“Đảng CSVN” vĩ đại sống mãi trong “quần” chúng: Chống dịch ở Sài Gòn bằng súng AK do Bộ Trưởng Quốc Phòng (BTQP) Phan Văn Giang chỉ huy
Chống dịch trên thế giới chưa có nước nào dùng súng AK để chống dịch như Việt Nam. Việc chống dịch là vấn đề thuốc men và tuân thủ quy định giãn cách, tuy nhiên nhà nước CSVN lại cho bộ đội miền Bắc trang bị súng trường AK, xe bọc thép đứng giữa đường phố Sài Gòn xét giấy đi đường của dân. Theo khuyến cáo xưa nay thì người đeo khẩu trang và giữ khoảng cách hơn 2m là ngăn cản con coronavirus lây lan. Thực tế là người đi đường luôn cách nhau hơn 2m, tuy nhiên nếu chặn người thì có thể tạo nên hiện tượng dồn cục người dân, và đây là môi trường lây lan tốt cho dịch bệnh.
Công tác chống dịch của nhà cầm quyền CS càng ngày càng tỏ ra vô tác dụng. Thay vì cách ly và chữa trị thì nhà cầm quyền chỉ biết cấm cản gây nên cái đói khủng khiếp với người dân. Chống dịch nhưng dịch không bị đánh mà dân bị đánh, dân bị đánh trực tiếp vào chén cơm làm họ đối diện với nguy cơ chết đói. Chống dịch mà thiếu trí tuệ nó sinh ra hậu quả như vậy.
Người dân thấy rõ ràng, kế sách chống dịch của nhà nước CS càng ngày càng tỏ ra bế tắc. Chống dịch sai rồi lại sửa, họ càng sửa thì lại càng sai. Cấm nhân dân hoạt động mua bán nhưng không trợ giúp cho dân sống được qua dịch. Mầm loạn có thể mọc lên từ đây bất cứ lúc nào, đó là điều mà đảng cộng sản ý thức hơn ai hết.
Ban đầu ngạo nghễ đặt ra mục tiêu kép. Một mục tiêu vô cùng tham vọng, mặc dù năng lực của đảng CS là không thể làm được. Tuy nhiên, năm 2020, người dân chỉ ra yếu kém của Đảng thì nhà cầm quyền phớt lờ, họ chỉ lo ca tụng, chỉ lo tung hô thành tích chống dịch mà không có bất kỳ sự chuẩn bị nào. Trung ương đã yêu cầu bắt buộc thành phố Sài Gòn (HCM) phải đạt chỉ tiêu kép (vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế) và lãnh đạo thành phố Sài Gòn (HCM) lại không biết phản kháng mà chỉ biết gật đầu chấp nhận, kết quả là kham không nổi. Trên thì ép dưới thì bất mãn, gây ra hiện tượng trên bảo dưới không nghe nên công tác chống dịch vốn đã rối nay lại càng rối.
Bí đường, đưa quân đội vào
Thành phố Sài Gòn (HCM) toang. Người chết la liệt, lò thiêu xác Bình Hưng Hòa quá tải, trung ương không còn tin tưởng vào lãnh đạo TP. Sài Gòn (HCM) và cho trảm tướng. Nguyễn Thành Phong bị thay thế và đưa ông Phan Văn Mãi vào thay. Sợ lãnh đạo thành phố bất tuân, Trung ương đã nhờ đến Phan Văn Giang và ông này đã xua quân bủa khắp thành phố với danh nghĩa là công tác chống dịch. Tuy nhiên ẩn đằng sau việc đưa quân vào thành phố không đơn giản như nhà cầm quyền thông báo. “Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn những gì CS làm” mới hiểu được những hành động khó hiểu của nhà cầm quyền CS.
Theo nhà cầm quyền thông báo thì đưa quân đội vào thành phố Sài Gòn (HCM) để lo cho việc phân phối thực phẩm. Đây là việc làm tựa như bắt cá leo cây, vì bản thân những người quân nhân được huấn luyện để được cầm súng không được huấn luyện để làm công tác của các shipper chuyên nghiệp. Mà nếu người lính không bảo đảm công tác đi chợ thì người dân bi đói là điều khó tránh khỏi.
Theo nhiều ghi nhận từ các cán bộ địa phương, mỗi phường chỉ được tăng cường thêm chừng… 10 quân nhân. Điều này đồng nghĩa với việc gần như toàn bộ các tác vụ quan trọng nhất như tiếp nhận đơn từ phía dân cư, mua hàng hóa, sắp xếp kế hoạch phân bổ hàng hóa… đều do hệ thống cán bộ địa phương tiếp tục tự lo liệu.
Phần việc “lộ thiên”, dễ nhìn thấy, dễ chụp ảnh, dễ lấy cảm tình quần chúng, bao gồm vận chuyển tới nhà dân và phân phát, thì lại do quân nhân đảm nhiệm (thậm chí cả việc này cũng cần đến các cán bộ thổ địa dẫn đường, hướng dẫn giao cho hộ nào).
Sự xuất hiện của quân đội tại thành phố Hồ Chí Minh không tạo nên giá trị nào đáng kể cho quá trình chống dịch ngoài giá trị tuyên truyền.
Phan Văn Giang tuyên bố gì?
Ngày 23/8, ông Phó thủ tướng Lê Văn Thành và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang có buổi thăm và làm việc với Bệnh viện dã chiến số 5 đặt tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP. Sài Gòn (HCM). Ông Phan Văn Giang đã nói rằng ‘Đây là trận chiến, không thắng không về’. Ông Phan Văn Giang đã xem trận trận chiến này như chiến đấu chống giặc vậy. Điều đặc biệt là ông cho quân lính mang súng AK lỉnh kỉnh đứng đầy đường để kiểm soát người đi lại. Việc mang súng AK không thể là để chống dịch được, vì súng AK không thể bắn con virus nó chết mà chỉ có thể bắn cho người tử vong mà thôi.
Chống dịch mà ông Phan Văn Giang đưa hàng đoàn xe bọc thép đi kèm xe bắt người, xe chở lính chạy rầm rầm ban đêm. Ban ngày, những toán lính với AK đeo chéo rầm rập vào các chốt trong thành phố.
Hệ thống báo chí, truyền thông ra rả suốt ngày cái lệnh của nhà nước, rằng thì là “Ai ở đâu, yên ở đấy”, rằng thì là “tất cả đã có Đảng và Nhà Nước… lo”.
Cả thành phố, cả đất nước chẳng khác gì một chiến trường. Vác súng AK chống dịch làm nhiều nhà quan sát nghi ngờ về mục đích không lành mạnh của ông Bộ trưởng Quốc Phòng Phan Văn Giang. Bởi vì nếu chống dịch, chắc chắn chẳng cần quân đội mang theo vũ khí tràn vào thành phố. Bởi với thành phố chục triệu dân này, số lượng lực lượng công chức, cán bộ đã hơn triệu người đủ sức để làm mọi việc phục vụ người dân ở đây nếu thật sự họ có trách nhiệm. Hơn một năm dịch bệnh, cả Sài Gòn chẳng có bóng dáng một bộ đội, công an nào đi cứu trợ người dân, nhưng lúc này quân đội ầm ầm kéo đến mà thực tế thì không làm nên trò trống gì cả.
Vậy thì việc nhà cầm quyền điều động hàng vạn quân chính quy, mấy vạn dân quân, dân phòng bao vây và kiểm soát thành phố, súng AK lăm lăm, hung hãn, dọa dẫm, thị uy để làm gì? Đối tượng của AK, của xe bọc thép, xe bắt người, của công an, quân đội là lực lượng chống đối chứ không phải con virus. Vậy ai chống đối nhà cầm quyền? Vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy có người chống đối cả.