Chính trường Canada bị Bắc Kinh thâm nhập tinh vi nhất

Trung cộng muốn làm “vua” cả thế giới… như bao nhiêu “đế quốc độc tài” khác trong lịch sử trước đây. Nhưng bây giờ họ chọn đi con đường khác… chứ không phải là đường võ lực như tổ tiên Thành Cát Tư Hãn !

Clive Hamilton cho biết nhà cầm quyền Trung Cộng đã thâm nhập sâu vào thể chế chính trị Canada đến mức, nếu muốn trở nên độc lập hơn, Canada sẽ phải mất hơn 10 năm. Đồng tác giả của cuốn sách Bàn Tay Hắc Ám (Hidden Hand): Vạch trần Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) đang định hình lại thế giới cho biết ảnh hưởng của ĐCST rất sâu rộng trong các tổ chức Canada.

Chiến lược lợi dụng các thành viên cộng đồng hải ngoại mà ĐCST kiểm soát để tranh cử các chức vụ chính trị, thâm nhập vào thể chế ở Canada rất tinh vi, theo học giả người Úc Clive Hamilton, tác giả cuốn sách mới ghi lại cách thức Bắc Kinh lợi dụng giới tinh hoa ở các quốc gia mục tiêu để mở rộng ảnh hưởng của nhà cầm quyền Trung Cộng.
Hamilton, giáo sư tại Đại học Charles Sturt ở Canberra, nói với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn: “ĐCST luôn tiếp cận những nơi có quyền lực”.

Cuốn sách mới nhất của ông là Bàn Tay Hắc Ám (Hidden Hand): Vạch trần cách ĐCST đang định hình lại thế giới (Hidden Hand: Exposing How the Chinese Communist Party is Reshaping the World),  Hidden Hand ông Clive Hamilton đồng tác giả với Mareike Ohlberg, thành viên cao cấp trong Chương trình Á Châu tại Quỹ Marshall của Đức, nghiên cứu ảnh hưởng của ĐCST ở Bắc Mỹ và Âu Châu, cùng những chiến thuật cũ và mới mà Trung Cộng sử dụng để củng cố quyền lực và định hình lại thế giới.
Tác giả Clive Hamilton cho rằng, ĐCST đã dùng rất nhiều chiến lược để tăng cường ảnh hưởng ra nước ngoài trong hai thập niên qua, nhưng một số chiến thuật này đã nằm trong kho vũ khí của họ thậm chí cả trước khi nó giành quyền thống trị Trung Cộng tại Hoa Lục vào năm 1949.

Chiến thuật “dùng nông thôn bao vây thành thị”

Một chiến thuật như vậy đã được sử dụng nhuần nhuyễn khi ĐCST rút lui khỏi các thành phố và tiếp tục cuộc chiến của họ ở vùng nông thôn nước Tàu trong thời kỳ trước năm 1949, trong cuộc đấu tranh với đối thủ là Trung Hoa Quốc Dân Đảng.

Clive Hamilton

Bài học rút ra từ chiến lược này, được gọi là “dùng nông thôn để bao vây các thành thị”, sau đó được ĐCST sử dụng trong các lĩnh vực khác. “Chiến lược này không chỉ được hiểu đơn giản theo nghĩa đen; ý tưởng của nó là đi đến những vùng lãnh thổ ngoại quốc mà kẻ thù của ĐCST lơi lỏng kiểm soát, họ tuyên truyền sai lệch và tổ chức dân cư ở đó, và sau đó lợi dụng để bao vây thành trì của kẻ thù”, Hamilton và Ohlberg đã cho biết trong trong cuốn sách “Bàn Tay Hắc Ám”.

Ông Hamilton cho biết chiến thuật này đang được sử dụng ở Âu Châu, nơi ĐCST đang củng cố ảnh hưởng của họ ở vùng ngoại vi của “thành trì” của Liên Minh Âu Châu (European Union – EU). Ông nói: “ĐCST đã nỗ lực để thiết lập ảnh hưởng ở Nam Âu – Ý và Hy Lạp – và một số quốc gia Đông và Trung Âu”. “Nó đang vây quanh EU và gắng sức gây ảnh hưởng [lên EU] từ các bên”.

Ở một số quốc gia khác mà ĐCST nhắm tới là Canada và Úc, chiến thuật này có thể được nhìn thấy trong cuốn cách ĐCST nỗ lực phát triển ảnh hưởng đối với các chính trị gia cấp thành phố, cấp tỉnh hoặc cấp tiểu bang.

Theo cuốn sách Bàn Tay Hắc Ám (Hidden Hand), các mối liên hệ của ĐCST với các chính trị gia địa phương ở Tây phương này được tận dụng triệt để để gây áp lực lên chính phủ quốc gia.
Trong cuộc phỏng vấn nổi tiếng với CBC vào năm 2010, người đứng đầu Cơ Quan Tình Báo An Ninh Canada – Richard Fadden cho biết, các bộ trưởng nội các ở hai tỉnh, cũng như một số chính trị gia thành phố ở British Columbia, bị nghi ngờ chịu sự chi phối của các chính phủ nước ngoài (ý nói Trung Cộng). Ông ngụ ý rằng Trung Cộng  là hiếu chiến nhất trong số các quốc gia đang cố gắng giành ảnh hưởng ở Canada.

Tờ Globe and Mail sau đó tiết lộ một trong những bộ trưởng nội các tỉnh mà Fadden đề cập đến là cựu bộ trưởng nội các tiểu bang Ontario, Michael Chan. Chan kể từ đó đã đệ đơn kiện tờ Globe vì những bài viết của họ.

Hàng năm, Bắc Kinh tổ chức tiệc khoản đãi tại đại hội hàng năm của Liên Minh Các Thành Phố B.C. (UBCM).
Năm ngoái, sự tài trợ của ĐCST đã bị Thị trưởng Port Coquitlam Brad West chỉ trích nặng nề là không phù hợp. UBCM cuối cùng đã quyết định chấm dứt hoạt động này trong tình trạng công chúng phản đối kịch liệt, bất chấp sự ủng hộ của một số thị trưởng.

Tinh vi nhất ở Canada

Ông Fadden cho biết trong cuộc phỏng vấn năm 2010 rằng sự can thiệp của nước ngoài trong nhiều trường hợp liên quan đến việc các chính phủ nước ngoài lùng theo các thành viên trong cộng đồng hải ngoại của họ, trong một số trường hợp là “người nào đó thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba”, do đó “có mối liên hệ cũ với quê hương”. Sau đó, chính phủ nước ngoài sẽ xây dựng một mối quan hệ với cá nhân đó, và cá nhân đó được mời chào các chuyến đi về thăm quê hương, ông giải thích. Khi cá nhân đó sau này đảm nhận một vị trí quyền lực, thì “đột nhiên tất cả các quyết định không được đưa ra trên cơ sở lợi ích công cộng, mà dựa trên mối quan tâm của quốc gia khác”, ông nói.

Hamilton nói rằng mặc dù những Trung Cộng ít được hiện diện trong chính trị ở phương Tây, nhưng ĐCST đang lợi dụng quá trình dân chủ và lôi kéo các ứng cử viên từ cộng đồng mà nó có thể kiểm soát để tranh cử ở văn phòng địa phương. Dùng những nỗ lực để phanh phui điều này đều bị bác bỏ với những cáo buộc về phân biệt chủng tộc, ông cho biết.

ĐCST bắt đầu áp dụng chiến lược thúc đẩy người gốc Hoa ra tranh cử từ năm 2005, theo cuốn sách Bàn Tay Hắc Ám (Hidden Hand).

Cuốn sách bổ sung thêm rằng các tổ chức có tên Mặt Trận Thống Nhất của ĐCST, được ĐCST ủy nhiệm tăng cường ảnh hưởng ở nước ngoài, “ngày càng tuân theo lời khuyên được đưa ra vào năm 2010 bởi một chiến lược gia của ĐCST: Xây dựng các tổ chức chính trị dựa trên người gốc Hoa ở hải ngoại, thực hiện quyên góp chính trị, hỗ trợ các chính trị gia gốc Hoa và tác động nhằm xoay chuyển các cuộc bỏ phiếu”. Ông Hamilton cho biết chương trình đang được sử dụng ở một số quốc gia như Úc, New Zealand và nhiều quốc gia ở Âu Châu, nhưng tinh vi nhất là ở Canada.
Ông nói, một phần lý do là các tổ chức Mặt Trận Thống Nhất của ĐCST dường như cố thủ hơn ở Canada.
Một yếu tố khác là vai trò của dòng tiền của cộng đồng hải ngoại đến Canada, điều này đã xảy ra sớm hơn những nơi khác như Úc, ông nói.
“Cộng đồng [người Hoa] hải ngoại đã mang theo rất nhiều tiền chảy vào Canada, đặc biệt là ở Vancouver và Toronto, và tiền mang lại ảnh hưởng chính trị”.

Ông Hamilton cho biết, một cách để biết một ứng cử viên có chịu ảnh hưởng của ĐCST hay không, là xem họ có tránh nói bất cứ điều gì chỉ trích chế độ ĐCST hay không. Một cách khác là xem ứng cử viên đó có là thành viên nổi bật của các nhóm Mặt Trận Thống Nhất phục vụ lợi ích của Bắc Kinh hay không.

Thâm nhập rất sâu trong các thể chế của Canada

Trong cuốn sách Hidden Hand, Hamilton và Ohlberg viết rằng mạng lưới ảnh hưởng của ĐCST cố thủ trong giới tinh hoa ở Anh đến mức mà đất nước này “đã đi qua giới hạn không thể quay lại, và bất kỳ nỗ lực nào nhằm tách mình ra khỏi quỹ đạo của Bắc Kinh có thể sẽ thất bại”.

Trong trường hợp của Canada, Hamilton nói rằng đất nước này “đang gặp khó khăn sâu sắc vì giới tinh hoa”. Ông nói: “Có một sự tích tụ dần dần ở Canada theo cách mà tầng lớp tinh hoa chính trị và doanh nghiệp Canada bị cuốn vào giới tinh hoa chính trị và doanh nghiệp Trung Cộng, kết quả là các giao dịch ngoại giao của Canada với Trung Cộng đã phục tùng theo một cách đáng xấu hổ”. “Loại đe dọa và bắt nạt mà Canada phải chịu từ Bắc Kinh là điều đáng xấu hổ đối với bất kỳ quốc gia nào có thái độ tự trọng”.

Bắc Kinh hiện đang giam giữ hai người Canada Michael Kovrig và Michael Spavor sau song sắt vì tội gián điệp, đồng thời đưa ra án tử hình đối với 4 người Canada về tội buôn ma túy — hành động này xảy ra sau khi Canada bắt giữ nữ giám đốc điều hành Huawei-Mạnh Vãn Châu theo yêu cầu dẫn độ từ Hoa Kỳ.

Chế độ Trung Cộng cũng đã cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Canada và thường xuyên quở trách Canada vì đã không thả bà Mạnh. Một cuộc thăm dò gần đây của Nanos Research cho thấy hơn một nửa số người Canada cho rằng Ottawa nên có những hành động uy hiếp hơn để gây áp lực buộc Trung Cộng thả Kovrig và Spavor, trong khi một cuộc thăm dò khác của Angus Reid cho thấy chỉ 14% người Canada có cái nhìn tích cực về Trung Cộng.

Trong môi trường như thế này và với “sự thay đổi mạnh mẽ trong tình cảm của quần chúng”, cũng như sự xuất hiện ngày càng nhiều “dân phòng Trung Cộng” trên các phương tiện truyền thông, giới tinh hoa Canada đang ngày càng khó nhân nhượng Bắc Kinh, Hamilton nói. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng ông đã học được cách không đánh giá thấp sức mạnh của các lực lượng Bắc Kinh ở nước ngoài.

“Bây giờ nó có thể im lặng, nhưng nó sẽ trở lại”, ông nói. “Nếu Canada định khẳng định lại sự độc lập của mình, thì đây không phải là điều có thể hoàn thành trong một hoặc hai tháng. Đây là một cuộc đấu tranh kéo dài 10 năm, bởi vì ảnh hưởng của ĐCST rất sâu trong các thể chế của Canada”.

Giới tinh hoa Canada

Hamilton cho biết ĐCST sẽ cẩn thận kiểm tra và xác định đâu là nơi trung tâm của quyền lực chính trị, kinh tế và văn hóa, và ai là những người quyền lực nhất trong những lĩnh vực đó. Sau đó, ĐCST sẽ tạo ra một hồ sơ cá nhân của từng người và tìm cách tiếp cận họ, đưa họ vào tầm ảnh hưởng của nó. Ông nói: “ĐCST rình rập những nhược điểm của họ, Trung Cộng kêu gọi những mong muốn và hy vọng của họ. Họ sẽ trở thành một loại nạn nhân rất sẵn lòng của kiểu thao túng này”.

Hamilton nói rằng ĐCST cũng rất giỏi trong việc “ngụy trang các hoạt động của mình”, vì vậy nó đã có thể tiếp tục các hoạt động gây ảnh hưởng của mình ở sau hậu trường trong nhiều năm. Ông nói: “[Nó thực hiện chiến lược] bằng cách ẩn sau những ý tưởng như sự giao lưu giữa người với người, tham gia vào hợp tác và hòa hợp quốc tế, chẳng hạn như hợp tác cùng có lợi và xây dựng liên kết kinh tế”.

Hamilton cho biết bước đầu tiên trong việc tháo gỡ khỏi ảnh hưởng của ĐCST là phơi bày và làm sáng tỏ các hoạt động của họ; thứ hai là quy trách nhiệm cho các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh đóng vai trò là “những người xin lỗi Bắc Kinh”; và thứ ba là ban hành Luật về can thiệp của nước ngoài giống như Úc đã làm.

Luật về can thiệp nước ngoài, được Úc thông qua vào năm 2018, bao gồm các hình phạt khắc nghiệt hơn đối với các hoạt động gián điệp và yêu cầu các cơ quan thay mặt cho các thực thể chính trị nước ngoài phải ghi danh công khai tên của họ.

Ông nói: “Một luật về can thiệp nước ngoài sẽ khiến ĐCST khó khăn hơn nhiều khi tham gia vào hoạt động này ở nước ngoài”. “Nó có nghĩa là ĐCST phải tiến sâu hơn vào bóng tối, và rất nhiều các hoạt động của Mặt Trận Thống Nhất của nó sẽ trở thành phi pháp”.

Theo Omid Ghoreishi, The Epoch Times

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt