Robert Lighthizer tiết lộ bí ẩn thành bại của thỏa thuận Mỹ – Trung
Sau khi Mỹ và Trung Cộng đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một, Tổng thống Trump và đội ngũ của ông đánh giá rất cao thỏa thuận này. Nói một cách công bằng, ông Trump và đội ngũ của ông mới thực sự có có tư cách có thể bình luận khách quan về thỏa thuận này.
TT Trump và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã có kinh nghiệm trong đàm phán thương mại, phía Trung Cộng muốn “qua mặt” và muốn kiếm lợi từ nước Mỹ về cơ bản là không có khả năng. Từ cơ bản mà xét, ông Robert Lighthizer và TT Trump đã xác nhận, thỏa thuận nhất định phải đạt được mục đích, giai đoạn một thì ít nhất phải thỏa mãn 3 điểm:
Thứ nhất, thỏa thuận bao hàm điều mà ông Trump nhiều lần nhấn mạnh, yêu cầu phía Trung Cộng tiến hành cải cách mang tính kết cấu: Bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng công nghệ, kết cấu nông nghiệp và nông sản, dịch vụ tài chính, tỷ giá, cơ chế giải quyết tranh chấp. Những điều này đã được nói đến trong tuyên bố của Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ.
Thứ hai, Mỹ đạt được thành quả cụ thể và to lớn, phía Trung Cộng cam kết trong 2 năm sẽ tăng mua hàng hóa Mỹ (gồm ngành sản xuất, năng lượng, nông nghiệp, dịch vụ) với trị giá 200 tỷ USD, bao gồm thỏa thuận mỗi năm mua 40 – 50 tỷ USD nông sản Mỹ. Điều này là một thông tin tốt đối với kinh tế Mỹ, đặc biệt đối với nông dân Mỹ.
Thứ ba, ông Trump giữ sức mạnh chế ước quan trọng trong các đàm phán giai đoạn được hoàn thành sau này. Điều chủ yếu là: ông Trump không từ bỏ đòn bẩy thuế quan, vẫn giữ mức thuế quan 25% đối với hàng hóa Trung Cộng. Đây là bảo đảm cho thỏa thuận hoàn chỉnh, là thể hiện của kinh nghiệm của ông Trump và sức mạnh của nước Mỹ, là có ý nghĩa thực chất. Đàm phán chính là nghệ thuật thỏa hiệp. Quan trọng là, cần phải giữ vững nguyên tắc, lùi một bước tiến hai bước. Về phương diện này, ông Trump đã dày công tôi luyện.
Thông thường mà nói, chỉ 3 điểm này đã là thắng lợi to lớn chưa từng có của ông Trump, tiền nhiệm của ông Trump và các cuộc tranh luận suông đều theo không kịp. Dù như vậy, 3 điểm này cũng không phải là toàn độ ý nghĩa quan trọng trong lần thỏa thuận này, nó chỉ là điều nhỏ, kế hoạch và chiến lược lớn của ông Trump vượt xa khỏi những thu hoạch cụ thể này.
Ông Robert Lighthizer có 2 quan điểm cực kỳ quan trọng về thỏa thuận này, đã tiết lộ về bí ẩn thực sự cũng như ý nghĩa to lớn của thỏa thuận.
Quan điểm thứ nhất của ông Robert Lighthizer là: Điểm khó nhất của đàm phán là đạt được thỏa thuận giai đoạn một. Điều này cũng trùng hợp với câu tục ngữ của Trung Cộng “vạn sự khởi đầu nan”.
Thỏa thuận giai đoạn một cũng có nghĩa là sẽ có giai đoạn hai, thậm chí là giai đoạn ba. Xác thực, một số vấn đề hóc búa nhất vẫn chưa được khai triển trong thỏa thuận giai đoạn một, có khả năng đợi đàm phán sau này mới giải quyết, ví dụ như chi tiết mang tính kết cấu như việc cấm nhà nước Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) trợ cấp doanh nghiệp và cưỡng chế chuyển giao công nghệ và các vấn đề pháp lý. Nhưng không có bước đầu tiên, thì không có bước thứ hai, thứ ba. Không có thỏa thuận thứ nhất, thì những điều còn lại phía sau cũng không biết bắt đầu từ đâu. Rất nhiều người không hiểu được đạo lý này.
Điều quan trọng hơn là thỏa thuận giai đoạn một thực tế là thiết lập quy củ quan trọng cho tổng thể thương mại Mỹ – Trung. Những quy củ này làm thế nào giải quyết được trong đàm phán giai đoạn tiếp sau, sẽ động chạm đến gốc rễ của ĐCST. Điều này không chỉ còn là vấn đề thuần kinh tế (kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhỏ), mà là khởi đầu trong việc chỉnh lại đúng đắn chính sách cướp đoạt lâu dài của ĐCST từ thời ông Giang Trạch Dân và triệt để thay đổi thể chế ĐCST.
Trước đó ông Trump không gặp phải vấn đề này. Từ không đến có, muốn khai mở và xây dựng con đường này liệu có khó hay không? Đương nhiên là khó. Hơn nữa chỉ có hậu thuẫn là thực lực lớn mạnh của nước Mỹ, ôm giữ thiện ý to lớn đối với Trung Cộng và người dân Trung Cộng, nhận thức sâu sắc về ĐCST tàn ác, có quyết tâm kiên định loại bỏ ĐCST, và phải là người có bối cảnh kinh nghiệm phong phú mới có thể gánh vác. Ông Trump lại đúng là người hội tụ đầy đủ các phương diện này, ông chính là người mà Thần đã lựa chọn để làm việc này.
Quan điểm thứ hai của ông Robert Lighthizer là: Thỏa thuận có được thực hiện hay không, quyết định ở phía Trung Cộng ai đứng ra quyết định. Điều này vô cùng quan trọng và điểm trúng chỗ hiểm.
Điều này nói rõ rằng ông Trump và đội ngũ của ông đã ý thức rất rõ: Toàn bộ quá trình đàm phán bao gồm xác định nội dung điều khoản, đạt được thỏa thuận, cân nhắc về văn tự, thẩm định thỏa thuận, cuối cùng là ký hiệp định, phía Trung Cộng vẫn luôn tồn tại cuộc đọ sức một mất một còn giữa phe Tập Cận Bình và phe Giang Trạch Dân. Cũng tức là do phe cải cách thực dụng Lưu Hạc, Tập Cận Bình đưa ra quyết định, hay là do người thuộc phe Giang Trạch Dân như Hàn Chính đưa ra quyết định, thì việc đạt được và chấp hành thỏa thuận sẽ có kết quả khác nhau.
Vậy thì, thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung liệu có thành công hay không không chỉ là tranh chấp và tiến lùi trong điều kiện thỏa thuận của hai bên, điều quan trọng hơn nữa là có liên quan đến việc ông Tập Cận Bình liệu có thành công trong việc áp chế và thành trừng tội ác của ông Giang Trạch Dân hay không. Ví dụ nổi bật nhất chính là, hồi tháng 5 vừa qua, thỏa thuận dường như sắp đạt được nhưng lại bị Hàn Chính – đại diện phe Giang Trạch Dân phá hỏng.
Lần này thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung có thể đạt được, chủ yếu là do ông Tập Cận Bình đã làm 2 việc, mạnh mẽ áp chế thế lực phe ông Giang Trạch Dân. Một là, ngày 10 -12/12, ông Tập đã gấp rút triệu tập toàn bộ nhân vật quan trọng cấp cao tham gia Hội nghị kinh tế Trung ương .
Hội nghị thống nhất nhận thức, xác nhận áp lực nền kinh tế suy thoái lớn chưa từng có. Sau hội nghị có quan chức cấp cao của ĐCST nói, cần tiến hành cải cách mang tính cấu kết một cách có ý nghĩa, giải quyết yêu cầu mà Mỹ đề xuất trong chiến tranh thương mại, đồng thời nói “nhượng bộ cũng là một loại thể hiện của sức mạnh”. Những ngôn luận này đã phản ánh ý tứ của phe ông Tập Cận Bình. Có thể nhìn ra: ý kiến của ông Lưu Hạc, Tập Cận Bình về chủ trương ký kết thỏa thuận và nhượng bộ Mỹ đã chiếm ưu thế áp đảo.
Ngoài ra, ngày 9-13/12, ông Tập Cận Bình đã thăng hàm một lúc gần 170 tướng lĩnh quân đội, bao gồm 7 Thượng tướng, 16 Trung tướng và 146 Thiếu tướng. Việc này đã phá vỡ quy định thông thường về việc thăng hàm tướng lĩnh vào ngày 1/8 hàng năm. Trong vòng 5 ngày, ông Tập Cận Bình còn điều tra ra hơn 20 quan chức tham nhũng. Đây là tín hiệu rõ ràng kể từ thời điểm quan trọng trong thời gian cuối cùng của đàm phán: Ông Tập Cận Bình đang thể hiện quyền kiểm soát tuyệt đối quân đội; đồng thời cũng phát đi tín hiệu cảnh cáo nghiêm trọng đối với nhân vật thuộc phe Giang Trạch Dân mà lần trước đã phản đối Trung – Mỹ ký thỏa thuận: Lần này cần phải ký kết thỏa thuận, ai phản đối ai ngăn cản thì xử lý người đó.
Tập làm hai việc này đã có tác dụng răn đe thế lực phe Giang Trạch Dân, khiến họ không dám nói lung tung, làm lung tung. Ngày 12/12, khi Hội nghị Kinh tế Trung ương vừa kết thúc, ông Tập lập tức đã đem nhận thức chung tại hội nghị – ý nguyện muốn đạt được thỏa thuận, thông báo cho ông Trump. Sáng ngày 13/12, ông Trump lập tức cho biết: Rất gần với thỏa thuận sắp đạt được với Trung Cộng, điều họ muốn, chúng tôi cũng muốn. Điều này hoàn toàn chứng nghiệm phân tích bên trên của chúng ta; Mỹ – Trung ký kết thỏa thuận không hoàn toàn quyết định ở bàn đàm phán, mà quyết định ở việc ông Tập Cận Bình áp chế và thanh trừng phe Giang Trạch Dân.
Cuối cùng, từ hai quan điểm của ông Robert Lighthizer có thể suy luận ra, thành công của đàm phán và cơ chế chấp hành thỏa thuận có liên quan trực tiếp đến việc Tập Cận Bình thanh trừng những trở ngại từ phe Giang Trạch Dân, còn lực độ tấn công phe Giang Trạch Dân của ông Tập có liên quan trực tiếp đến việc ông Tập thoát khỏi tình cảm bảo vệ đảng. Đây là điểm cơ bản để tiếp tục quan sát và dự báo các cuộc đàm phán Mỹ-Trung và mối quan hệ tổng thể Mỹ-Trung.
Lý Thiên Tiếu