Ngày 6/01/2021 đang chờ đợi một Tổng Thống nước Mỹ?

PTT Mike Pence chủ tọa phiên họp lưỡng viện quốc hội ngày 06/01/2021

Tổng Thống Trump đang dùng mọi nổ lực lật ngược thế cờ vào ngày 6/01/2021. Ngày lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ họp để xác định tính hợp pháp lá phiếu Đại Cử Tri Đoàn bầu Tổng Thống đắc cử. Đây là bước thứ hai mà TT Trump đang dựa vào cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ để lật ngược thế cờ bầu cử, sau khi không còn hy vọng ở cơ quan tư pháp. Không biết ngày 06/01 tới mà thất bại thì TT Trump có sử dụng hành pháp tức là áp dụng luật hành pháp an hành tháng 9/2018 hoặc thiết quân luật để lật ngược thế cờ? 

Bài này sẽ nói về chuyện gì sẽ có thể diễn ra trong ngày 06/01/201 này? 

Thật là mệt mỏi và đầy áp lực cho người Mỹ trong tình trạng bấp bênh như hiện nay. Tại Quốc Hội hiện có hai phiếu Đại Cử Tri Đoàn (ĐCTĐ) một cho TT Trump và một cho ông Joe Biden. Cả hai đều được niêm phong chờ đến ngày 6/01/2021 lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ nhóm họp mới mở ra công bố. Thông thường thì đây chỉ là thủ tục hành chánh vì mọi việc bầu cử ĐCTĐ đã được xem như xong từ ngày 14/12 rồi.  Năm nay là ngoại lệ, ngày 06/01 là định mệnh của nước Mỹ.  

Đó là ngày mà chủ tịch Thượng Viện đứng ra điều khiển buổi họp mà theo hiến pháp Hoa Kỳ   là Phó Tổng Thống Mike Pence ngồi ghế chủ tọa. Vì thế cho nên:

1) Các Dân Biểu va Cử Tri Đoàn đảng Cộng Hòa gậy áp lực lên PTT Mike Pence

Vào ngày 28/01/2020, tạp chí The Politico cho biết là Dân Biểu Louie Gohmert thuộc đảng Cộng Hòa, tiểu bang Texas cùng một số Đại Cử Tri Đoàn (ĐCTĐ) thuộc đảng Cộng Hòa ở tiểu bang Arizona đứng đơn kiện Phó Tổng thống Mike Pence ra tòa án liên bang nhằm tạo áp lực để ông Pence loại bỏ những quy tắc chi phối việc Quốc Hội kiểm phiếu ĐCTĐ vào ngày 6/01/2021.

Phía nhóm nguyên đơn hy vọng rằng với nỗ lực này sẽ khiến ông Pence, người chủ tọa phiên họp ngày 6//2021 của Hạ Viện và Thượng Viện Hoa Kỳ sẽ phớt lờ các ĐCTĐ bỏ phiếu cho ông Joe Biden và kiểm phiếu của các ĐCTĐ của ông Trump.

Nội dung đơn kiện viện dẫn một đạo luật có từ năm 1887 mang tên Đạo Luật Kiểm Phiếu Cử Tri Đoàn cho phép ông Mike Pence có quyền hoàn toàn trong việc chọn ĐCTĐ để kiểm phiếu.

Đơn kiện viết:  “Theo Tu chính án thứ 12, Bị đơn Mike Pence có độc quyền và tùy ý mở và cho phép việc kiểm phiếu đại cử tri của một tiểu bang nhất định, và với nơi có sự cạnh tranh về đại cử tri hoặc nơi có sự phản đối đối với bất kỳ đại cử tri nào, Bị đơn sẽ có quyền chọn phiếu của đại cử tri, hoặc không tính phiếu đại cử tri nào”.

Đơn kiện được nộp lên thẩm phán Jeremy Kernodle, vị thẩm phán được ông Trump bổ nhiệm vào tòa án quận phía đông Texas. Không rõ liệu thẩm phán có chấp nhận yêu cầu xét xử nhanh chóng để kịp thời gian hay không.

Dù đơn kiện khó có thể tạo nên sức ép pháp lý nhưng cũng đặt ông Pence vào tình thế phải lựa chọn: hoặc đứng ở phía đối lập với ông Trump và nhóm nguyên đơn của đảng Cộng Hòa, hoặc ủng hộ nó trong nỗ lực đảo ngược ý chí của đa số các cử tri trong cuộc bầu cử vừa qua.

Ông Mike Pence đã hợp tác với các nghị sĩ Cộng Hòa để tìm cách đảo ngược kết quả bầu cử, nhưng ông vẫn tránh công khai chọn phe trong vấn đề này. Hiện ông chưa thể hiện dấu hiệu nào cho thấy cách ông sẽ cư xử ra sao khi chủ trì phiên họp ngày 6/1 của lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ.

2) Khiếu nại bầu cử của 1 Dân Biểu và 1 Thượng Nghị Sĩ  

5 TNS có thể sẽ cùng với dân biểu Mo Brook khiếu nại bầu cử gian lận tại buổi họp ngày 06/01/2021; Từ trái sang phải: TNS Tommy Tuberville, TNS Kelly Loeffler, TNS Rand Paul, TNS Josh Hawley và TNS Ted Cruz.

Muốn đưa khiếu nại bầu cử tại một tiểu bang nào tại cuộc họp lưỡng viện quốc hội vào ngày 06/01/2021 tới thì phải có một Dân Biểu Hạ Viện và một Thượng Nghị Sĩ (TNS) cùng đứng ra khiếu nại. 

Tại Hạ Viện có nhiều Dân Biểu đứng tra khiếu nại cuộc bầu cử để lật ngược thế cờ có lợi cho TT Trump vào ngày 6/01/2021. Đứng đầu là Dân Biểu Mo Brooks. Nhưng muốn để cho lưỡng viện quốc hội đem vấn đề khiếu nại gian lận bầu cử ra thảo luận tại một tiểu bang thì cần có thêm một TNS.   

Hiện chưa có TNS nào tình nguyện đứng ra cả, nhưng 5 Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hòa có thể giúp đứng cùng với Dân Biểu Mo Brook đảo chiều bầu cử

Cuộc chiến đảo chiều kết quả phiếu ĐCTĐ đang có sự chia rẽ trong giới lãnh đạo Thượng Viện đảng Cộng Hòa với TT Trump. Chủ tịch phe đa số tại Thượng Viện đảng Cộng Hòa là TNS Mitch McConnell đã kín đáo cảnh báo các TNS của Cộng Hòa không nên tham gia. Trong khi đó, ông Trump công khai ủng hộ nỗ lực của Dân Biểu Mo Brooks và đã gặp nhóm các đồng minh của mình để lên kế hoạch cho chiến lược này.

Những TNS đảng Cộng Hòa sau đây có khả năng sẽ tham gia vào nỗ lực đảo chiều kết quả bầu cử tại Quốc Hội vào tháng tới do hạ nghị sĩ Mo Brooks dẫn đầu.

Thượng Nghị Sĩ Tommy Tuberville (bang Alabama)

Ông Tuberville chưa chính thức vào Thượng Viện cho tới ngày 3/1/2021 nhưng ông sẽ là nhân tố khiến giới lãnh đạo đảng Cộng Hòa phải nhức đầu.

Thượng Nghị Sĩ Tuberville, một đồng minh thân cận của ông Trump từng đánh bại cựu Tổng Chưởng lý Jeff Sessions trong cuộc bầu cử sơ bộ và sau đó “hạ gục” TNS đảng Cộng Hòa Doug Jones, Ông Tuberville được coi là TNS đảng Cộng Hòa có khả năng sẽ tham gia vào những nỗ lực của Dân Biểu Brooks mạnh mẽ nhất.

Thượng Nghị Sĩ Tuberville đã đề xuất trong một video rằng ông sẽ ủng hộ những nỗ lực thách thức kết quả bầu cử. Ngoài ra, giám đốc chiến dịch tranh cử của ông cũng khẳng định rằng, ông Tuberville “rất nghiêm chỉnh” với việc phản đối kết quả của ĐCTĐ vào tháng tới.

Ông Trump và các đồng minh đã biết rõ lập trường của ông Tuberville, đồng thời đưa TNS này vào một kế hoạch chính trị nhằm thách thức kết quả bầu cử. Ông Trump tiết lộ trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh rằng ông đã trao đổi với ông Tuberville. Ngoài những bài báo cho rằng ông Tuberville có thể giúp thách thức kết quả bầu cử, trên Twitter, ông Trump đã gọi TNS này là “một người chiến thắng tuyệt vời và một người đàn ông dũng cảm”, đồng thời kêu gọi “nhiều TNS đảng Cộng Hòa đi theo sự dẫn đầu của ông Tuberville”.

Dù nhận được sự ủng hộ của TT Trump, nhưng ông Tuberville có thể sẽ đối mặt với sức ép từ giới lãnh đạo đảng Cộng Hòa trong Thượng Viện, những người muốn ngăn cản một cuộc chiến chia rẽ ở Quốc Hội vào tháng tới. Một TNS cao cấp trong đảng Cộng Hòa cho biết họ mong là ông McConnell sẽ gọi điện cho ông Tuberville.

“Tôi hy vọng ông Tuberville sẽ không làm vậy. Tôi nghĩ đã đến lúc tiến về phía trước”, TNS đảng Cộng Hòa Whip John Thune cho hay.

Thượng Nghị Sĩ Kelly Loeffler (tiểu bang Georgia)

Bà Loeffler, ứng viên trong cuộc chạy đua vào ghế TNS ở Gerogia với kết quả sẽ được quyết định ngày 5/1 tới. Nếu bà thắng cử là nhân vật tiềm năng thứ hai có thể sẽ tham gia vào nỗ lực đảo chiều kết quả bầu cử tại Quốc Hội.

Cho tới nay, bà Loeffler vẫn chưa thừa nhận chiến thắng của ông Joe Biden, đồng thời từ chối trả lời câu hỏi liệu bà có phản đối kết quả của ĐCTĐ ngày 6/1 hay không. Trong một điểm dừng chân trong chiến dịch tranh cử, bà Loeffler cho rằng: “Có rất nhiều điều cần làm ở Georgia. Chúng tôi đang tiến hành nhiều cuộc điều tra. Chúng tôi đang yêu cầu tòa án xem xét việc này và chúng tôi cần tiếp tục để quy trình trên diễn ra. Hiện nay, tâm điểm chú ý của tôi là ngày 5/1. Chúng tôi phải chiến thắng cuộc bầu cử này”.

Bà Loeffler đang ở một vị trí chính trị đặc biệt so với các thành viên đảng Cộng Hòa khác trong Thượng Viện. Không giống như những người đồng nghiệp, những người được bảo đảm với các công việc kéo dài hơn nhiệm kỳ của TT Trump, bà Loeffler phải đối diện với một tương lai chính trị không ổn định. Do đó, bà Loeffler cần sự ủng hộ từ nhóm cử tri của ông Trump để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử TNS tiểu bang Georgia vào ngày 5/01 tới.

Thượng Nghị Sĩ Rand Paul (tiểu bang Kentucky)

TNS Paul cũng được coi là một đồng minh có thể tham gia vào những nỗ lực đảo chiều kết quả bầu cử của Dân Biểu Brooks và các thành viên đảng Cộng Hòa tại Hạ viện.

TNS Rand Paul là một trong những đồng minh thân cận nhất của TT Trump trong Thượng Viện. Khác với nhiều thành viên đảng Cộng Hòa, TNS Paul sẵn sàng ủng hộ những cáo buộc của TT Trump về gian lận bầu cử.

“Sự gian lận đã xảy ra. Cuộc bầu cử đã bị đánh cắp theo nhiều cách khác nhau. Cách duy nhất để sửa chữa việc này trong tương lai là thông qua quá trình thực thi luật pháp”, TNS Rand Paul nhận định trong một phiên điều trần tại Thượng Viện vào tháng này đối với Christopher Krebs, Giám Đốc An Ninh mạng của Tổng Thống Trump.

TNS Rand Paul được coi là “một cái gai trong mắt” giới lãnh đạo đảng Cộng Hòa khi ông không tham gia vào một cuộc họp trực tuyến mà trong đó TNS Chủ Tịch đa số Thượng Viện đảng Cộng Hòa McConnell cảnh báo các thành viên trong đảng không gia nhập sự phản đối kết quả bầu cử trong ngày 06/01/2021 tới.

Dù vậy, khi được hỏi về việc liệu có tham gia vào những nỗ lực thách thức kết quả bầu cử ngày 6/1 hay không? TNS Paul đã trả lời báo giới rằng: “Tôi chưa nghĩ về việc này hay lên kế hoạch cho bất kỳ điều gì”.

Thượng Nghị Sĩ Josh Hawley (tiểu bang Missouri)

TNS Hawley được coi là một ứng viên tranh cử tổng thống sáng giá vào năm 2024 sau khi thăng tiến nhanh chóng trong Thượng Viện năm 2019. Ông Hawley cố gắng xây dựng hình ảnh của mình là một người theo chủ nghĩa dân túy có quan điểm bảo thủ, mặc dù không phải lúc nào cũng đồng quan điểm với TT Trump nhưng ông vẫn cố gắng duy trì quan hệ thân thiện với TT Trump.

TNS Hawley vẫn chưa trả lời liệu ông có thách thức kết quả bầu cử khi Quốc Hội kiểm phiếu ĐCTĐ vào tháng tới hay không. Cuối tuần trước, Thượng Nghị Sĩ  Rand Paul vẫn cho biết ông chưa quyết định việc tham gia vào kế hoạch trên.

Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz (tiểu bang Texas)

Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz đã từ chối thách thức kết quả bầu cử ngày 6/1 tới. Tuy nhiên, ông Cruz là người luôn đứng về phía cuộc chiến pháp lý của TT Trump, thậm chí cả khi TNS đảng Cộng Hòa Texas – John Cornyn đã thừa nhận ông Biden là Tổng Thống đắc cử.

Ông Cruz từng hối thúc Tối Cao Pháp Viện thụ lý đơn kiện của tiểu bang Texas nhằm thách thức chiến thắng của ông Biden tại 4 bang quan trọng.

“Vẫn còn các đơn kiện chưa giải quyết xong. Chúng ta cần để quy trình pháp lý này diễn ra”, ông Cruz trả lời khi được hỏi liệu có thách thức kết quả bầu cử vào tháng tới hay không.

Ngay cả khi các thành viên đảng Cộng Hòa ủng hộ những nỗ lực đảo chiều bầu cử của ông Trump thì điều đó cũng không thể ngăn cản việc Quốc Hội chính thức thông qua phiếu đại cử tri đoàn ngày 6/1.

Để Quốc Hội thay đổi kết quả bầu cử của tiểu bang, đa số thành viên trong lưỡng viện Quốc Hội Mỹ phải bỏ phiếu ủng hộ nỗ lực này. Không biết cuộc bỏ phiết có đạt được đa số hay không? Đó là của ải phải vượt qua tại lưỡng viện quốc hội sau khi nhận khiếu nại của 1 Dân Biểu và 1 TNS, sau đó có 2 giờ 2 giờ để thảo luận và bỏ phiếu quyết định.

Nếu Dân Biểu Brooks và 1 TNS tiến hành một cuộc tranh luận về kết quả bầu cử mà thành công thì đây là lần thứ 3 Quốc Hội phải tranh luận về kết quả bầu cử kể từ năm 1887.

Trong tình hình này chưa thấy TNS nào chính thức hứa hẹn cùng Dân Biểu Brooks mà vẫn còn trong tình trạng “chờ phút chót” mới quyết định. 

Admin Http://vietquoc.org

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt