Thương chiến Mỹ-Tàu “tạm ngừng” nhưng Biển Đông lại nóng

Lời người post: Cuộc gặp gỡ ăn tối giữa TT Trump và Tập Cận Bình sau Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 thì thương chiến tạm ngừng 90 ngày để đàm phán. Cùng thời gian đó thì tình hình Biển Đông lại nóng lên bởi 2 sự kiện sau đây:
1) Ngày 30/11, tại G20 Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe và TT Trump gặp nhau trong vòng 15 phút để tái khẳng định “Tự Do Hàng Hải” và răn đe thái độ hung hăng của Tàu Cộng trên Biển Đông.
2) Ngày 1/12, trong lúc Hội Nghị G20 thì Bộ Tư Lệnh Miền Nam Tàu Cộng cảnh báo tàu chiến Mỹ USS Chancellorville tiến vào vùng biển mà Tàu Cộng đòi chủ quyền ở Hoàng Sa và hiện đang điều động máy bay tàu chiến ra Hoàng Sa theo dõi và ngăn chặn.
Cuộc đối đầu Mỹ-Tàu Cộng là bài toán rất phức tạp và khó giải…

Tin RFI: Đối phó Trung Cộng – Mỹ, Nhật, Ấn kêu gọi tự do hàng hải tại châu Á

Hôm qua 30/11/2018, ba nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Achentina, lần đầu tiên cùng lên tiếng kêu gọi tự do hàng hải tại châu Á. Đây là động thái nhằm chứng tỏ sự đoàn kết trước thái độ hung hăng của Trung Cộng trên Biển Đông.

Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump (G), thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề G20. (Ảnh ngày 30/11/2018. REUTERS/Kevin Lamarque)

Tổng thống Mỹ Donald Trump, thủ tướng Nhật Shinzo Abe và thủ tướng Ấn Narendra Modi – ba nhà lãnh đạo cánh hữu đã gặp gỡ nhau trong vòng 15 phút. Cuộc gặp ba bên này mang tính biểu tượng hơn là nhằm hoạch định chiến lược, nhưng chứng tỏ Mỹ-Nhật-Ấn đều lo ngại trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Cộng.

Tokyo và New Delhi lâu nay vẫn tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh, trong khi ông Trump đang gây áp lực nặng nề về thương mại lên Trung Cộng, đồng thời tái khẳng định mối quan ngại về việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố : “Nhật, Mỹ, Ấn đều cùng chia sẻ những giá trị căn bản và lợi ích chiến lược. Khi cả ba chúng ta cùng hợp sức làm việc, thì sẽ mang đến thịnh vượng và ổn định hơn cho khu vực cũng như cho thế giới”.

Về phía thủ tướng Ấn Narendra Modi ghi nhận, ba chữ đầu tên nước bằng tiếng Anh (Japan, America và India), viết tắt là JAI trong tiếng Hindi có nghĩa là « trường tồn ».

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders trong một thông cáo cho biết cuộc gặp “tái khẳng định tầm quan trọng của tầm nhìn Ấn Độ – Thái Bình Dương rộng mở, vì thịnh vượng và sự ổn định của toàn cầu; cam kết tăng cường hợp tác ba bên”

Chính quyền Trump ngày càng nói nhiều hơn về “Ấn Độ – Thái Bình Dương rộng mở”, một khẩu hiệu lâu nay được ông Abe ưa thích. Nhật luôn nhấn mạnh rằng toàn bộ châu Á phải rộng mở cho hàng hải và thương mại. Ấn Độ thì xưa nay luôn tránh liên minh với các cường quốc khác, dù có tranh chấp lãnh thổ với Trung Cộng.

Bên cạnh đó, thủ tướng Nhật Bản và Ấn Độ cũng có cuộc gặp riêng rẽ với chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Còn tổng thống Mỹ tối nay bàn bạc với ông Tập về các bất đồng thương mại Mỹ-Trung, vấn đề được chú ý nhiều nhất trong kỳ G20 này.

Tin RFA: Hải quân Trung Cộng cảnh báo tàu chiến Mỹ ở Hoàng Sa

Bộ tư lệnh miền Nam của Trung Cộng hôm thứ Bảy, ngày 1/12 cho biết Hải quân nước này đã cảnh báo tàu chiến Mỹ khi tàu này đi vào vùng nước mà Trung Cộng đòi chủ quyền ở Hoàng Sa.

Tàu USS Chancellorsville tại HongKong hôm 21/11/2018

Thông báo của Bộ Tư Lệnh Miền Nam Trung Cộng cho biết tàu chiến Mỹ USS Chancellorsville đã đi vào vùng nước gần Hoàng Sa hôm thứ Tư ngày 28/11 vừa qua mà không xin phép Trung Cộng.

“Bộ Tư lệnh miền Nam đã điều hải quân và không quân giám sát tàu Mỹ và ra cảnh báo yêu cầu tàu này dời đi”, thông báo viết.

Bộ Tư Lệnh Miền Nam Trung Cộng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ vùng trời và vùng nước để ngăn chặn những sự việc có thể gây đe doạ cho an ninh quốc gia.

Trước đó, vào hôm 29/11, Phát Ngôn Nhân Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ Nathan Christensen cho biết tàu chiến Mỹ đã thực hiện hoạt động gần Hoàng Sa để thách thức đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Cộng, và duy trì tự do hàng hải qua vùng nước được luật quốc tế công nhận.

Hôm 21/11, tàu USS Chancellorville đã cùng hàng không mẫu hạm Ronald Reagan ghé thăm cảng HongKong.

Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Cảnh Sảng hôm 30/11 nói tàu chiến Mỹ đã vào vùng nước của Trung Cộng mà không xin phép và Trung Cộng đã làm rõ lập trường cứng rắn của mình về vấn đề này.

Hồi cuối tháng 9, tàu chiến của Trung Cộng cũng đã đi sát đến mức nguy hiểm tàu của Hải Quân Mỹ khi tàu này đi gần đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa.

Trung Cộng từ trước đến nay vẫn cho rằng việc tàu chiến và máy bay Mỹ đi qua khu vực Biển Đông gây mất ổn định trong khu vực.

Biển Đông là vùng nước đang tranh chấp giữa Trung Cộng với một số nước trong khu vực bao gồm cả Việt Nam. Trung Cộng là nước đòi chủ quyền đến 80% diện tích biển Đông qua vùng đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Tòa Trọng Tài Quốc Tế La haye hồi năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc này nhưng Trung Cộng không chấp nhận phán quyết của tòa.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt