Quốc Hội Quốc Hội Âu Châu Tẩy Chay Thế Vận Hội Bắc Kinh

Tin Brussels – Quốc Hội Âu châu ngày 12/04/2008 đã thông qua với đa số tuyệt đối, một nghị quyết về Tây Tạng và kêu gọi các lãnh tụ thế giới tẩy chay buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội, nếu chính phủ Trung cộng không chịu ngồi lại để thương thuyết với người lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Tây Tạng và cũng là quốc vương của quốc gia này là đức Ðạt Lai Lạt Ma…….

Quốc Hội Âu Châu Bỏ Phiếu Tẩy Chay Thế Vận Hội Bắc Kinh


Tin Brussels – Quốc Hội Âu châu ngày hôm qua đã thông qua với đa số tuyệt đối, một nghị quyết về Tây Tạng và kêu gọi các lãnh tụ thế giới tẩy chay buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội, nếu chính phủ Trung cộng không chịu ngồi lại để thương thuyết với người lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Tây Tạng và cũng là quốc vương của quốc gia này là đức Ðạt Lai Lạt Ma.

 

 

Nghị quyết không có giá trị bắt buộc nhưng cũng là một áp lực lên các lãnh tụ Liên Hiệp Âu Châu để có một thái độ mạnh mẽ hơn trước những vụ biểu tình chống đối khắp nơi về sự đàn áp của Trung cộng đối với Tây Tạng, và gây khó khăn cho Bắc Kinh là một quốc gia buôn bán lớn nhất đối với toàn cõi Âu châu. Nghị quyết này được sự ủng hộ của những tổ chức chính đảng trong Quốc Hội Âu châu, đã được bày tỏ qua kết quả là 580 phiếu thuận, chỉ có 24 phiếu chống và 54 phiếu trắng.


Chủ tịch Quốc Hội là ông Hans-Gert Poettering, một người bạn thân cận với nữ Thủ tướng Ðức Angela Merkel, nói rằng vào tháng trước đáng lý ra Âu châu đã phải xét lại việc tẩy chay hoàn toàn buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội, và mời đức Ðạt Lai Lạt Ma đến nói chuyện trước Quốc Hội. Phó Chủ tịch tổ chức này là ông Edward McMillan-Scott, một trong những người soạn thảo bản nghị quyết, đã tỏ ra vui mừng trước kết quả cuộc bỏ phiếu, và nói việc này sẽ đưa tới những áp lực đối với các chính trị gia tại Âu châu. Ông nói không chỉ những hình ảnh tàn nhẫn tại Tây Tạng và phong cách mà Trung cộng đã đối xử với người dân Tây Tạng trong nhiều năm qua, nhưng việc này còn đi xa hơn nữa đến những vấn đề như Darfur, Miến Ðiện, Việt Nam, và ngay cả tại Trung cộng là nơi người ta được biết hiện đang có khoảng 7 triệu người đang bị cầm giữ trong các trại cải tạo. Ông nhấn mạnh đây là một hệ thống đàn áp gần như không thể so sánh trong lịch sử thế giới. Và khi Thế Vận Hội được trao cho Trung cộng tổ chức vào năm 2001, ai cũng mong là sẽ thấy được những thay đổi từ quốc gia này, khi các lãnh tụ hứa hẹn là họ sẽ thay đổi. Thế nhưng họ đã không giữ lời hứa, và nay các chính trị gia trên thế giới đã tỉnh mộng trước những lời hứa hão huyền này. 

Cho đến nay chủ tịch luân phiên Quốc Hội Âu châu là Slovenia và các viên chức cao cấp của Liên Âu đã lên án những hành động bạo động tại Tây Tạng, và kêu gọi Bắc Kinh hãy mở những cuộc đàm phán với nhân vật lãnh đạo Giáo hội Phật Giáo Tây Tạng, nhưng đã ngưng lại trước khi tuyên bố tẩy chay toàn bộ Thế Vận Hội. Văn phòng Thủ tướng Anh quốc là ông Gordon Brown hôm thứ tư tuyên bố ông sẽ không tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội, nhưng nhấn mạnh rằng đây không phải là một hành động chính trị vì ông Brown sẽ có mặt trong buổi lễ bế mạc, khi Trung cộng sẽ trao đuốc và cờ Thế Vận cho Anh quốc là nơi sẽ tổ chức Thế Vận Hội kế tiếp vào năm 2012.

 

 


Tổng thống Pháp là ông Nicolas Sarkozy, là quốc gia sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Âu khi Thế Vận Hội diễn ra vào tháng 8, cũng từng tuyên bố việc ông có tham dự lễ khai mạc Thế Vận hay không tùy vào việc Trung cộng có ngồi lại với đức Ðạt Lai Lạt Ma hay không.


Ông Graham Watson, Chủ tịch nhóm Tiến Bộ tại Quốc Hội Âu châu, nói ông hy vọng nghị quyết này sẽ làm cho chính phủ Trung cộng phải suy nghĩ lại về những ý kiến trên toàn thế giới. Ðây là một nghị quyết có tính cách đóng góp vào cộng đồng thế giới, và là một thông điệp mạnh mẽ trong thời gian này. Theo ông thì những người Trung Hoa nay đang hối hận vì đã đứng ra tổ chức Thế Vận Hội, trước khi họ sẵn sàng để thay đổi hệ thống chính trị ở quốc gia của mình.


Quốc Hội Âu châu được bầu trực tiếp bởi người dân và không có quyền can dự vào đường lối đối ngoại của những quốc gia thành viên, nhưng là nơi bày tỏ ý kiến của công chúng và đưa ra những áp lực về chính trị với các quốc gia trong toàn khối Âu châu. Quyết định cuối cùng của khối 27 quốc gia này sẽ nằm trong tay của Hội đồng Âu châu, sẽ họp vào tháng tới.

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt