Sát thủ trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Robert Lighthizer

Robert Lighthizer

Ngày 3 tháng 1 năm 2017, Tổng thống Donald J. Trump tuyên bố rằng ông dự định đề cử tiến sĩ Lighthizer làm Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. TS Robert Lighthizer đã được Thượng viện thông qua vào ngày 11 tháng 5 năm 2017 với chỉ số áp đảo 82/14. Nay chính thức Robert Lighthizer là Đại diện Thương mại Hoa Kỳ trong cuộc “Trade war” với Trung cộng.
Robert Lighthizer là một nhân vật kín đáo, ít người biết vì đã từ lâu ông tham gia một công ty luật tư nhân thực hành luật thương mại quốc tế. Không nổi tiếng như các thành viên trong nội các Trump như Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow, nhưng vừa qua theo tiết lộ của Bloomberg thì Lighthizer chính là một “chiến binh” lão luyện trong đàm phán thương mại giữa Mỹ-Trung. Vậy Robert Lighthizer đối thủ đáng sợ của Trung Cộng hiện nay là ai?

Lighthizer từng là Phó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan năm 1983. Chính ông ta từng tiến hành các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Liên Xô về việc chấm dứt lệnh cấm vận đối với ngũ cốc của Hoa Kỳ xuất cảng sang Liên Xô.

Bloomberg tiết lộ một câu chuyện thú vị, trong thời gian đàm phán, Lighthizer được các đối thủ phía Liên Xô tặng một hộp thuốc lá Cigar Cuba, ông đã hút nó liên tục trong căn phòng không cửa sổ suốt cả thời gian đàm phán “để các nhà đàm phán thương mại của Liên Xô mất cảnh giác” và hộp cigar trống rỗng khi thời gian đàm phán căng thẳng kết thúc với thắng lợi thuộc về Mỹ: “At a critical point in the negotiations, Donnan wrote, Lighthizer opened the empty cigar box and cracked a joke that the Cubans appeared to be screwing over the Soviets”.

Lighthizer đúng là một “sát thủ” khi văn phòng của ông hiện đang giám sát mức thuế quan các hàng hóa nhập từ Tàu Cộng.

Tổng thống Donald Trump đã mở cửa cho China bắt đầu các cuộc đàm phán, nhưng anh “quân tử Tàu” ương ngạnh vẫn quyết tâm “trả đũa”, chắc họ đang tìm một nhân vật có thể uống Mao đài như nước suối suốt thời gian đàm phán để đối đầu với đối thủ chỉ dùng Cigar. Tiếc thay theo Washington Post thì Lihgthizer đã bỏ cigar chuyển sang nhai thuốc lá rồi bỏ hẳn, nhưng vẫn đi lại bằng chiếc xe Porsche nơi quê nhà là Washington. DC.

Cuộc chiến thương mại ngày càng lộ rõ là một cuộc đối đầu giữa hai hệ thống chính trị: Dân chủ và độc tài toàn trị, quân sư tham mưu cho Tổng thống Trump đánh thuế Trung Cộng là kiện tướng Robert Lighthizer:

TT Trump (T) – Đại diện chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Robert Lighthizer (P)

Là một trong những quan chức cao cấp của Mỹ chuyên về thương mại, Đại diện Thương mại Robert Lighthizer xuất hiện như một người nổi trội trong các cuộc họp bàn nội bộ hoạch định chính sách từ tương lai Hiệp định NAFTA cho đến chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Đại diện Lighthizer, 70 tuổi, hiện chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các chính sách định hình phương thức Mỹ mua và bán hàng hóa dịch vụ lên đến hàng nghìn tỉ đô la trên toàn thế giới. Lighthizer có hai phẩm chất quan trọng: 

– Cùng quan điểm hoài nghi về thương mại tự do giống Tổng thống Mỹ Donald Trump và có hàng chục năm kinh nghiệm quản lý tại Washington DC, Đại diện Lighthizer luôn là một trong những trợ thủ đắc lực của Tổng thống Trump mỗi khi vấn đề kinh tế được nêu ra bàn thảo.

– Tương tự Tổng thống Trump, Đại diện Lighthizer coi Trung Cộng là một mối đe dọa tiềm tàng với nền kinh tế Mỹ, tin rằng Mỹ là nạn nhân của các thỏa thuận thương mại tự do không công bằng và nghĩ rằng Mỹ nên cân nhắc áp dụng các biện pháp mạnh hơn như áp đặt thuế lên mặt hàng nhập khẩu để bảo vệ các ngành công nghiệp và công nhân Hoa Kỳ.

Về tính cách, Đại diện Lighthizer và Tổng thống Trump cũng có những nét tương đồng. Đại diện Lighthizer được biết đến là một chính khách ăn nói khá thô lỗ và thể hiện mình là một người mặc cả đầy tham vọng. Ông cũng rất có chính kiến về việc mình làm và tiến trình để đạt được mục tiêu đó, cũng như chắc chắn về những chính sách hậu thuẫn.

Quan điểm cứng rắn với thỏa thuận thương mại tự do

Đại diện Lighthizer sở hữu một sự nghiệp thành công trong thế giới kinh doanh từ khi còn trẻ. Đầu những năm 1980, ông đã là một trong những luật sư hàng đầu trong Ủy Ban Tài Chính Thượng Viện, giám sát các hoạt động liên quan đến chính sách thương mại quốc tế của Mỹ. Sau đó, dưới thời cựu Tổng thống Ronald Reagan, ông từng đảm nhiệm vị trí phó Đại diện Thương mại.

Một trong những điểm nổi bật trong sự nghiệp làm cố vấn thương mại của Lighthizer là ông đã tham gia thảo luận rất nhiều thỏa thuận được biết đến với tên gọi “Hạn chế xuất khẩu tự nguyện”. Lợi dụng mối đe dọa áp đặt thuế trừng phạt, Mỹ sẽ thuyết phục các quốc gia khác “tình nguyện” hạn chế các hoạt động xuất khẩu sang Mỹ mà có nguy cơ cao đe dọa đến các ngành công nghiệp nước này vì sự cạnh tranh.

Dưới thời của cựu Tổng thống Reagan, Đại diện Lighthizer giúp chính phủ Mỹ đạt được những thỏa thuận thương lượng với hơn chục quốc gia về ngành thép, trong đó đối tác thương mại lớn nhất là Nhật Bản. Tiến trình đó đã cho Lighthizer một kinh nghiệm quý báu rằng nước Mỹ có thể thành công trên đấu trường quốc tế với quan điểm “diều hâu” cứng rắn.

Trái ngược với phần lớn các nghị sĩ đảng Cộng Hòa, Đại diện Lighthizer nghĩ rằng các phương thức bảo hộ – chế độ bảo vệ nền công nghiệp trong nước bằng cách áp đặt một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó – không những thực tiễn mà hoàn toàn thống nhất với chủ nghĩa bảo thủ.

Với thái độ “thương mại công bằng” thay vì “thương mại tự do” đối với các quan hệ thương mại hiện nay của Mỹ với các nước, Robert Lighthizer tin rằng Mỹ nên tự tạo hệ thống quy định riêng khi những điều lệ hiện hành không còn phù hợp với lợi ích của nước Mỹ, cũng như Mỹ tạo tâm thế sẵn sàng chứng kiến các mối quan hệ vốn bình lặng từ trước đến nay giờ phải trải qua chút hỗn loạn, thậm chí là tan vỡ.

Robert Lighthizer, người luôn cứng rắn với Trung Cộng

Theo báo Wall Street Journal, chính sách cứng rắn của Tổng thống Trump trong thương mại với Trung Cộng được hình thành tại cuộc họp ở Tòa Bạch Ốc tháng 8/2017 với nhân vật giữ vai trò trọng tâm là Đại diện Lighthizer. Phát biểu trước các cố vấn Tòa Bạch Ốc và quan chức nội các, ông cho rằng Trung Cộng thường xuyên hứa hẹn thay đổi chính sách nhưng không thực hiện. Đã đến lúc phải hành động chứ không còn đàm phán.

Mặc dù trong cuộc họp có sự tham gia của Đại sứ Mỹ tại Trung Cộng – Terry Branstad qua video conference call, và ông Đại Sứ Hoa Kỳ tại Trung Cộng đã đề nghị Mỹ xin cơ hội tiến hành thêm một vòng đàm phán nữa, nhưng Đại diện Lighthizer vẫn nhấn mạnh đã đến lúc phải hành động và bắt đầu từ việc điều tra hành vi thương mại thiếu công bằng mà phía Trung Cộng đang thực hiện.

Vài ngày sau, Tổng thống Donald Trump ký quyết định điều tra hoạt động thương mại Trung Cộng. Theo đó, chính ông Lighthizer được giao nhiệm vụ sẽ có một năm để tiến hành điều tra ban đầu về các cáo buộc Trung Cộng vi phạm sở hữu trí tuệ theo Khoản 301 của Luật Thương mại Mỹ.  Đúng 1 năm sau 7/2018 thì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bộc phát.

Điều khoản này cho phép chính phủ Mỹ sử dụng các biện pháp trừng phạt để chống lại Trung Cộng về việc những hoạt động thương mại không công bằng và có khả năng gây ra xích mích quốc tế nghiêm trọng. Các biện pháp trừng phạt bao gồm đánh thuế hoặc thậm chí chặn đường tiếp cận thị trường Mỹ của các mặt hàng nước ngoài.

Tới đầu năm nay, Chính quyền Tổng thống Trump ngày 3/4 công bố áp thuế đối với khoảng 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Cộng. Ngay ngày hôm sau, Trung Cộng lập tức trả đũa với kế hoạch áp thuế tương tự lên các mặt hàng của Mỹ. Tiếp tục Tổng thống Trump lại “dọa” áp thuế lên hơn 100 tỷ USD hàng hóa Trung Cộng. Bắc Kinh nói rằng họ “sẵn sàng đáp trả mạnh mẽ và không do dự”. Tuần trước, 17/09/2018 Mỹ áp thuế $200 tỷ USD vào những mặt hàng xuất khẩu từ Trung Cộng đến Mỹ.

Vai trò của Đại diện Lighthizer trong các vấn đề liên quan đến Trung Cộng ngày một rõ ràng hơn sau khi đội ngũ chính trị gia kinh tế của Tổng thống Trump tháng 11/2017 đến Bắc Kinh để tiến hành đàm phán. Tổng thống Trump chỉ thị Đại diện Lighthizer có điều kiện gặp gỡ với các quan chức hàng đầu của Trung Cộng, trong khi những người khác phải đứng đợi ở ngoài.

Trong cuộc gặp với Tập Cận Bình, ông Lighthizer nhấn mạnh các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung trong nhiều năm qua không mang lại kết quả gì cũng như bày tỏ lo ngại của Tổng thống Mỹ về vấn đề thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Cộng ngày càng gia tăng.

Thậm chí trong chuyến công du của đặc phái viên kinh tế Lưu Hạc đến Mỹ, ông này đã gặp Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin rồi nhận được thông điệp dứt khoát: “Mỹ sẽ không bị Trung Cộng qua mặt như các đời chính quyền trước.”

Con ma “kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” gặp phù thủy Robert Lighthizer thì không thể nào sống được.

https://vietquoc.org tổng hợp

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt