Human Rights Watch kêu gọi Nhật hối thúc Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức nhân quyền thế giới Human Rights Watch (HRW) trước đây thường hối thúc Mỹ lên tiếng về vấn đề vi phạm nhân quyền của nhà nước CSVN, nhưng gần đây thì HRW thường lên tiếng nhắc nhở Úc, Nhật ngoại giao với Việt nam thì nên đặt vấn đề nhân quyền.
Trong vài năm lại đây, nhận thấy sự tế nhị của chính phủ Hoa Kỳ đặt vấn đề chiến lược lên trên vấn đề nhân quyền, lợi dụng tình trạng đó, CSVN ra tay đàn áp, bắt bớ tù đày một cách vô cùng dã man và bừa bãi người dân Việt Nam muốn đứng lên chống Tàu giữ nước và những hành động phê phán chính trị độc tài toàn trị của nhà nước CSVN. 

Trong trường hợp bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản đến thăm Việt Nam, HRW hối thúc nên đưa vấn đề nhân quyền trong buổi tiếp xúc.

Ít ngày trước chuyến công du Việt Nam của ngoại trưởng Nhật Bản, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch ngày 09/09/2018, công bố thư ngỏ, kêu gọi Tokyo thúc đẩy Hà Nội cải thiện tình trạng nhân quyền, bị đánh giá là ở trong tình trạng hết sức tệ hại.

Trong bức thư gửi ngoại trưởng Nhật Taro Kono, HRW khẩn thiết đề nghị lãnh đạo ngoại giao Nhật Bản trực tiếp nêu vấn đề này với bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam, phó thủ tướng Phạm Bình Minh, trong cuộc hội kiến ngày 11/09/2018 tại Hà Nội, đặc biệt là về “các tù nhân chính trị”, mà theo HRW hiện có ít nhất 130 người đang bị chính quyền Việt Nam giam cầm.

Theo HRW, với tư cách là quốc gia cấp viện trợ lớn nhất cho Việt Nam và một thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, Nhật Bản ở vào vị trí rất thuận lợi, để hối thúc Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị.

Ngoài vấn đề tù nhân chính trị, Human Rights Watch nhấn mạnh đến nhiều lĩnh vực cần đến sự lên tiếng của phía Nhật Bản. Cụ thể là các quyền tự do ngôn luận và hội họp bị kiểm soát chặt, quyền thành lập nghiệp đoàn của người lao động – thể theo các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia – không được đáp ứng, cũng như việc nhiều tổ chức tôn giáo bị cấm đoán, đàn áp. Theo HRW, “nhiều nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam hy vọng Nhật Bản khẳng định mạnh mẽ các chuẩn mực nhân quyền quốc tế, mà các nhà tranh đấu đang mạo hiểm cuộc sống của chính họ, để thúc đẩy”.

Kèm theo bức thư ngỏ nói trên là phần “phụ lục”, trong đó HRW nêu ra hàng loạt lĩnh vực nhân quyền bị xâm phạm tại Việt Nam, bao gồm “tù nhân chính trị”, “các nhà hoạt động và ly khai bị đàn áp, quấy rối”, cải cách luật giới hạn tự do ngôn luận, đặc biệt là luật mới siết chặt kiểm soát internet, sẽ có hiệu lực kể từ đầu năm tới, vấn đề quyền nghiệp đoàn của người lao động, và “tự do tôn giáo, tín ngưỡng” bị giới hạn.

HRW nêu hàng loạt trường hợp cụ thể, trong đó có ông Trần Huỳnh Duy Thức, bị kết án 16 năm tù, tuyệt thực từ ngày 14 tháng 8, hai nhà hoạt động nghiệp đoàn Trương Minh Đức và Hoàng Đức Bình, bị kết án 12 và 14 năm tù, đầu năm nay. Các hành động đàn áp hay quấy rối khác nhằm vào các cựu tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh, Lê Công Định. Hay cuộc đàn áp hồi tháng 8, nhắm vào một đêm nhạc tại Sài Gòn, mà các nạn nhân là nhà báo Phạm Đoan Trang, ca sĩ Nguyễn Tín và kỹ sư Nguyễn Đăng Cao Đại.

Theo RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt