Chiến hạm Mỹ đi qua Hoàng Sa lúc đàm phán thương mại Mỹ-Trung bắt đầu

Tàu sân bay USS Carl Vinson trong cuộc tuần tra tại Biển Đông, ngày 03/03/2017. Trong ảnh, chiến đấu cơ F-18 đang chuẩn bị cất cánh. (REUTERS/Erik De Castro)

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS McCampbell đã đi qua quần đảo Hoàng Sa, ngay vào lúc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng được mở lại hôm nay 07/01/2019. Bắc Kinh gọi đây là một “hành động khiêu khích” của Mỹ.
Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr tuyên bố, chiến hạm USS McCampbell đã tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa để thực hiện “quyền tự do hàng hải”, “thách thức các yêu sách quá đáng trên biển”.  New York Times dẫn nguồn tin Hải Quân cho biết thêm, khu trục hạm Mỹ đã đi ngang qua ba đảo là đảo Cây (Tree Island), Linh Côn (Lincohn Island) và Phú Lâm (Woody Island).

Theo bà McMarr, hoạt động này không nhắm vào một quốc gia cụ thể hay mang ý nghĩa chính trị nào.

Trước đó, vào tháng 9/2018, chiến hạm USS Decatur cũng đã tuần tra tại Trường Sa, đi vào vùng 12 hải lý giữa hai cụm đảo san hô là Đá Ga Ven (Gaven Reefs) và Đá Cô Lin (Johnson Reef).

Hoàng Sa đã bị Trung Cộng dùng vũ lực cướp đoạt từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, xây lên nhiều cơ sở quân sự, triển khai chiến đấu cơ trên ít nhất một hòn đảo. Còn tại Trường Sa, Hoa Kỳ và các đồng minh châu Á đều tố cáo việc Trung Cộng xây dựng bảy đảo nhân tạo, trên đó có ba phi đạo lớn.

Tuyên bố của phía Mỹ được đưa ra vào lúc cuộc đàm phán thương mại bắt đầu tại Bắc Kinh. Đây là vòng thương lượng trực tiếp đầu tiên kể từ khi đôi bên thỏa thuận “hưu chiến” 90 ngày, cho đến đầu tháng Ba.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng Lục Khảng nói rằng chiến hạm Mỹ đã “vi phạm luật pháp của Trung Cộng và quốc tế”, và Bắc Kinh đã có những “cảnh báo nghiêm khắc”. Ông Lục Khảng “kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt ngay kiểu khiêu khích này” và nói thêm là Trung Cộng đã gởi tàu chiến, máy bay đến để cảnh báo khu trục hạm Mỹ.

Khi được hỏi về sự trùng hợp giữa thời điểm sự kiện này và cuộc đàm phán thương mại, Lục Khảng nói rằng “cả hai bên đều có trách nhiệm tạo ra không khí tích cực”.

Đoàn đại biểu Mỹ đến Bắc Kinh hôm nay, do phó đại diện thương mại Jeffrey Gerrish dẫn đầu, gồm đại diện Nhà Trắng, bộ Ngoại Giao, và các bộ Nông Nghiệp và Năng Lượng, Tài Chính.

Từ sau cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Tập ở Buenos Aires, Trung Cộng đã có nhiều động thái hòa dịu như tạm ngưng đánh thuế lên xe hơi và phụ tùng của Mỹ trong ba tháng, đặt mua một lượng lớn đậu nành, cho phép nhập cảng gạo Mỹ. Theo giới phân tích, trước tình hình kinh tế xuống dốc và những chỉ trích trong nội bộ, ông Tập Cận Bình đang cố gắng đạt được một thỏa thuận với Washington để chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại.

Theo RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt