Quả bom “virus Vũ hán” nổ ra như thế thế nào ở một thị trấn của tiểu bang Georgia?

Lời người post: Một sự thật về câu chuyện quả bom “virus Vũ Hán” ở một thị trấn xa xăm của tiểu bang trồng đậu phộng, thị trấn Albany tiểu bang Georgia. Mời đọc một bức tranh ảm đạm đại dịch “virus Vũ Hán” hay tội ác thiên cổ của Tập Cận Bình. Bài này viết theo tường thuật của New York Time: 

Đám tang làm bùng nổ “quả bom” truyền nhiễm virus Vũ Hán ở thị trấn Albany, phía tây nam tiểu bang Georgia.

Mọi người lau nước mắt, ôm lấy nhau, sụt sùi hát thánh ca:

Đó là một đám tang lớn có chừng 200 người tham dự, với nước mắt tràn ngập nhà nguyện, nhiều người phải ra ngoài đứng. Sau đó, họ cùng nhau ăn tiệc với bò hầm Brunswick, gà rán và bánh chanh.
Dorothy Johnson – một trong 10 anh chị em của người quá cố –  nhớ lại cảnh tượng hơn một tháng trước, rồi tự hỏi ai là người  mang “virus Vũ Hán” đến đám tang của anh trai bà?!
Căn bệnh liên quan “virus Vũ Hán” làm bùng nổ quả bom xé tan bầu không khí yên tĩnh của thị trấn Albany, một thị trấn nằm phía Nam tiểu bang Georgia. Trong những tuần sau đó, hàng chục họ hàng của bà Johnson lần lượt nhiễm bệnh “virus Vũ Hán”, trong đó có 6 anh chị em của bà. Giống như hội nghị Biogen ở Boston và bữa tiệc sinh nhật lần thứ 40 ở Westport, đám tang ông Jerome Mitchell ngày 29/2 được các nhà dịch tễ học gọi là “sự kiện siêu lây nhiễm”.

Theo ông Michael L. Fowler, nhân viên pháp y thị trấn Albany với dân số chỉ 90,000 người, đang sống trong yên tỉnh miền quê êm đềm, hạt Dougherty thuộc thị trấn Albany, Georgia đã có ghi nhận 24 người chết vì dịch “virus Vũ Hán”, trở thành  một trong những ổ dịch “virus Vũ Hán” lớn nhất ở nước Mỹ.

Các bệnh viện trong khu vực đều trong tình trạng quá sức chứa, với gần 600 bệnh nhân bị dương tính “virus Vũ Hán”, trong đó nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Thống  đốc Brian Kemp tiểu bang Georgia đã điều động lực lượng Vệ Binh Quốc gia để giúp đỡ các bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt, cũng như các bác sĩ và y tá kiệt sức.

Bà Dorothy Johnson tin rằng một trong những vị khách đến đám tang đã nhiễm “virus Vũ Hán” và khiến virus truyền lan – nơi mọi người ôm hôn và chia buồn cùng nhau. Tuy nhiên, bà đã tế nhị và nói rằng “thực sự tôi không biết phải đổ lỗi cho ai sau những  gì đang diễn ra ở Albany”. 

Dù người đầu tiên mang mầm bệnh là ai, vấn đề lớn nhất chính là thời gian. Trong 10 ngày sau đám tang, không ai  biết “virus Vũ Hán” hiện diện trong thành phố và nó âm thầm lan rộng cho tới khi có biện pháp cách biệt cộng đồng được áp  dụng vào 22/3.

Ông Scott Steiner – Giám đốc điều hành bệnh viện Phoebe  Putney ở Albany cho biết: “Chúng tôi không đổ lỗi cho bất kỳ người nào, nhưng thực tế là một cộng đồng hứng chịu quả bom như vậy chỉ do hành động của một người”.

Đến lúc đó, “virus Vũ Hán” đã âm thầm nhiễm lan khắp thị trấn. Người  bạn lâu năm của ông Mitchell, bà Murray (75 tuổi) ớn lạnh và sốt. Con gái bà Murray, Bell, cho biết bà bị nhiễm trùng đường tiết niệu và được nằm điều trị tại phòng bệnh bình thường. Bà Bell kể, ba người đến thăm mẹ cô đều bị nhiễm “virus Vũ Hán” và một trong số đó đã qua đời.

“virus Vũ Hán” bùng phát như một quả bom

Vào 10/3, tin tức bệnh nhân ở bệnh viện Phoebe Putney bị dương tính “virus Vũ Hán” được công bố. Sau vài ngày yên tĩnh, “quả bom virus Vũ Hán bùng nổ ở thị trấn Albany”, theo lời của điều tra viên Fowler.

“Một vài người trong số họ có thể đã đến đám tang. Một số  khác có thể là người thân của những người có mặt ở tang lễ đó. Mỗi ngày trôi qua lại có người sắp chết vì “virus Vũ Hán”“, ông Fowler tiết lộ.

Giám đốc bệnh viện Phoebe Putney Steiner cho biết, chỉ trong một tuần, những vật tư y tế  mà bệnh viện dự trữ cho 6 tháng đều cạn kiệt. Ban đầu, các  bác sĩ và y tá chỉ cố gắng tìm hiểu điều đang xảy ra khi chứng kiến một loạt người, gồm cả những người trẻ và khỏe mạnh, xuất hiện triệu chứng ho và sốt. 

Sau đó, những bệnh nhân này cần thở máy và cuối cùng bị suy kiệt đường hô hấp hoàn toàn khi phổi chứa đầy “virus Vũ Hán”, theo tiến sĩ  Enrique Lopez (41 tuổi) – một bác sĩ phẫu thuật chịu trách nhiệm điều trị các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

“Tất cả phòng bệnh kín chỗ và có những ngày chúng tôi phải đặt nội khí quản cho 5 người liên tiếp, hết phòng này sang phòng khác. Đó là một trong những thời điểm tôi thực sự thấy quá sức trong suốt sự nghiệp của mình”, Bác Sĩ Lopez nói.

Những nỗ lực tăng thêm giường bệnh cũng không đủ để đáp ứng số bệnh nhân ùn ùn kéo đến. “14 giường chăm sóc đặc biệt ICU kín chỗ chỉ sau hai ngày kể từ đợt bệnh nhân đầu tiên. Bệnh viện đã chuyển đổi 12 giường của khoa bệnh tim và 12 giường của khoa phẫu thuật cũng chỉ đủ chỗ tiếp nhận bệnh nhân trong ba ngày tiếp theo”, ông Steiner nói.

Trong vài ngày, bệnh viện rơi vào tình trạng thiếu nhân viên  đến mức những người có kết quả dương tính với “virus Vũ Hán” nhưng chưa có triệu chứng phát bệnh vẫn phải đi làm. Đến khi có chỉ thị mới của tiểu bang Georgia đã thay đổi vào tuần trước, bắt  buộc phải cách ly một tuần đối với nhân viên y tế khám nghiệm có dương tính “virus Vũ Hán”.

Bác sĩ phẫu thuật Lopez đã tránh tiếp xúc với gia đình trong hai tuần vì sợ lây nhiễm cho họ. Ông nói: “Những ngày này tôi ở trong gara, ngủ trong một cái tủ quần áo. Tôi cho xe vào gara,  sau đó lột bỏ đồ và tắm rửa sạch sẽ. Vợ tôi sẽ để phần cho tôi một đĩa thức ăn, sau khi ăn xong tôi trở về gara để ngủ”.

Dò xét nguồn lây nhiễm:

Đám tang ông Mitchell và một người đàn ông khác tên Johnny Carter được tổ chức một tuần sau đó tại nhà tang lễ Albany, nhanh chóng được xác định là nguồn lây nhiễm “virus Vũ Hán”. 23 bệnh nhân “virus Vũ Hán” đầu tiên nhập viện Phoebe Putney đều tham dự ít nhất một trong hai đám tang.

Chris J. Cohibas – Chủ tịch Hội đồng Ủy viên hạt Dougherty, cho biết, thị trấn không quá lớn nên mọi người đều biết nhau.  Do đó “Chúng tôi dễ dàng biết được ai đã tới bệnh viện và ai từng tới đám tang nào”.

Tin tức lan truyền nhanh tới mức nhiều người từng tham dự đám tang vội vã đi xét nghiệm, nhưng mức khám nghiệm không đủ nhanh để kịp thời ngăn chặn một người bị nhiễm “virus Vũ Hán” đến tham dự bồi thẩm đoàn xét xử một vụ án giết người vào ngày 12/3. Từ đó, ổ dịch mới thành hình trong cơ sở cảnh sát và tòa án thành phố.

Những hoài nghi đã dẫn tới sự chia rẽ ở Albany

Nhiều nhà thờ trong thành phố bắt đầu cảm thấy bất bình.  “Tâm điểm chú ý bây giờ của mọi người là nhà thờ. Sự kỳ thị đã xuất hiện và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nơi thờ phượng. Một bức tường của sự thù ghét chia cắt giữa nhà thờ với cộng đồng”.

Bà Johnson, thành viên trong gia đình tổ chức đám tang hôm 29/2, nói: “Nhiều người trong gia đình tôi cảm thấy phẫn nộ khi mọi người nói rằng anh trai tôi là thủ phạm. Anh ấy đã chết rồi. Anh ấy không còn thở nữa. Nhưng họ tức giận và có tin đồn anh ấy là người siêu lây nhiễm”.

Nỗi hoảng loạn và bất lực

Tuần trước, những câu hỏi về cách thức “virus Vũ Hán” xâm nhập vào thành phố này được tạm gác qua một bên, khi mọi sự chú ý tập trung vào số người nhiễm và chết vì “virus Vũ Hán” đang tăng nhanh. Bà Murray phải vào bệnh viện và xuất viện hai lần, lần cuối vào ngày 24/3 bất chấp sự phản đối của con gái bà, bà Bell, than phiền “Tôi đã cầu xin họ đừng đưa mẹ tôi về nhà, nhưng họ vẫn làm vậy”.

Bà Bell (49 tuổi) cho biết cô không đủ sức để giúp trở mình cho mẹ, nên liên tục phải gọi giúp đỡ. “Tôi đang cầu xin sự giúp đỡ. Tôi đang ở đây với hai đứa trẻ và không biết mình  bị nhiễm bệnh hay không”. Bà Bell cho hay cô cảm giác họ  đưa mẹ cô về nhà như thể chờ chết.

Bệnh viện Phoebe Putney đã phải chuyển bệnh nhân tới các bệnh viện khác ở Georgia với tốc độ chưa từng có, 40 bệnh nhân trong vòng 72 giờ. Tuy nhiên, Giám đốc bệnh viện Steiner phủ nhận việc trả bất kỳ bệnh nhân ốm nặng nào về nhà. “Chúng tôi chỉ cho xuất viện khi thấy thích hợp”, ông Steiner nói.

Mục sư Simmons nói rằng nhiều gia đình đang phải vật lộn để chăm sóc bệnh nhân tại nhà, và với một số người, cảm giác hoảng loạn xuất hiện trên mặt. “Một người nhắn tin xin tôi hãy tiếp tục cầu nguyện. Mẹ, bà và ông của họ đều đã nhiễm bệnh”, Mục Sư Simmons kể.

Đối với bà Johnson, điều quan tâm duy nhất của bà lúc này là con gái Tonya M. Thomas. Căn bệnh tấn công gia đình họ gần như cùng lúc, nhưng người con gái 51 tuổi của bà là người ốm nặng nhất khi bị nhiễm nặng cả hai bên phổi.

“Tôi cố gắng khỏe hơn để có thể đến đây chăm sóc cho con gái tôi. Tôi cảm thấy có thể khích lệ con gái nếu tôi không phải nằm bệnh viện”, bà Johnson, là một y tá chuyên khoa về bệnh ung thư đã về hưu.

Bà đến bệnh viện lúc 17 giờ 45 ngày 27/3, ngay khi Tonya hấp hối. Đối với bà, con gái Tonya là một “linh hồn xinh đẹp”, là trung tâm của gia đình. Bà lặng lẽ rút máy thở và ống truyền hơi khỏi người con gái. Chồng của Tonya, cùng con trai và em gái của Tonya, Abigaile đều có mặt trong phòng bệnh. 

“Thật quá đau đớn, tôi không thể hiểu nổi”, bà Johnson nói. “Chúng tôi cùng đến dự đám tang để đưa tiễn người thân yêu, và rồi mọi người nhiễm bệnh”.

Tang lễ của Tonya chỉ diễn ra ở nghĩa trang, không quá 10 người tham dự, theo đúng biện pháp cách ly của cộng đồng.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt