Việt Nam làm Chủ tịch HĐBA tháng 1, không nêu ra vấn đề Biển Đông

Việt Nam chủ toạ phiên họp đầu tiên tại HĐBA LHQ ngày 2/01/2020 (Ảnh TTXVN) – Không đề cập đến Biển Đông

Lời người post: Người dân Việt Nam hy vọng năm 2020 Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) và làm Chủ tịch phiên họp HĐBA trong tháng đầu tiên. Đồng thời cũng là chủ tịch luân phiên khối ASIAN, có nhiệm vụ tổ chức nhiều hội nghị quốc tế quan trọng. Đó là điều kiện thuận lợi để phản đối Trung Cộng trước các diễn đàn quốc tế về việc xâm lăng phi pháp và trắng trợn về bản đồ “Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn” và xâm lấn thềm lục địa Việt Nam.
Nhưng  hy vọng đã vụt tắt và người dân thấy thất vọng ê chề khi ngày đầu năm 2/01/2020 Trưởng Phái Đoàn Đại diện không thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc là Đặng Đình Quý đã chủ toạ họp báo quốc tế và Qúy tuyên bố với báo giới rằng Việt Nam sẽ không đưa vấn đề tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông ra Hội đồng – thật là khốn kiếp cho đất nước ta!

Theo bản tin của Đài VOA trích qua bài của Thông Tấn Xã nhà nước Việt Nam như sau:

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) cho biết đây là hoạt động mở đầu cho nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA 2020-2021. Trước đó, đại sứ Đặng Đình Quý tuyên thệ trước Hiến chương LHQ tại Lễ thượng cờ.

TTXVN trích lời đại sứ Đặng Đình Quý phát biểu: “Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức để đóng góp cho các hoạt động chung của hội đồng nhằm đảm bảo tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và thúc đẩy đa phương”.

Đại sứ Qúy cho biết HĐBA LHQ sẽ tổ chức 27 cuộc họp trong tháng 1 này, sẽ có 2 cuộc tranh luận mở và 11 cuộc họp giao ban, liên quan đến các khu vực từ Trung Á đến Trung Đông và Châu Phi – cũng như đổi mới các nhiệm vụ khác nhau, theo thông cáo của LHQ hôm 2/1.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Việt Nam với vai trò là Chủ tịch HĐBA LHQ trong tháng 1/2020 có nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông lên Hội đồng xem xét hay không, ông Qúy trả lời là “không,” nhưng nói thêm rằng Việt Nam sẽ “đảm bảo rằng phái đoàn của ông đang theo dõi tình hình [Biển Đông] một cách cẩn thận”.

Ông Qúy lý giải: “Hội đồng thường có hành động khi một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế xuất hiện”. Ông nói thêm: “Đề mục đó không nằm trong chương trình nghị sự tháng 1”.

Liên quan đến cuộc tấn công đang diễn ra tại thành trì cuối cùng của phiến quân ở Syria, ông Quý cho biết Việt Nam ủng hộ giải quyết hòa bình cuộc xung đột Syria kéo dài 8 năm cùng với lệnh ngừng bắn. Ông cho biết ưu tiên số một của đất nước này là bảo vệ thường dân, theo hãng tin AP.

Trả lời câu hỏi của phóng viên quốc tế về vấn đề Triều Tiên, Đại sứ Đặng Đình Quý cho biết các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên “không phải là kết thúc, các lệnh trừng phạt là một phương tiện, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là hòa bình, ổn định và phi hạt nhân hóa trong khu vực”.

Các phóng viên đặt ra nhiều câu hỏi với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng Đại sứ Qúy nói rằng ông không có đủ thông tin để phản hồi, mặc dù ông có “nghiên cứu,” vì ông mới vừa đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐBA trong cùng ngày.

Các thành viên Hội đồng Bảo an lần lượt giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an theo thứ tự Alphabet của tên nước bằng tiếng Anh. Nhiệm kỳ Chủ tịch kéo dài 1 tháng và phiên Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ của Việt Nam tiếp theo là vào tháng 4/2021.

Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên: 5 thành viên thường trực – Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ; và 10 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ 2 năm do Đại hội đồng LHQ bầu. 10 ghế không thường trực Hội đồng Bảo an được phân theo khu vực địa lý.

Mỗi thành viên thường trực và không thường trực nắm một lá phiếu, tuy nhiên, chỉ 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt