Tại sao facebook tòa Đại Sứ Hoa kỳ tại Việt Nam đưa bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lên, rồi lại đem xuống.
Ngày 09/09/2020 một bài viết trên trang facebook của Tòa Đại Sứ Hòa Kỳ tại Hà Nội “nhìn lại 25 năm quan hệ đối tác Việt Nam – Mỹ” có kèm hình ảnh bản đồ Việt Nam bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cư dân mạng Việt Nam nô nức hoan nghênh và tán thưởng hành động này của trang Facebook Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tưởng rằng trong mấy tháng qua ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo gay gắt lên án Trung Cộng có những yêu sách chủ quyền trên Biển Đông thì nay Tòa Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội tỏ thái độ rõ ràng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa là của Việt Nam qua bản đồ đã đưa lên trên trang facebook của tòa Đại Sứ.
Nhưng vài ngày sau (ngày 15/09/2020) bản đồ đó được thay thế bởi Bản Đồ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nữa. Dĩ nhiên cư dân mạng phẫn nộ về hành động này của Tòa Đại Sứ Hao Kỳ tại Hà Nội. Cho rằng “thái độ sáng nắng chiều mưa” như vậy ai mà tin được? Nhiều thắc mắc được đặt ra sao lại như vậy:
– Thoạt đầu có nghi vấn là nhà cầm quyền CSVN vì quá sợ Trung Cộng nên gây áp lực với tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội lấy tấm bản đồ đó xuống để khỏi phật lòng quan thầy Trung Cộng. Tuy vậy, khi bà Lê Thị Dương hằng phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố không hài lòng về sự thay thế bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
– Có tin đồn cho rằng việc đưa bản đồ Việt Nam lên là một ẩn ý hay vô tình nào đó: Vấn đề này cho đến nay Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội vẫn giữ thái độ im lặng dù rất nhiều thắc mắc!
– Nhiều bình luận của nước ngoài cũng như tại Việt Nam cho rằng: Từ trước đến nay Mỹ lên tiếng phản đối Trung Cộng với những mục đích như sau: yêu sách chủ quyền của Trung Cộng ở Biển Đông; sự bắt nạt của Trung Cộng đối với các nước nhỏ; bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Cộng bị Tòa Trọng tài Thường Trực La Haye bác bỏ hồi năm 2016, lên án Trung Cộng vi phạm Luật Biển của Liên Hiệp Quốc 1982 (United Nations Convention on the Law of The Sea – UNCLOS 1982) về Biển Đông. Còn về việc tranh chấp chủ quyền của các quốc gia đối với các thực thể (đảo, đá ngầm, bãi cỏ rong…) tại Biển Đông thì Mỹ vẫn chưa công khai bày tỏ sự ủng hộ lời tuyên bố chủ quyền của bất cứ quốc gia nào. Do đó Mỹ không phủ nhận cũng như xác nhận những thực thể tranh chấp trên Biển đông thuộc về nước nào.
– Dân tộc Việt Nam tin tưởng vào yếu tố lịch sử, Luật Biển của Liên Hiệp Quốc 1982 thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, nay bị Trung Cộng xâm chiếm thì người dân Việt nam phải nắm thế chủ động để đấu tranh dành lại chủ quyền đất nước. Việc Mỹ tuyên bố bác bỏ những yêu sách của Trung Cộng trên Biển Đông là do quyền lợi của Mỹ. Nhìn ra thì quyền lợi của Mỹ có sự tương tác đến việc dành lại chủ quyền dân tộc Việt Nam thì chúng ta hợp tác để hai bên đều có lợi (win-win situation). Nên nhớ, Mỹ xoay trục Biển Đông khộng phải để để lấy lại chủ quyền cho Việt Nam mà vì quyền lợi của Mỹ trước thế kỷ thứ 21.
https://vietquoc.org