Trung Cộng tức tối khi Mỹ-Nhật-Úc giành mất tuyến cáp Thái Bình Dương

Lời người post: tuyến cáp là gì? 

Tuyến cáp Internet từ Mỹ đến Đông Nam Á năm 2009

Tuyến cáp là Asia-America Gateway (AAG) là một hệ thống cáp quang thông tin và đường giây Internet ngầm chạy dài dưới đáy biển 20,000 km  (12,000 miles) nối kết lục địa Hoa Kỳ với Đông Nam Á dưới đáy biển Thái Bình Dương qua trạm trung chuyển ở đảo Guam và Hawaii (1) & (2).
Vốn nối kết giây cáp AAG là khoảng 500 triệu USD, được đầu tư bởi 19 quốc gia gồm: AT&T (Hoa Kỳ), BayanTel (Philippines), Bharti (Ấn Độ), BT Global Network Services (UK), CAT Telecom (Thái Lan), ETPI (Philippines), FPT Telecom (Việt Nam), Authority for Info-Communications Technology Industry (Brunei Darussalam), Indosat (Indonesia), PLDT (Philippines), Saigon Postal Corporation (Việt Nam), StarHub (Singapore), Ezecom/Telcotech (Campuchia), Telkom Indonesia (Indonesia), Telstra (Úc), Telekom Malaysia (Malaysia), Telecom New Zealand (New Zealand), Viettel (Việt Nam), và Sở Bưu Chính Viễn thông Việt Nam – VNPT (Việt Nam). Tuyến cáp có điểm nối tới đất liền tại Hoa Kỳ, Hawaii, Guam, Philippines, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei và Việt Nam.(3) & (4)

Như vậy dự án cáp quan xuyên đại lục Mỹ-Đông Nam Á năm 2009 không có bàn tay nào của Trung Cộng nhúng vào.  Các đường cáp quan này chạy dưới lòng biển và rất khó phá hỏng. Tuy vậy cách thiết kế đường giây cáp này nếu có bị đứt, nếu có bị đứt vì bất cứ lý do gì dễ thay thế từng đoạn.

Từ khi Tập Cận Bình lên làm Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Tàu, bất cấp lời khuyên của Đặng Tiểu Bình là “dấu mình chờ thời”,  Tập Cận Bình lại dương móng vuốt  khắp năm châu bốn bể, đặc biệt nhất là “One Belt, One Road” (Một Vành Đai, Một Con Đường). Trung Cộng bỏ tiền ra cho vay “bẫy nợ”, xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc cũng như nối các tuyến giây cáp dưới biển đến các nước hoặc quốc đảo trên tuyến “Một Vành Đai, Một Con Đường” hầu dễ bề kiểm soát và khống chế. Đáng để ý nhất là ba quốc đảo: Kiribati, Nauru và Micronesia nằm ở những vị trí chiến lược của Thái Bình Dương.

Theo RFI đưa tin: Bắc Kinh vuột mất dự án cáp quang chiến lược này

Mỹ-Nhật-Úc hôm 13/12 loan báo việc xây dựng đường cáp mới nhằm cải biến giao thông internet giữa Kiribati, Nauru và Micronesia, trong khi từ lâu Trung Cộng vẫn mong kiểm soát được dự án chiến lược này. Bắc Kinh vô cùng tức tối: trong bài xã luận hôm qua, Hoàn cầu Thời báo cáo buộc đây là sự “ép buộc về kinh tế do Mỹ tổ chức”.

Hồi đầu năm nay, Trung Cộng hy vọng công ty HMN Technologies, trước đây mang tên Hoa Vi (Huawei Marine Networks) giành được dự án. Nhưng khả năng chiến thắng của công ty thân cận với nhà cầm quyền Bắc Kinh khiến nhiều nhà tài chính quốc tế liên quan lo sợ, thúc đẩy Hoa Kỳ phải can dự qua liên kết với đồng minh Úc, Nhật Bản. Ba nước đồng mình chống Trung Cộng này cho biết với nguồn vay của các ngân hàng công, sẽ xây dựng tuyến cáp giúp chuyển dữ liệu phục vụ 100,000 dân của ba tiểu đảo quốc Thái Bình Dương chưa được được kết nối internet để hỗ trợ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống xã hội.

Thông cáo chung của ba chính phủ Mỹ-Nhật-Úc không nêu ra chi phí của dự án đặc biệt. Đối với Tokyo, Canberra và Washington, sự kết hợp này nhằm chặn bước tiến của Bắc Kinh tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Để khống chế khu vực, Trung Cộng bên cạnh việc “hào phóng” tài trợ cơ sở hạ tầng, còn khởi động “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” bằng cách thúc đẩy các công ty công nghệ giành lấy những dự án hiện đại hóa mạng lưới viễn thông và đặt cáp ngầm dưới biển. Những mạng cáp quang chuyển tải 95% dữ liệu của hành tinh là cơ sở hạ tầng thiết yếu cần cho các hoạt động thường nhật, đời sống kinh tế và cả liên lạc quân sự, việc kiểm soát chúng mang tầm chiến lược trong trường hợp xung đột.

Những tháng gần đây, nhà cầm quyền Úc đã nhiều lần chặn bàn tay các công ty Trung Cộng. Hồi tháng 10, hãng Úc Telstra thông báo mua lại Digicel Pacific, công ty đang kiểm soát các mạng điện thoại di động ở Papouasie-Tân Ghinê, Vanuatu, Samoa, Nauru. Lo ngại China Mobile sẽ nắm được Digicel Pacific, chính phủ Úc chấp nhận chi ra 1.3 tỉ đô la để tài trợ cho thương vụ trị giá 1.6 tỉ đô la này.


 

(1) “Asia-America Gateway”. www.asia-america-gateway.com. 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2009.
(2) “Faster Starhub broadband” (Thông cáo báo chí). www.straitstimes.com. ngày 8 tháng 12 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2009.
(3) “Asia America Gateway (AAG)” (PDF). www.telstrainternational.co.uk. 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2009.

(4) “Consortium to Develop Proposal for Asia – America Gateway Cable System” (PDF). REACH. ngày 1 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2008.

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt