3 cách diễn giải trong tuyên bố của ông Joe Biden về bảo vệ Đài Loan

TT Joe Biden tại Toà Bạch Ốc

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết hôm thứ Năm (21/10) rằng Mỹ có cam kết bảo vệ Đài Loan, nhưng sau đó hôm thứ Sáu (22/10) phát ngôn viên Toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao Mỹ đều cho biết rằng chính sách của Mỹ đối với Đài Loan vẫn không thay đổi.

Đây là lần thứ hai ông Biden công khai phát biểu như vậy. Hồi tháng 8 trong một cuộc phỏng vấn với tryền hình ABC News, ông Biden nói rằng so sánh Đài Loan với các đồng minh NATO cùng Nhật Bản và Hàn Quốc thì Mỹ “có cam kết (bảo vệ) thiêng liêng” đối với họ.

Nhưng sau hai tuyên bố công khai của ông, cả Toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao đều nhanh chóng rút lại và tuyên bố rằng chính sách của Mỹ đối với Đài Loan vẫn không thay đổi.

Có 3 cách giải thích về tuyên bố vào thứ Năm nhấn mạnh bảo vệ Đài Loan của ông Biden: lỡ lời, thay đổi lập trường, hay chiến thuật mới?

Giải thích thứ nhất: lỡ lời

Bài báo trên Politico hôm thứ Sáu nói rằng ông Biden đã 2 lần lỡ lời về vấn đề nghiêm trọng của Đài Loan, ngoài ra còn có 1 lần nêu vấn đề “Thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Cộng về Đài Loan”; từ những văn bản và tuyên bố trong quá khứ của ông cho thấy một chiều hướng khác trong việc bảo vệ Đài Loan; vì năm 2001 với tư cách là thượng nghị sĩ số một của Đảng Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại, ông đã công khai viết một bài báo chỉ trích đề xuất “không phù hợp” của cựu Tổng thống George W. Bush đối với Đài Loan.

Một bài xã luận do Wall Street Journal (WSJ) đưa ra hôm thứ Sáu cũng cho biết, do Toà Bạch Ốc nhanh chóng rút lại quan điểm về vấn đề bảo vệ Đài Loan của ông Biden cho thấy chính sách mơ hồ trong chiến lược của Mỹ đối với Đài Loan vẫn còn hiệu quả, hay đúng hơn là chiến lược của cá nhân ông Biden là hỗn loạn.

Bài xã luận cũng băn khoăn không biết Bắc Kinh sẽ giải thích tất cả những điều này như thế nào. Việc Toà Bạch Ốc nhanh chóng rút lại lời của ông Biden liệu có nghĩa là Mỹ không có ý định bảo vệ Đài Loan? Vậy thì chính sách của Mỹ là gì? Chiến tranh thường bắt đầu trong quan điểm hỗn loạn của đối thủ.

Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình châu Á của Quỹ Marshall Đức tại Washington cho rằng Bắc Kinh luôn có xu hướng đưa ra cách giải thích tồi tệ nhất, sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Cộng và Mỹ sẽ khiến mọi việc trở nên khó cứu vãn.

Khi được hỏi về quan điểm của Bắc Kinh trong tuyên bố của ông Biden, Bonnie Glaser trả lời: “Họ (Toà Bạch Ốc) có thể đang âm thầm tìm cách xác định cho rõ”.

Hôm thứ Sáu người phát ngôn Uông Văn Bân của Bộ Ngoại giao Trung Cộng cũng nói với báo chí rằng không có chỗ cho sự thỏa hiệp trong vấn đề Đài Loan và không có chỗ cho sự can thiệp của nước ngoài. Ông Uông kêu gọi Mỹ tuân thủ chính sách “Một Trung Cộng”, thận trọng trong lời nói và việc làm đối với vấn đề Đài Loan.

Người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Đài Loan là Chang Tun-Han thì nói rằng quan điểm của Đài Loan luôn nhất quán, đó là “không khuất phục trước áp lực, thận trọng khi được sự ủng hộ”. Ông nói rằng Đài Loan có quyết tâm tự vệ và sẽ tiếp tục hợp tác với các nước cùng quan điểm để đóng góp vào hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan và khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Giải thích thứ hai: thay đổi lập trường

Cách giải thích thứ hai là Tổng thống Biden có xu hướng bảo vệ Đài Loan cao hơn ban bệ chính quyền của ông, như vậy là có mâu thuẫn bên trong.

Hãng truyền thông trực tuyến Mỹ Axios hôm thứ Bảy (24/10) dẫn lời một người trong cuộc thảo luận về những vấn đề nhạy cảm này với các quan chức cấp cao của ông Biden, cho biết ông ta tin rằng ông Biden đã vô tình tiết lộ quan điểm thực sự của mình: ý nghĩa chiến lược của Đài Loan đối với Mỹ là quá lớn, Trung Cộng không thể thôn tính Đài Loan bằng vũ lực.

Axios cũng loan tin rằng tuyên bố của ông Biden không phải chiến lược chính thức của Mỹ, và Toà Bạch Ốc rất dị ứng với tình huống này. Nếu ông Biden thay đổi chiến lược của Mỹ đối với Đài Loan, có thể sử dụng một bài phát biểu được chuẩn bị chu đáo hoặc xuất bản một tài liệu chiến lược được xem xét chặt chẽ.

Matt Pottinger, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia và hiện là học giả thỉnh giảng tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford, nói rằng tuyên bố của ông Biden với Đài Loan là “hữu ích” bất kể Toà Bạch Ốc có lật lại nội dung tuyên bố. Ông nói: “Dù đây không phải tuyên bố chính thức với một chiến lược rõ ràng, nhưng đó cũng là một tín hiệu thực tế cho thấy Bắc Kinh không nên đánh giá thấp Mỹ”. Matt Pottinger là người ủng hộ chính sách về Trung Cộng của cựu Tổng thống Trump.

Chris Johnson, cựu chuyên viên cao cấp về Trung Cộng tại Cục Tình báo Trung ương Mỹ và hiện là người đứng đầu Nhóm Chiến lược Trung Cộng, ông nói rằng không rõ tuyên bố của ông Biden có tính chiến lược hay ngẫu hứng, nhưng “ở Bắc Kinh, kết quả là như nhau… Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) sẽ có thể hiểu đó là sự thay đổi quan điểm đơn phương của Mỹ trên nền tảng ủng hộ quan hệ song phương”.

Sau phát biểu của ông Biden ngày thứ Năm, dân biểu liên bang phe Cộng hòa Mike Gallagher của bang Wisconsin cho biết trong một tuyên bố: “Sự mơ hồ chiến lược không còn phù hợp lợi ích quốc gia Hoa Kỳ. Rõ ràng là Tổng thống Biden đồng ý với điều này. Tương tự cũng rõ ràng rằng ĐCST sẽ coi những bình luận của ông Joe Biden là chính sách thực sự của chúng ta đối với Đài Loan”.

Đài VOA Hoa Kỳ thì đưa tin rằng có lẽ Tổng thống Biden không có ý định ra hiệu Mỹ đã thay đổi chính sách chiến lược mơ hồ đối với Đài Loan, nhưng tuyên bố của ông cho thấy chính sách của Mỹ có thể đã chuyển sang một cam kết kiên quyết hơn đối với an ninh của Đài Loan.

Matthew Kroenig, phó giám đốc Trung tâm Scowcroft về Chiến lược và An ninh của Hội đồng Đại Tây Dương, nói với VOA rằng bình luận của ông Biden có thể được đưa ra một cách ngẫu hứng, nhưng nó minh họa cho vấn đề, “nên làm gì nếu Trung Cộng xâm lược Đài Loan cuối cùng sẽ do tổng thống quyết định, và có vẻ như bản năng của ông Biden là bảo vệ Đài Loan”.

Nhưng Kurt Campbell, điều phối viên khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của Ủy ban An ninh Quốc gia Toà Bạch Ốc phụ trách về các vấn đề Trung Cộng, đã dứt khoát từ chối “rõ ràng chiến lược” về vấn đề Đài Loan. Ông Campbell cho biết khi tham dự diễn đàn của tờ Financial Times vào tháng 5 rằng cả Mỹ và Trung Cộng đều công nhận việc duy trì một mức độ hiện trạng nhất định của Đài Loan là vì lợi ích tốt nhất của cả hai bên.

Campbell cho rằng bất kỳ xung đột nào giữa Mỹ và Trung Cộng về Đài Loan không thể chỉ giới hạn ở một góc mà có khả năng mở rộng nhanh chóng và phá hủy cơ bản nền kinh tế toàn cầu, và cách tốt nhất để duy trì hòa bình và ổn định là kết hợp ngoại giao và quốc phòng để đưa ra một thông điệp chung tới ĐCST.

Campbell nói rằng việc triển khai quân sự của Mỹ và Trung Cộng đang ở rất gần, rủi ro thực sự trong ngắn hạn và trung hạn có thể đến do “bất cẩn”. Bây giờ là lúc cần thiết lập sự tin cậy lẫn nhau giữa Washington và Bắc Kinh để đảm bảo rằng họ có thể liên lạc với nhau trong thời gian khủng hoảng.

Khả năng thứ ba: chiến thuật mới

Một quan điểm khác là chiến thuật của chính quyền Biden. Ông Biden cố tình nói ra điều này, trong khi bộ phận hành chính cố tình “làm rõ” như thế. Một bên tuyên bố, còn một bên giải thích lại, để cho ĐCST biết ý định thực sự của Mỹ: bạn muốn gửi quân đến đánh Đài Loan, còn tôi cũng sẽ gửi quân đến bảo vệ Đài Loan, hai bên chớ hành động hấp tấp.

Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại công ty think tank RAND của Washington, gần đây đã lược qua chính sách Đài Loan của chính quyền Biden trong 10 tháng hành động của chính quyền này. Ông tin rằng chính quyền Biden đã gửi một tín hiệu rất rõ ràng rằng “Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Đài Loan”: Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Đài Loan bị Trung Cộng tấn công.

Grossman nói rằng các biểu hiện của chính quyền Biden thường cho thấy rằng những gì họ sẵn sàng làm là tăng gấp bội chính sách của chính quyền Trump. Ông cho rằng phát biểu bảo vệ Đài Loan của Tổng thống Biden trong cuộc phỏng vấn với hãng tin ABC vào tháng 8 là một phản ứng đối với bối cảnh chung vào thời điểm đó: từ chuyện Taliban chiếm đóng Afghanistan và Mỹ rút quân trong hỗn loạn, ĐCST đã sử dụng điều này để tăng cường tuyên truyền tâm lý đối với Đài Loan rằng chớ tin vào Mỹ.

Tương tự, những tuần gần đây ĐCST đã gửi một số lượng kỷ lục máy bay chiến đấu qua khu vực phòng thủ của Đài Loan và tiến hành các cuộc tập trận đổ bộ trên bãi biển ở tỉnh đối diện với Đài Loan làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ông Biden cũng nhân cơ hội này để đáp trả?

“Điều quan trọng cần nhấn mạnh là chính quyền Biden đã thể hiện quyết tâm quân sự của Mỹ trong việc bảo vệ Đài Loan khi cần thiết bằng cách gửi tàu chiến qua eo biển Đài Loan một cách thường xuyên. Cho đến nay Mỹ đã điều động 10 tàu chiến, mỗi tháng có một tàu, bao gồm cả quá cảnh chung giữa Mỹ và Canada vào cuối tuần trước. Ông Biden đang theo xu hướng của chính quyền Trump, vào năm 2020, ông Trump có 13 hoạt động trung chuyển như vậy”, Grossman viết.

Nhưng ông cũng nói rằng bất chấp điều này, Đài Bắc có đủ lý do để tiếp tục cảnh giác về xu hướng quan hệ Mỹ-Trung và tác động tiềm tàng đối với Đài Loan; đồng thời, liệu chính quyền Biden có tìm kiếm hợp tác với Chính phủ Trung Cộng (ĐCST) để đổi lấy thái độ mềm mỏng trong vấn đề ở Đài Loan, đặc biệt là hợp tác về biến đổi khí hậu, điều này vẫn cần tiếp tục theo dõi.

“Nhưng với thành tích tốt của chính quyền Biden trong việc hỗ trợ Đài Loan và mối quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục xấu đi, cho thấy khả năng này là rất nhỏ”, ông kết luận.

Theo Lý Linh, Epoch Times

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt