QUAD họp tại Tòa Bạch Ốc….

QUAD meeting tại Tòa Bạch Ốc Washington DC ngày 14/09

Ngày 24/9, các nhà lãnh đạo Nhóm Bộ Tứ gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã họp hội nghị thượng đỉnh ở Washington, trong tình hình các quốc gia này đều quan ngại về sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc, hãng tin Reuters cho hay.

Tổng thống Joe Biden phát biểu khi bắt đầu cuộc họp rằng: “Chúng ta là bốn nền dân chủ lớn với lịch sử hợp tác lâu dài. Chúng ta biết cách giải quyết các công việc. Và chúng ta đang vượt qua những thách thức”.

Trong khi đó, Thủ tướng Úc Scott Morrison nói rằng: “Chúng ta cùng nhau hội tụ ở đây, trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, một khu vực mà chúng ta mong muốn luôn không bị ép buộc, nơi chủ quyền của tất cả các quốc gia được tôn trọng và nơi các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đầu tiên tại Phòng Bầu dục, và sau đó nói với các lãnh đạo trong Nhóm Bộ Tứ rằng một sáng kiến vắc xin đã được nhất trí tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào tháng 3 “đang trên đà sản xuất thêm 1 tỷ liều vắc-xin ở Ấn Độ để thúc đẩy tổng cung”. 

Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết cuộc gặp thể hiện tình đoàn kết mạnh mẽ giữa các nước và “cam kết vững chắc của họ đối với một … Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở”.

Bộ Tứ có một lập trường chung: “Chúng tôi ủng hộ nền pháp trị, tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp, các giá trị dân chủ và sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia,”  và: “Cùng nhau, chúng tôi tái cam kết thúc đẩy trật tự tự do, rộng mở, dựa trên luật lệ, căn cứ theo luật pháp quốc tế và không e ngại sự cưỡng ép, để củng cố an ninh và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hơn thế nữa.”

Trước đó, một quan chức cấp cao của Washington cho biết, nhóm Bộ Tứ dự kiến sẽ công bố một số thỏa thuận mới, bao gồm thỏa thuận tăng cường an ninh chuỗi cung ứng cho chất bán dẫn, chống đánh bắt cá bất hợp pháp và nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải. Các nhà lãnh đạo cũng sẽ bàn về mạng 5G và các kế hoạch giám sát biến đổi khí hậu.

Mặc dù China  không được bốn nhà lãnh đạo nhắc tới trong Hội Nghị Tứ Kết ở các phát biểu công khai hay trong tuyên bố chung, song ai cũng biết Bắc Kinh rõ ràng là mối quan tâm hàng đầu.

Trong cuộc họp báo ngày 23/9, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên dường như đã chỉ trích Bộ Tứ khi nói rằng, “Một nhóm khép kín, độc quyền nhắm vào các quốc gia khác sẽ đi ngược lại với xu thế thời đại và nguyện vọng của các nước trong khu vực”.

Phát biểu của TT Biden tại Liên Hiệp Quốc: 4 điểm đáng chú ý so với người tiền nhiệm Trump:

Ngày 21/9/2021, Tổng thống Mỹ Biden đã có bài phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp Quốc lần thứ 76. So với phát biểu năm ngoái của người tiền nhiệm, phát biểu có 4 điểm đáng chú ý.

1 – Độ dài: phát biểu của Biden dài hơn 4.300 từ, dài gần 5 lần Trump năm ngoái (hơn 900 từ).

2 –  Ưu tiên:

– Vấn đề an ninh phi truyền thống được nhắc đến đầu tiên, dung lượng nhiều hơn truyền thống.
– Điều bất ngờ là Biden không hề nhắc đến an ninh biển, Biển Đông – Hoa Đông – Đài Loan hay tự do hàng hải (Trump ít ra có nhắc đến các hành vi của TC làm tổn hại đến đại dương).
– Thứ tự ưu tiên: virus Vũ Hán – khí hậu – nhân quyền – cân bằng lực lượng/trật tự quốc tế dựa trên luật lệ – khủng bố

Trump cũng đưa virus Vũ Hán đầu tiên nhưng gắn virus Vũ Hán với chống Trung Quốc ngay lập tức.
Trump đặt khủng bố ngay sau virus Vũ Hán và Trung Quốc chứ không để cuối, không nhắc đến khí hậu và chỉ nhắc đến nhân quyền 1 lần.

3- Đối tác:

– Khu vực Ấn – Thái được đặt lên đầu tiên, đối tác được nhắc đến theo thứ tự EU/NATO/Quad/ASEAN. Có thể EU được đưa lên đầu để xoa dịu EU sau vụ AUKUS.
– ASEAN có vẻ mờ nhạt, nhắc đến ngang hàng với AU và OAS, chỉ nhắc lợi ích kinh tế tại ASEAN chứ không có chiến lược
– TC không hề được nhắc đến (Trump nhắc 11 lần) nhưng có những nội dung hàm ý TC: mất cân bằng thương mại, vi phạm nhân quyền, độc tài, Mỹ không muốn Chiến tranh Lạnh mới…
– Về Liên hiệp Quốc, nếu như Trump thách thức hiệu quả LHQ, Biden lại nhấn mạnh tuân thủ và hợp tác trong cơ chế.

4- Biện pháp

– Biden nhấn mạnh kỷ nguyên “ngoại giao không ngừng nghỉ” (relentless), biện pháp ngoại giao trước quân sự,
– Biden đưa ra cách thức mới để bảo vệ dân chủ nhưng không nói là gì thêm,
– Biden chú trọng hợp tác, Mỹ không đi một mình, hợp tác là lời giải cho các thách thức, cộng đồng là cộng đồng toàn cầu trong khi Trump nhấn “Nước Mỹ trên hết”,
– Biden có một điểm giống Trump: vẫn đưa ra chính sách có màu “dân túy”, có thể để tránh chỉ trích trong nước: đối ngoại phải có mục tiêu rõ ràng, được người dân Mỹ ủng hộ, bảo vệ đồng minh là bảo vệ lợi ích của Mỹ, chống biến đổi khí hậu là tạo việc làm cho dân Mỹ… Tuy nhiên, Biden cũng có nhắc đến các nội dung để ghi điểm với cả phe Cấp tiến (progressive), nhất là về khí hậu.
– Biden dùng cơ hội này để quảng bá sáng kiến đầu tư cơ sở vật chất Build Back Better World với tiêu chuẩn cao, hàm ý cạnh tranh với BRI của Trung Quốc.

Toàn văn 2 tuyên bố:

https://www.whitehouse.gov/…/remarks-by-president…/

https://it.usembassy.gov/remarks-by-president-trump-to…/

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt