biết Kyiv ủng hộ một “thỏa thuận ngừng bắn trong Lễ Phục Sinh” kéo dài bốn ngày do Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề xướng và vẫn cam kết giải quyết xung đột với Nga một cách hòa bình thông qua ngoại giao.
Tuy nhiên trước đó một ngày, Ngoại trưởng Dmitry Kuleba đã đưa ra thông điệp trái ngược lập trường này khi nói với truyền thông Pháp rằng giải pháp chỉ có thể được tìm thấy trên chiến trường.
“Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ quan điểm rằng một lệnh ngừng bắn nhân đạo là cần thiết để di tản an toàn hàng ngàn dân thường muốn rời khỏi các khu vực nguy hiểm đang chứng kiến và có thể xảy ra xung đột, chủ yếu từ Mariupol, nơi bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian dài,” Bộ Ngoại giao cho biết hôm thứ Tư.
“Chúng tôi đã xác nhận sự đồng thuận của mình với đề nghị ngừng bắn nhân đạo, do phó tổng thư ký đặc trách các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths chuyển tới,” bộ cho biết và nói thêm rằng Ukraine “trước nay đã và vẫn luôn cam kết giải quyết xung đột bằng phương thức hòa bình và ngoại giao.”
Tuy nhiên vào tối thứ Ba (19/04), ông Kuleba đã nói một điều hoàn toàn khác.
“Vấn đề chấm dứt chiến tranh với Nga sẽ được giải quyết trên chiến trường chứ không phải trên bàn đàm phán,” ông Kuleba nói với kênh tin tức France 24. “Đây không phải là câu hỏi mà chúng tôi định giải quyết thông qua ngoại giao.”
25) Nga hiện kiểm soát 80% khu vực Luhansk
Một con chó đứng bên ngoài một cửa hàng thực phẩm bị phá hủy ở làng Yatskivka, miền đông Ukraine hôm 16/04/2022. (Ảnh: Ronaldo Schemidt/AFP qua Getty Images)
Thống đốc Luhansk cho biết quân đội Nga hiện kiểm soát 80% khu vực này, là một trong hai khu vực tạo nên vùng Donbas ở miền đông Ukraine.
Một trong những mục tiêu đã nêu của Nga là mở rộng lãnh thổ nằm trong sự kiểm soát của lực lượng ly khai do Moscow hậu thuẫn ở Donbas.
Trước khi Nga xâm lược vào ngày 24/02, chính phủ Kyiv kiểm soát 60% khu vực Luhansk.
Thống đốc Serhiy Gaidai cho biết quân Nga, vốn đã tiếp tục cuộc tấn công trong tuần này ở miền đông và miền nam Ukraine, đã tăng cường các cuộc tấn công của họ ở khu vực Luhansk.
Ông Gaidai cho biết sau khi chiếm được Kreminna, người Nga hiện đang đe dọa các thành phố Rubizhne và Popasna, và ông đã kêu gọi tất cả cư dân di tản ngay lập tức.
Khu vực Donetsk, cũng là một phần của vùng Donbas, cũng đã chứng kiến những trận giao tranh rất khốc liệt — đặc biệt là xung quanh thành phố cảng Mariupol.
26) Đồng minh hàng đầu của ông Putin nói Nga sẽ chiếm Mariupol vào ngày 21/04
Một đồng minh hàng đầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các lực lượng Nga sẽ chiếm cứ điểm kháng cự chính cuối cùng ở thành phố Mariupol bị bao vây vào thứ Năm (21/04) sau khi Ukraine đề nghị đàm phán về việc di tản quân đội và dân thường ở đó.
Mariupol sẽ là thành phố lớn nhất bị Nga chiếm giữ kể từ khi nước này xâm lược Ukraine cách đây tám tuần, trong một cuộc tấn công kéo dài hơn dự kiến của một số nhà phân tích quân sự, chứng kiến hơn năm triệu người chạy ra ngoại quốc và biến các thành phố thành đống đổ nát.
“Trước giờ ăn trưa hoặc sau bữa trưa, Azovstal sẽ hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Liên bang Nga”, ông Ramzan Kadyrov, người đứng đầu nước cộng hòa Chechnya thuộc Nga, người cũng cử quân đi tham chiến ở Ukraine, nói về nhà máy thép này.
27) Ukraine đề nghị tổ chức đàm phán với Nga tại Mariupol để di tản binh lính, thường dân
Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói chuyện với giới truyền thông sau cuộc gặp với các nhà đàm phán Nga tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 29/03/2022. (Ảnh: Kemal Aslan/Reuters)
Hôm thứ Tư (20/04), các nhà đàm phán cao cấp của Ukraine đã đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán đặc biệt với Nga tại Mariupol mà không kèm theo điều kiện nhằm di tản binh lính và dân thường khỏi thành phố cảng bị bao vây này.
Nhà đàm phán Mykhailo Podolyak đã viết trên Twitter hôm thứ Tư rằng các cuộc đàm phán có thể là “một đối một. Hai đối hai. Để cứu người của chúng ta, Azov, quân đội, dân thường, trẻ em, người sống và những người bị thương.”
Ukraine cáo buộc các lực lượng Nga hôm thứ Tư đã không tuân thủ một thỏa thuận ngừng bắn địa phương đủ lâu để cho phép một lượng lớn phụ nữ, trẻ em, và người già chạy khỏi thành phố, nơi phần lớn đã bị quân Nga biến thành đống đổ nát.
Lực lượng chiến đấu còn lại trú ẩn trong một công trình thép rộng lớn đã phớt lờ các tối hậu thư trước đó của Nga để đầu hàng và nói rõ vào hôm thứ Tư rằng lập trường của họ không thay đổi.
Ông David Arakhamia, một nhà đàm phán thứ hai, cho biết trong một bài đăng trực tuyến rằng ông và ông Podolyak thường xuyên liên lạc với quân đội Ukraine trong thành phố này.
“Hôm nay, trong một cuộc trò chuyện với những người bảo vệ thành phố, một đề nghị đã được đưa ra để tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp, tại chỗ, về việc di tản các đơn vị đồn trú của quân đội chúng tôi,” ông nói. “Về phần mình, chúng tôi sẵn sàng tiến hành các cuộc đàm phán như vậy bất cứ lúc nào ngay khi nhận được xác nhận từ phía Nga.”
28) Tổng thống Biden triệu tập các lãnh đạo quân sự
Hôm thứ Tư (20/04), Tổng thống Joe Biden đã triệu tập các nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ đến một cuộc họp thường niên tại Tòa Bạch Ốc. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt khi cuộc chiến ở Ukraine bước vào một giai đoạn mới đầy rủi ro và Hoa Thịnh Đốn có kế hoạch hỗ trợ vũ khí nhiều hơn.
Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết “nhiều chủ đề khác nhau” đã được thảo luận bởi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và các lãnh đạo quân sự cấp cao. Sự kiện này bao gồm một cuộc họp chính thức ở Cánh Tây cũng như một bữa tối tại dinh thự của tổng thống với các vị phu nhân hoặc hôn phu của các lãnh đạo sau đó.
Trong khi cuộc họp chính sách quân sự hàng năm hiếm khi lên mặt báo, nghị trình năm nay có các vấn đề quan trọng, đứng đầu là cuộc xung đột ở Ukraine mà các quan chức lo ngại có thể ảnh hưởng đến an ninh Âu Châu trong nhiều năm tới.
Nga cho biết họ đã bước vào một giai đoạn mới trong chiến dịch của họ và đang tìm cách “giải phóng” vùng Donbas ở miền đông Ukraine. Các đồng minh phương Tây dự đoán chiến dịch của Nga có thể kéo dài nhiều tháng, gây ra tình trạng bế tắc và thách thức khả năng chiến đấu của các chiến đấu cơ Ukraine.
Mở đầu cuộc họp, ông Biden đã ca ngợi sự kiên cường của quân đội Ukraine và nói rằng sự đoàn kết của NATO đã khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin bị bất ngờ.
“Họ cứng cỏi và đáng tự hào hơn tôi nghĩ; tôi rất ngạc nhiên về những gì họ đang làm với sự giúp đỡ của các vị,” ông Biden nói. “Tôi không cho là ông Putin ngờ được rằng cuộc chiến này có thể giúp chúng ta xích lại gần nhau.”
Hoa Kỳ dự kiến sẽ công bố một gói viện trợ quân sự khác cho Ukraine trong những ngày tới, gói này có khả năng tương đương với 800 triệu USD đã cam kết vào tuần trước (11-17/04).
29) Nga thử hỏa tiễn hạt nhân mới
Hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Sarmat được phóng trong một cuộc thử nghiệm tại phi trường vũ trụ Plesetsk ở vùng Arkhangelsk, Nga, trong bức ảnh tĩnh được trích từ một đoạn video được công bố hôm 20/04/2022. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga qua Reuters)
Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo về vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Sarmat đầu tiên của nước này. Tổng thống Vladimir Putin cho biết loại vũ khí này là độc nhất vô nhị và sẽ khiến những kẻ đe dọa Nga phải “suy nghĩ lại.”
Bộ cho biết hỏa tiễn được phóng hôm thứ Tư (20/04) từ cơ sở phóng Plesetsk ở miền bắc nước Nga và các đầu đạn thực hành của nó đã bắn trúng các mục tiêu được chỉ định tại trường bắn Kura thuộc vùng viễn đông bán đảo Kamchatka.
Sarmat là một hỏa tiễn hạng nặng, để thay thế hỏa tiễn Voyevoda do Liên Xô sản xuất, được phương Tây mệnh danh là Satan. Ông Putin và các quan chức của ông cho biết nó có khả năng xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tiềm năng nào.
Ông Putin gọi đây là “một sự kiện lớn, có ý nghĩa” đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Nga. Ông cho biết Sarmat sẽ bảo đảm an ninh cho Nga khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài và “khiến những ai, trong các hành vi mất kiểm soát, có những luận điệu hung hăng, cố gắng đe dọa đất nước chúng ta — phải suy nghĩ lại.”
Nga dựa vào các hỏa tiễn xuyên lục địa (ICBM) trên đất liền làm cốt lõi cho hoạt động răn đe hạt nhân và sẽ trông cậy vào Sarmat trong nhiều thập niên tới.
Hoa Kỳ có ICBM của riêng mình, nhưng đã hoãn lại và sau đó ngừng một vụ thử hỏa tiễn hạt nhân xuyên lục địa để tránh leo thang căng thẳng với Nga.
Mời quý vị xem toàn bộ bài viết tại đây.
30) Ngũ Giác Đài bình luận về cảnh báo hạt nhân của Ukraine
Tham vụ Báo chí Ngũ Giác Đài John Kirby nói với các ký giả hôm thứ Ba (19/04) rằng Hoa Kỳ không thấy cần thay đổi quan điểm răn đe hạt nhân của mình tại thời điểm này. Trước đó hôm 15/04, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Moscow có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine trong cuộc phỏng vấn với CNN.
Ông Kirby cho biết Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đang “liên tục theo dõi” các mối đe dọa hạt nhân đối với nước này và đã ghi nhận những nhận xét của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng Hai, khi ông ra lệnh cho quân đội Nga bắt đầu cuộc tấn công quân sự ở Ukraine.
Phát ngôn viên này cho biết: “Dựa trên những gì đang diễn ra ở Ukraine, và chắc chắn dựa trên những lời bình luận ban đầu, chúng tôi đang tích cực theo dõi từng ngày.”
“Chúng tôi không thấy có lý do gì để thay đổi quan điểm răn đe chiến lược của mình,” ông nói thêm. Hiện tại, Ngũ Giác Đài vẫn “tự tin rằng chúng tôi có khả năng, khi cần đến, để bảo vệ tổ quốc, các đồng minh và đối tác của chúng ta.”
31) Giải vô địch Wimbledon cấm các tay vợt đến từ Nga, Belarus
Các tay vợt đến từ Nga và Belarus sẽ không được phép thi đấu tại Wimbledon năm nay vì cuộc chiến ở Ukraine, câu lạc bộ All England thông báo hôm thứ Tư (20/04).
Các tay vợt nổi tiếng bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm bao gồm đương kim vô địch giải Hoa Kỳ Mở rộng Daniil Medvedev, người gần đây đã đạt vị trí số 1 trong bảng xếp hạng ATP và hiện đang là số 2; Andrey Rublev ở vị trí số 8 của giải nam; Aryna Sabalenka, người từng vào bán kết Wimbledon năm 2021 và đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng WTA; Victoria Azarenka, cựu tay vợt số 1 của giải nữ, từng hai lần vô địch Giải Úc Mở Rộng; và Anastasia Pavlyuchenkova, á quân Pháp Mở Rộng năm ngoái.
Giải vô địch Wimbledon bắt đầu vào ngày 27/06.
32) Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ nỗ lực ‘bình thường hóa’ cuộc sống ở vùng Donbas của Ukraine
Nga sẽ “hành động nhất quán” để bảo đảm rằng cuộc sống ở trung tâm công nghiệp phía đông của Ukraine được “bình thường hóa”, Tổng thống Vladimir Putin cho biết hôm thứ Tư (20/04).
Tại một cuộc họp với các thành viên của một nhóm bất vụ lợi do nhà nước tài trợ, ông Putin cam kết “chúng tôi sẽ hành động nhất quán và bảo đảm (rằng) cuộc sống ở Donbass được bình thường hóa.”
Ông Putin nói rằng các hành động thù địch ở miền đông Ukraine, nơi các phiến quân do Nga hậu thuẫn đã chiến đấu với quân đội Ukraine kể từ năm 2014, đã khiến Nga tiến hành một chiến dịch quân sự.
“Trong suốt tám năm nay, các cuộc ném bom, các cuộc pháo kích và các hành động thù địch tiếp tục xảy ra ở đó. Và tất nhiên, điều đó rất, rất khó khăn cho mọi người,” ông Putin nói. “Mục tiêu của chiến dịch này là giúp người dân của chúng ta sống ở Donbass.”
33) JPMorgan: Giá dầu có thể tăng vọt lên 185 USD/thùng nếu EU cấm dầu thô của Nga
Các nhà phân tích tại JPMorgan đã cảnh báo rằng lệnh cấm hoàn toàn và ngay lập tức đối với dầu nhập cảng từ Nga vào Liên minh Âu Châu có thể khiến giá dầu thô lên tới 185 USD/thùng.
Bà Natasha Kaneva, Trưởng bộ phận Chiến lược Hàng hóa Toàn cầu tại JPMorgan, cho biết trong một ghi chú được Bloomberg trích dẫn rằng nếu EU quyết định mở rộng lệnh cấm vận hạn chế đối với dầu của Nga theo một vòng trừng phạt mới chống lại Moscow, thì giá dầu thô Brent có thể tăng khoảng 65%.
Dự đoán về giá thảm khốc của JPMorgan được đưa ra khi giá năng lượng phải đối mặt với áp lực tăng sau cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Mời quý vị xem toàn bộ bài viết tại đây.
34) Nga: ‘Chúng tôi đang chờ phản hồi’ của Kyiv về các cuộc đàm phán hòa bình
Phát ngôn viên của Điện Kremlin cho biết Nga đã giao cho Ukraine một văn bản dự thảo khái quát các yêu cầu của nước này trong đàm phán hòa bình và hiện đang chờ Kyiv phản hồi.
Ông Dmitry Peskov nói trong cuộc họp với các phóng viên hôm thứ Tư (20/04) rằng Nga đã chuyển cho Ukraine một văn bản dự thảo có nội dung “hoàn toàn rõ ràng, ngôn ngữ chi tiết” và giờ “quyết định là ở họ, chúng tôi đang chờ phản hồi.”
Ông Peskov không cho biết thêm chi tiết. Ông đổ lỗi cho Ukraine vì tiến độ đàm phán chậm chạp, đồng thời cho rằng Kyiv liên tục đi chệch hướng so với các thỏa thuận đã xác nhận trước đó. Ông nói: “Cách làm việc ở phía Ukraine còn rất nhiều điều cần cải thiện, người Ukraine không cho thấy có khuynh hướng thúc đẩy quá trình đàm phán,” ông nói.
Ukraine đã trao cho Nga dự thảo của riêng mình vào tháng trước tại Istanbul, nơi hai bên tổ chức các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột. Không rõ mức độ thường xuyên mà hai bên trao đổi với nhau kể từ khi đó.
35) Quân đội Ukraine ở Mariupol không đầu hàng khi thời hạn của Nga hết hiệu lực
Một tối hậu thư của Nga yêu cầu quân đội Ukraine ở Mariupol đầu hàng hoặc chịu chết đã hết hiệu lực vào chiều thứ Tư (20/04) mà không có sự đầu hàng hàng loạt, nhưng chỉ huy của một đơn vị được cho là đang trấn giữ trong thành phố bị bao vây cho biết lực lượng của ông có thể sống sót chỉ vài ngày hoặc vài giờ nữa.
Hàng ngàn binh sĩ Nga được hỗ trợ bởi pháo binh và pháo phản lực đang cố gắng tiến công nơi khác trong trận chiến mà các quan chức Ukraine gọi là Trận chiến vùng Donbas.
Trong một đoạn video, chỉ huy Lữ đoàn Thủy quân lục chiến số 36 của Ukraine, một trong những đơn vị cuối cùng được cho là đang trấn giữ ở Mariupol, đã thỉnh cầu sự giúp đỡ của quốc tế để thoát khỏi vòng vây.
Phe ly khai do Nga hậu thuẫn cho biết ngay trước hạn chót 2 giờ chiều (11 giờ trưa theo giờ GMT) hôm thứ Tư rằng chỉ có năm người đầu hàng. Ngày hôm trước, Nga cho biết không có ai đáp ứng một yêu cầu đầu hàng tương tự.
36) Bộ Quốc phòng Nga tìm cách giấu kín hơn nữa về số binh sĩ tử trận ở Ukraine
Bộ Quốc phòng Nga đã đề nghị rằng thân nhân của các binh sĩ thiệt mạng ở Ukraine nên nộp đơn cho các quan chức quân sự thay vì dân sự để được trợ cấp, phủ thêm một tầng bí mật về những tổn thất trong chiến tranh của họ.
Nga đã xếp các trường hợp tử vong trong quân đội là bí mật quốc gia ngay cả trong thời bình và đã không cập nhật số liệu thương vong chính thức của họ ở Ukraine trong gần bốn tuần.
Trong đề nghị của mình, Bộ Quốc phòng yêu cầu các khoản trợ cấp trả cho gia đình các liệt sĩ không còn do các quan chức dân sự giám sát mà thay vào đó là các văn phòng tuyển quân. Họ cho biết hành động này được thiết lập để “giới hạn số lượng người” biết thông tin về các binh sĩ Nga thiệt mạng ở Ukraine.
Đề nghị này đã xuất hiện trên một trang web thông tin pháp lý của chính phủ. Không rõ khi nào nó sẽ được chính phủ xem xét.
Bộ cho biết hôm 25/03 rằng 1,351 binh sĩ Nga đã thiệt mạng và 3,825 người bị thương kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt của họ ở Ukraine vào ngày 24/02.
37) Ngoại trưởng: Đức không tiết lộ tất cả các vũ khí đã gửi cho Ukraine
Ngoại trưởng Annalena Baerbock cho biết Berlin đã quyết định không công khai tất cả các loại vũ khí mà họ đã gửi để trợ giúp Ukraine, đồng thời cho biết thêm rằng Đức sẽ giúp Kyiv bảo trì các hệ thống vũ khí tiên tiến hơn mà nước này có thể mua và huấn luyện binh sĩ để sử dụng chúng.
“Chúng tôi đã chuyển giao hỏa tiễn chống tăng, hỏa tiễn Stinger và những thứ khác mà chúng tôi chưa bao giờ nói công khai để việc giao hàng này có thể diễn ra nhanh chóng,” bà nói tại một cuộc họp báo ở Riga với người đồng cấp Latvia.
Khi được hỏi liệu Đức có gửi hệ thống pháo Panzerhaubitze 2000 của mình — vũ khí mà một số chuyên gia cho rằng Ukraine cần để tổ chức một cuộc phản công chống lại các lực lượng Nga ở khu vực Donbas của họ — hay không, bà cho biết Đức sẽ huấn luyện binh sĩ của Kyiv cách sử dụng và bảo trì các hệ thống tiên tiến hơn mà Ukraine có thể có được từ các nước đồng minh khác hoặc trực tiếp mua.
Bà nói: “Nếu các đối tác giao pháo mà chúng tôi không thể giao được nữa, chúng tôi sẽ giúp huấn luyện và bảo trì.”
38) Nghị sĩ Ukraine tuyên bố Moscow đã cưỡng ép di dời 500,000 người đến Nga
Moscow đã cưỡng ép di dời 500,000 người từ Ukraine đến Nga, một thành viên hàng đầu của nghị viện ở Kyiv nói với các nhà lập pháp Âu Châu hôm thứ Tư (20/04), kêu gọi Hội Chữ Thập Đỏ thiết lập liên lạc với những người mất tích.
Ông Mykyta Poturayev, người đứng đầu ủy ban nhân đạo của Nghị viện Ukraine tuyên bố: “Nửa triệu công dân Ukraine đã bị ép di dời từ Ukraine đến Liên bang Nga mà không có sự đồng ý từ phía họ.”
Reuters không thể xác minh độc lập con số do ông Poturayev đưa ra, người không cung cấp chi tiết hoặc bằng chứng hỗ trợ.
Ông Poturayev nói với các thành viên của Nghị viện Âu Châu qua liên kết video: “Thật không may là giờ đây ngay cả cơ hội (để liên lạc) với những người này cũng không có.”
Reuters đã gửi yêu cầu bình luận tới Bộ Ngoại giao Nga.
Công ước Geneva năm 1949, vốn định ra các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về đối xử nhân đạo trong xung đột, nghiêm cấm việc cưỡng ép di dời hàng loạt dân thường trong cuộc xung đột đến lãnh thổ của cường quốc chiếm đóng, coi đó là một tội ác chiến tranh.
Moscow đã phủ nhận việc cố ý nhắm vào dân thường kể từ khi xâm lược Ukraine vào ngày 24/02 trong điều mà họ gọi là một chiến dịch quân sự đặc biệt và nói rằng họ đang cung cấp viện trợ nhân đạo cho những người muốn rời đi.
Một nghị quyết của chính phủ Nga hôm 12/03 liệt kê nơi ở của 95,909 người đã rời Ukraine trên khắp nước Nga, bao gồm cả ở hai khu vực ly khai mà Moscow tuyên bố là các nhà nước độc lập.
Một tháng sau, quân đội Nga cho biết họ đã giải cứu 138,014 dân thường khỏi Mariupol, khi giao tranh diễn ra ngày càng dữ dội tại thành phố bị bao vây này.
39) Anh nhắm đến sở giao dịch chứng khoán Moscow trong nỗ lực ngăn đầu tư vào Nga
Các nhà chức trách Anh dự định hủy bỏ tư cách sàn giao dịch chứng khoán được công nhận của Sở Giao dịch Chứng khoán Moscow ở Anh, để đáp trả những hạn chế của Nga đối với các nhà đầu tư ngoại quốc và ngăn cản đầu tư vào Nga trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine.
Hành động này có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ không thể tiếp cận một số lợi ích về thuế của Vương quốc Anh khi giao dịch chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán Moscow (MOEX), theo một thông báo ngày 19/04 của HM Revenue & Customs (HMRC).
“Khi chúng tôi tiếp tục cô lập Nga để đối phó với cuộc chiến phi pháp của họ ở Ukraine, việc thu hồi tư cách được công nhận của Sở Giao dịch Chứng khoán Moscow sẽ gửi đi một thông điệp rõ ràng — không có cơ hội nào cho các khoản đầu tư mới vào Nga,” Bộ trưởng Tài chính Anh Lucy Frazer cho biết trong một tuyên bố.
40) Cố vấn Tổng thống: Quân đội Ukraine chặn bước tiến của Nga về phía Sloviansk
Quân đội Ukraine đã chặn một cuộc tiến công của lực lượng Nga từ thành phố Izyum ở phía đông bắc tới Sloviansk gần đó, ông Oleksiy Arestovych, một cố vấn của Tổng thống Ukraine cho biết hôm thứ Tư (20/04).
“Họ đã tập trung lực lượng của mình ở đó, đó là nơi họ đang cố gắng tiến lên, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa thành công,” ông tuyên bố trong một video.
41) Thăm dò dư luận: Ngày càng nhiều người Thụy Điển ủng hộ việc gia nhập NATO
Hôm thứ Tư (20/04), một cuộc thăm dò cho thấy ngày càng nhiều người Thụy Điển ủng hộ việc gia nhập NATO, khi các nhà hoạch định chính sách ở cả Thụy Điển và Phần Lan đang cân nhắc xem liệu cuộc xâm lược Ukraine của Nga có dẫn đến việc chấm dứt hàng thập niên trung lập về quân sự hay không.
Cuộc thăm dò do báo Aftonbladet ủy quyền cho Demoskop thực hiện cho thấy 57% người Thụy Điển hiện ủng hộ gia nhập NATO, tăng từ 51% hồi tháng Ba. Số người phản đối việc tham gia giảm từ 24% xuống 21%, trong khi số người chưa quyết giảm từ 25% xuống 22%.
Cuộc thăm dò hồi tháng Ba là cuộc thăm dò đầu tiên cho thấy đa số người Thụy Điển ủng hộ việc gia nhập NATO.
Thụy Điển đã không có chiến tranh kể từ thời Napoleon và đã xây dựng chính sách an ninh của mình xoay quanh việc “không tham gia vào các liên minh quân sự.”
Nhưng giống như Phần Lan, cuộc xâm lược Ukraine đã buộc họ phải suy ngẫm lại.
Chính phủ Thụy Điển đang đánh giá lại chính sách an ninh trong một báo cáo trước cuối tháng Năm và các thành viên Đảng Dân Chủ Xã Hội cầm quyền đang tổ chức một cuộc tranh luận nội bộ về việc có nên từ bỏ sự phản đối lâu nay của họ đối với NATO hay không.
Cuộc thăm dò của Demoskop, gồm 1,177 cuộc phỏng vấn được thực hiện từ ngày 14/04 đến ngày 19/04, cũng cho thấy sự ủng hộ ngày càng tăng của các cử tri Đảng Dân Chủ Xã Hội, với nhiều người ủng hộ việc tham gia liên minh hơn là phản đối.
42) Đức bác bỏ lời khẳng định của đại sứ Ukraine về việc có thêm phương tiện chiến đấu
Chính phủ và quân đội Đức đang bác bỏ lời khẳng định của đại sứ Ukraine rằng nước này có thể dành ra xe chiến đấu bọc thép để giao cho Kyiv.
Đại sứ Andriy Melnyk, người thường xuyên chỉ trích sự chậm chạp của Đức trong việc giao vũ khí và các vấn đề khác, lập luận rằng quân đội Đức (Bundeswehr) sử dụng khoảng 100 xe Marder để huấn luyện và chúng có thể được chuyển giao cho Ukraine ngay lập tức.
Nhưng phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Arne Collatz hôm thứ Tư (20/04) cho biết Đức cần các phương tiện này để khai triển ở sườn phía đông của NATO và để huấn luyện. Ông nói rằng “việc giao hàng từ kho chứa ‘vật liệu nặng’ của Bundeswehr… không trong dự kiến.”
Ông đưa ra những nhận xét này sau khi phó tổng tham mưu trưởng quân đội Đức, Trung tướng Markus Laubenthal, nói với kênh truyền hình ZDF rằng quân đội có “cam kết rộng rãi” và cần những hệ thống vũ khí mà họ có.
Ông Melnyk cũng chỉ trích sự miễn cưỡng của Thủ tướng Olaf Scholz trong việc cam kết giao trực tiếp vũ khí hạng nặng như xe tăng.
Ông Scholz phải đối mặt với áp lực từ nhiều thành phần trong liên minh của chính ông và đảng đối lập chính của Đức trong việc cung cấp những vũ khí như vậy.
Thủ tướng Olaf Scholz cho biết hôm thứ Ba rằng Đức đang đạt đến giới hạn khả năng giao vũ khí từ kho dự trữ của mình và sẽ tài trợ cho việc mua thiết bị của Ukraine từ một danh sách do ngành công nghiệp quốc phòng Đức lập ra. Điều đó không làm hài lòng các nhà phê bình, những người đã kêu gọi Đức giao trực tiếp vũ khí hạng nặng như xe tăng.
43) Liên Hiệp Quốc: Hơn 5 triệu người đã chạy khỏi Ukraine
Cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 5 triệu người hiện đã rời khỏi Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24/02.
Hôm thứ Tư (20/04), Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn tại Geneva đã công bố tổng số người tị nạn đang ở mức 5.01 triệu người.
Hơn một nửa trong tổng số này, tức hơn 2.8 triệu người, ít nhất là ban đầu đã chạy sang Ba Lan. Mặc dù nhiều người đã ở lại đó, nhưng một con số không xác định đã đi tiếp. Có rất ít kiểm tra biên giới trong Liên minh Âu Châu.
UNHCR cho biết hôm 30/03 rằng 4 triệu người đã rời khỏi Ukraine. Trong những tuần gần đây, cuộc di cư có phần chậm hơn so với lúc bắt đầu chiến tranh.
Ngoài những người tị nạn, Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 7 triệu người đã phải rời khỏi nhà cửa bên trong lãnh thổ Ukraine.
Ukraine có dân số trước chiến tranh là 44 triệu người.
44) Na Uy sẽ tặng các hệ thống phòng không cho Ukraine
Na Uy sẽ tài trợ khoảng 100 hệ thống phòng không cho Ukraine với việc Bộ trưởng Quốc phòng của quốc gia Scandinavia này nói rằng “nước này đang phụ thuộc vào sự trợ giúp của quốc tế để chống lại cuộc xâm lược của Nga.”
Ông Bjørn Arild Gram cho biết Na Uy đã tặng các hệ thống hỏa tiễn tầm ngắn Mistral do Pháp sản xuất hiện đang được Lực lượng Vũ trang Na Uy loại bỏ dần, “nhưng nó vẫn là một vũ khí hiện đại và hiệu quả sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Ukraine,” ông nói.
Ông cho biết thêm, các vũ khí đã rời khỏi Na Uy, quốc gia trước đây đã viện trợ 4,000 hỏa tiễn chống tăng, thiết bị bảo hộ và các thiết bị quân sự khác cho Ukraine.
45) Chỉ huy thủy quân lục chiến ở Mariupol kêu gọi giúp đỡ, Ukraine cố gắng di tản thường dân
Một chỉ huy lực lượng hải quân Ukraine tại thành phố Mariupol bị bao vây cho biết quân của ông có thể cầm cự trong vài giờ nữa khi Ukraine cố gắng di tản 6,000 phụ nữ, trẻ em và người già vào hôm thứ Tư (20/04).
Thị trưởng Mariupol Vadym Boichenko kêu gọi thường dân rời đi, nói rằng 90 xe buýt đang chờ để đi vào những gì còn sót lại của thành phố bị tàn phá này theo một thỏa thuận sơ bộ với Nga về việc thiết lập một hành lang an toàn.
Trong một video được đăng trực tuyến vài giờ trước đó, ông Serhiy Volyna, chỉ huy lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36 của Ukraine vẫn đang chiến đấu ở Mariupol, kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp di tản các binh sĩ Ukraine bị thương và gia đình của họ.
“Đây là lời kêu gọi của chúng tôi với thế giới. Nó có thể là lời cuối cùng của chúng tôi. Chúng tôi có thể chỉ còn vài ngày hoặc vài giờ nữa,” ông nói, mặc một chiếc áo khoác rằn ri. “Các đơn vị của địch quân lớn hơn chúng tôi hàng chục lần, họ chiếm ưu thế trên không, trong pháo binh, bộ binh, trang bị và xe tăng.”
Reuters không thể xác minh độc lập đoạn video được đăng trên ứng dụng nhắn tin Telegram này.
Những người lính cuối cùng này đang trú ẩn tại một nhà máy thép rộng lớn ở Mariupol và đã bị Nga ra tối hậu thư yêu cầu đầu hàng.
Cả ông Boichenko và Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk đều nhấn mạnh rằng thỏa thuận thiết lập một hành lang nhân đạo ra khỏi Mariupol chỉ là một thỏa thuận sơ bộ.
Các thỏa thuận trước đây đã sụp đổ, mỗi bên đều đổ lỗi cho bên kia. Một nỗ lực của Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc tế nhằm di tản dân thường cũng không thành công.
“Với tình hình nhân đạo thảm khốc ở Mariupol, đây là nơi chúng tôi sẽ tập trung nỗ lực vào ngày hôm nay,” bà Vereshchuk viết trên Facebook. “Do tình hình an ninh rất khó khăn, những thay đổi có thể xảy ra trong quá trình thiết lập hành lang này.”
Mariupol, nơi sinh sống của hơn 400,000 người trước chiến tranh, là một cảng quan trọng cho xuất cảng công nghiệp và nông nghiệp và là nơi tọa lạc của một số nhà máy luyện kim lớn nhất của Ukraine.
Việc chiếm được thành phố này sẽ giúp Nga có toàn quyền kiểm soát bờ Biển Azov và giành được một lối đi trên bộ an toàn nối liền lục địa Nga và lãnh thổ ly khai thân Nga ở phía đông với bán đảo Crimea mà Moscow chiếm giữ và sáp nhập vào năm 2014.
46) Cố vấn Tổng thống Zelensky đưa ra cảnh báo về đàm phán hòa bình
Cố vấn cao cấp của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cảnh báo rằng các cuộc đàm phán hòa bình với Moscow có thể bị chấm dứt nếu quân đội Nga chiếm Mariupol, một thành phố cảng có giá trị chiến lược trên Biển Đen.
Trình bày trong cuộc họp báo hôm thứ Ba, cố vấn tổng thống Alexey Arestovich đã thảo luận về những diễn biến trong cuộc xung đột, cụ thể là nỗ lực mới nhất của Nga nhằm giải phóng toàn bộ lãnh thổ mà các nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng tuyên bố là lãnh thổ có chủ quyền của họ, cũng như triển vọng về một thỏa thuận dàn xếp để chấm dứt chiến tranh.
Tuy nhiên, nếu quân đội Nga thành công trong việc chiếm trọn Mariupol — một cảng quan trọng và thành phố lớn thứ hai ở tỉnh Donetsk — thì “có thể sẽ không có các cuộc đàm phán hòa bình,” ông Arestovych nói.
“Khi đó, hướng hành động chính của chúng tôi sẽ là tiêu diệt hoàn toàn kẻ thù, dựa vào viện trợ của phương Tây và thực tế là không có ai viện trợ cho người Nga,” vị cố vấn này tiếp tục.
Chứng kiến một số cuộc giao tranh khốc liệt nhất trong suốt cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, hiện phần lớn Mariupol nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nga, với một trong những nhóm chiến đấu lớn cuối cùng của quân đội Ukraine đang tập kết tại nhà máy thép Azovstal của thành phố.
Trước đó hôm thứ Ba (19/04), quân đội Nga cho biết họ sẽ cho phép những người lính này đầu hàng nếu họ hạ vũ khí — bao gồm cả các chiến binh thuộc “tiểu đoàn dân tộc chủ nghĩa” và “lính đánh thuê ngoại quốc” — yêu cầu họ rời khỏi cơ sở này vào buổi trưa theo giờ Moscow. Họ sau đó đã đưa ra một đề nghị khác, đẩy lùi thời hạn trong khi tuyên bố rằng quân đội sẽ được phép rời đi dọc theo một “hành lang nhân đạo” cụ thể, nhưng không nhận được phản hồi từ các quan chức Ukraine.
47) Nga cáo buộc OSCE ‘làm gián điệp’ cho Ukraine
Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Âu Châu (OSCE) đã hợp tác với chính phủ Ukraine trong cuộc chiến chống lại các nước cộng hòa ở vùng Donbas và cố gắng che đậy các hành vi phạm tội của các lực lượng dân tộc chủ nghĩa Ukraine, phó đại diện của Nga tại Liên Hiệp Quốc nói trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Ba (19/04).
Các cáo buộc được đưa ra khi ông Dmitry Polyansky chỉ trích các cường quốc phương Tây, nói rằng họ đang thể hiện sự đạo đức giả trong cuộc khủng hoảng an ninh ở Ukraine. Nhà ngoại giao này cho biết Mỹ và các đồng minh theo đuổi lợi ích vị kỷ của họ hơn là lợi ích của người dân Ukraine, khi họ kích động những hành động thù địch ở quốc gia Đông Âu này.
Ông tuyên bố: “Chúng tôi đã thu được bằng chứng mới nhất về việc thủ đoạn của các vị trong việc xây dựng một ‘trật tự dựa trên luật pháp’ dơ bẩn như thế nào, khi chúng tôi phát hiện ra bằng chứng cho thấy phái bộ giám sát đặc biệt của OSCE ở Ukraine chỉ đơn giản là do thám cho Kyiv thay vì ghi lại các hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn.” Quan chức này cho biết Nga đang thu thập thêm bằng chứng để trình bày vụ việc chống lại các giám sát viên.
48) Ngũ Giác Đài: Quân đội Ukraine đã có thêm phi cơ và các linh kiện để sửa chữa phi cơ
Quân đội Ukraine đã nhận thêm phi cơ cũng như các linh kiện để sửa chữa nhằm đưa những phi cơ bị hư hỏng bay trở lại, Ngũ Giác Đài cho biết hôm thứ Ba (19/04).
Ukraine đã thách thức những dự đoán của các đồng minh và các chuyên gia quân sự bằng cách không chỉ duy trì hoạt động của lực lượng không quân gần hai tháng sau khi Nga bắt đầu xâm lược mà còn thực sự sửa chữa phi cơ và, dường như còn bổ sung vào kho hàng của họ.
Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài John Kirby không cung cấp chi tiết về việc quốc gia nào cung cấp phi cơ, nhưng thừa nhận việc chuyển giao mới và cho biết Ukraine có nhiều chiến đấu cơ có thể hoạt động hơn so với hai tuần trước.
“Họ đã nhận được thêm phi cơ và các linh kiện phi cơ để giúp họ có thêm phi cơ trên không,” ông Kirby nói trong một cuộc họp báo mà không nêu chi tiết.
Ông Kirby cho biết Hoa Thịnh Đốn đã không cung cấp bất kỳ phi cơ nào cho Kyiv.
Ông nói: “Chúng tôi chắc chắn đã hỗ trợ vận chuyển một số phụ tùng thay thế đã giúp đáp ứng nhu cầu về phi cơ của họ, nhưng chúng tôi đã không vận chuyển phi cơ nguyên chiếc.”
Tuy nhiên, điều đó có thể sẽ sớm thay đổi. Hoa Kỳ đã công bố kế hoạch chuyển giao các phi cơ trực thăng do Nga sản xuất cho Ukraine, vốn từng được dự định cấp cho Afghanistan.
Hơn 50 ngày sau cuộc chiến, vùng trời Ukraine vẫn còn tranh chấp, một phần bởi đội phi cơ và hệ thống phòng không của Ukraine, bao gồm cả hỏa tiễn đất đối không vác vai di động do Hoa Kỳ và các đồng minh cung cấp.
49) Chủ tịch Hội đồng EU bất ngờ đến thăm Kyiv
Hôm thứ Tư (20/04), Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv sau chuyến đi đến thủ đô Ukraine của người đứng đầu cơ quan điều hành EU hồi đầu tháng, nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với quốc gia đang chống lại cuộc xâm lược của Nga này.
“Hiện đang ở Kyiv hôm nay,” ông Michel, người đứng đầu Hội đồng Âu Châu đại diện cho 27 quốc gia thành viên của Liên minh Âu Châu, cho biết trong một tweet đính kèm một bức ảnh chụp ông tại một nhà ga xe lửa.
50) Nhật Bản chính thức hủy bỏ quy chế ‘tối huệ quốc’ của Nga
Hôm thứ Tư (20/04), Nhật Bản đã chính thức thu hồi quy chế thương mại “tối huệ quốc” của Nga sau cuộc xâm lược Ukraine, khi Tokyo tăng cường các biện pháp trừng phạt trong bối cảnh có thông tin rằng quân đội Nga thực hiện những hành động tàn bạo trên diện rộng đối với dân thường.
Việc tước bỏ quy chế thương mại của Nga là hành động mới nhất của Nhật Bản chống lại Moscow và nằm trong danh sách các biện pháp trừng phạt mà Thủ tướng Fumio Kishida đã công bố vào tháng trước, cũng bao gồm quyết định trục xuất tám nhà ngoại giao và quan chức thương mại Nga.
Việc Nghị viện Nhật Bản thu hồi quy chế thương mại của Nga, kết hợp với các lệnh trừng phạt khác do các nước khác cùng áp đặt, được cho là sẽ tăng cường áp lực lên Nga, nhưng các hành động này cũng có thể khiến Moscow đáp trả. Việc thu hồi quy chế thương mại áp dụng cho thuế quan đối với tất cả các mặt hàng nhập cảng của Nga.
Quyết định hôm thứ Tư của nghị viện này cũng bao gồm việc sửa đổi luật ngoại hối để ngăn chặn việc chuyển tiền ảo do những người bị phong tỏa tài sản nắm giữ.
Nhật Bản đang đóng một vai trò lớn hơn trong nỗ lực quốc tế chống lại Nga vì lo ngại về tác động của cuộc xâm lược này ở Đông Á, nơi quân đội Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng.
Nhật Bản cũng đã phong tỏa tài sản của hàng trăm cá nhân và tổ chức Nga, đồng thời cấm đầu tư và thương mại mới, bao gồm cả việc xuất cảng hàng hóa có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Nhật Bản cũng công bố kế hoạch loại bỏ dần việc nhập cảng than của Nga.
Hôm thứ Tư, tám nhà ngoại giao Nga bị trục xuất đã rời Đại sứ quán Nga ở Tokyo trên một chiếc xe buýt đến phi trường quốc tế Haneda, nơi họ đáp một chuyến phi cơ của chính phủ Nga để về nước.
Nhật Bản đã phải đối mặt với sự trả đũa từ Nga. Moscow gần đây đã tuyên bố đình chỉ các cuộc đàm phán về một hiệp ước hòa bình với Tokyo, bao gồm cả các cuộc đàm phán về các hòn đảo do Nga quản lý mà Liên Xô cũ chiếm giữ từ Nhật Bản vào cuối Đệ nhị Thế chiến.
51) Anh cho biết sự hiện diện quân sự của Nga ở biên giới phía đông Ukraine vẫn tiếp tục tăng cường
Một bản cập nhật quân sự của Anh hôm thứ Tư (20/04) cho biết sự hiện diện quân sự của Nga ở biên giới phía đông của Ukraine đang tiếp tục tăng cường, đồng thời cho biết thêm rằng giao tranh ở khu vực Donbas đang gia tăng khi các lực lượng Nga tìm cách đột phá phòng tuyến của Ukraine.
“Hoạt động không quân của Nga ở miền bắc Ukraine có khả năng vẫn ở mức thấp kể từ khi họ rút quân khỏi phía bắc Kyiv. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ xảy ra các cuộc không kích chính xác nhằm vào các mục tiêu ưu tiên trên khắp Ukraine,” bản cập nhật được đăng trên Twitter cho biết.
“Các cuộc tấn công của Nga vào các thành phố trên khắp Ukraine cho thấy ý định của họ là cố gắng làm gián đoạn sự di chuyển của quân tiếp viện và vũ khí của Ukraine ở miền đông nước này,” bản cập nhật cho biết thêm.
Epoch Times không thể xác minh thông tin này.
52) Nga đưa ra thời hạn đầu hàng mới ở Mariupol khi phương Tây hứa viện trợ nhiều vũ khí hơn cho Ukraine
Các binh sĩ Ukraine đứng cạnh xe chở quân bọc thép (APC) của họ, cách chiến tuyến với quân đội Nga không xa, tại quận Izyum, vùng Kharkiv hôm 18/04/2022, trong cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. (Ảnh: Anatolii Stepanov/AFP qua Getty Images)
Sau khi một tối hậu thư đầu hàng trước đó hết hiệu lực và nửa đêm đến gần, Bộ Quốc phòng Nga cho biết không có một binh sĩ Ukraine nào hạ vũ khí và họ đã gia hạn đề nghị này. Các chỉ huy Ukraine đã tuyên bố sẽ không đầu hàng.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Các lực lượng vũ trang của Nga, hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc nhân đạo, một lần nữa đề nghị rằng các chiến binh thuộc các tiểu đoàn chủ nghĩa dân tộc và lính đánh thuê ngoại quốc ngừng các hoạt động quân sự của họ từ 14 giờ theo giờ Moscow vào ngày 20/04 và hạ vũ khí.”
Hoa Kỳ, Canada, và Anh cho biết họ sẽ gửi thêm vũ khí pháo binh.
Tham vụ Báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thêm đạn dược cho họ, vì chúng tôi sẽ cung cấp cho họ nhiều hỗ trợ quân sự hơn nữa.”
Nhiều nguồn tin nói với Reuters rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dự kiến sẽ công bố một gói viện trợ quân sự mới có quy mô tương đương gói viện trợ quân sự trị giá 800 triệu USD của tuần trước trong những ngày tới.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn nhân đạo bốn ngày trong cuộc giao tranh vào cuối tuần này, khi những người theo đạo Chính Thống Giáo tổ chức Lễ Phục Sinh, để cho phép dân thường chạy nạn và viện trợ nhân đạo được chuyển đến.
53) Nga tăng cường thêm binh lính và gây sức ép tấn công ở phía đông
Nga đã tấn công các thành phố và thị trấn dọc theo một mặt trận hình boomerang dài hàng trăm dặm và đổ thêm quân vào Ukraine hôm thứ Ba, trong một trận chiến quan trọng có khả năng giành quyền kiểm soát vùng trung tâm công nghiệp phía đông của nước này, nơi có các mỏ và nhà máy than.
Nếu thành công, cuộc tấn công của Nga ở vùng được gọi là Donbas về căn bản sẽ chia đôi Ukraine. Tại Mariupol, thành phố cảng hiện đang bị tàn phá ở Donbas, quân đội Ukraine cho biết quân đội Nga đang thả bom hạng nặng để san phẳng những gì còn sót lại của một nhà máy thép ngổn ngang và đánh trúng một bệnh viện nơi hàng trăm người đang ở đó.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết các lực lượng của Moscow đã bắn phá nhiều địa điểm quân sự của Ukraine, bao gồm cả các nơi tập trung binh lính và kho chứa hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân, ở bên trong hoặc gần một số thành phố hoặc làng mạc.
Những tuyên bố đó không thể được xác minh một cách độc lập.
Trong điều mà cả hai bên đều mô tả là một giai đoạn mới của cuộc chiến, cuộc tấn công của Nga bắt đầu hôm thứ Hai dọc theo một mặt trận kéo dài hơn 300 dặm (480 km) từ phía đông bắc Ukraine đến phía đông nam của nước này.
54) Hoa Kỳ, Anh, Canada cam kết gửi thêm vũ khí pháo binh cho Ukraine
Hôm thứ Ba (19/04), các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Anh và Canada đã cam kết gửi thêm vũ khí pháo binh tới Ukraine trước cuộc tấn công tổng lực của Nga vào miền đông của quốc gia.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson, và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã hành động sau khi họ và các nhà lãnh đạo đồng minh khác tham gia cuộc gọi video được bảo mật, trong bối cảnh cuộc xâm lược của Nga bước sang một giai đoạn mới.
Khi được các phóng viên hỏi trong một chuyến thăm tới New Hampshire về việc liệu Hoa Kỳ có gửi thêm pháo cho Ukraine hay không, Tổng thống Biden đã trả lời là có.
Tại London, ông Johnson nói với các nhà lập pháp: “Cuộc chiến này sẽ trở thành một cuộc xung đột pháo binh, họ cần được viện trợ nhiều pháo hơn, đó là những gì chúng ta sẽ cung cấp cho họ… ngoài nhiều hình thức hỗ trợ khác.”
Ông Trudeau cho biết Canada sẽ gửi pháo hạng nặng và hứa cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Tham vụ Báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki nói với các phóng viên trên chuyên cơ Không Lực Một rằng các nhà lãnh đạo đã tái khẳng định cam kết cung cấp hỗ trợ về an ninh và kinh tế cũng như nhân đạo cho Ukraine.
Bà Psaki nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thêm đạn dược cho họ, vì chúng tôi sẽ cung cấp cho họ nhiều hỗ trợ quân sự hơn.” Bà cho biết Hoa Kỳ đang chuẩn bị một vòng trừng phạt khác để áp đặt lên Moscow.
Tin tổng họp