Mỹ -Trung giành giựt eo biển Bab-El-Mandeb

Eo biển Bab-el-Mandeb

Lời người post:Eo biển Bab-el-Mandeb nằm giữa châu Á (Yemen trên bán đảo Ả Rập) với châu Phi (Djibouti, phía bắc Somalia trên sừng châu Phi), nối biển Hồng Hải vào vịnh Aden băng ra Ấn Độ Dương.
Với chiều rộng khoảng 28 km từ vùng đất Ras Menheli thuộc bờ biển bán đảo Ả Rập tới vùng đất Ras Siyan phía châu Phi. Theo truyền thuyết của người Ả Rập thì trước đây hai vùng đất trên nối liền nhau, nhưng sau một cơn động đất dữ dội, đất biến thành biển.  Trong trận động đất này, số lượng người bị chìm xuống biển chết đuối vô số kể, một eo biển rộng lớn được thành hình chia cắt châu Á với châu Phi đó là eo biển Bab-el-Mandeb, mà tiếng Ả Rập có nghĩa “cổng nước mắt”.   Nay “cổng nước mắt” có tầm quan trọng chiến lược và là một trong những đường hàng hải bận rộn nhất của quốc tế, đặc biệt dùng để chở “dầu” từ Trung Đông đi khắp các nước trên thế giới.
Trong sách lược “Một Vành Đai, Một Con Đường”, Trung Cộng muốn chiếm một cứ điểm trên vùng “sừng châu Phi” để xây dựng chuỗi“vành đai” của Tập Cận Bình, do đó đã đưa đến tranh chấp với Hoa Kỳ như tranh chấp tại Biển Đông.”

Trong tình hình căng thẳng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhu cầu kiểm soát con đường hàng hải quốc tế trở thành ván cờ quyết định. Nằm giữa Yemen và Djibouti, nối liền Hồng Hải với Ấn Độ Dương, eo biển Bab-El-Mandeb là Biển Đông ở châu Phi, tuyến vận chuyển 40% hàng hóa thế giới.

Bắc Kinh đưa khu vực sừng châu Phi này vào chiến lược “một vành đai hai con đường”nhưng Hoa Kỳ, cùng với hai đồng minh Ả Rập Xê Út và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất không để Trung Cộng độc chiếm.

Theo báo La Lettre de l’Océan Indien, chuyên đề về thông tin tình báo châu Phi số ra ngày 31/08/2018, xung khắc Mỹ-Trung ở Bab-El-Mandeb đã căng thẳng đến mức đã xẩy ra va chạm. Mỗi bên đều bố trí lực lượng và phát triển các căn cứ quân sự.

Về phía Mỹ, cho dù Washington có ý giảm bớt các chiến dịch chống khủng bố tại châu Phi, nhưng hồi đầu tháng 8, tướng Thomas Waldhauser, tư lệnh bộ chỉ huy Mỹ ở châu Phi Africom khẳng định ưu tiên số một của Mỹ là “ngăn chận chính sách bành trướng của Nga và Trung Cộng”. Do vậy, cho dù rút bớt quân số ở Tây Phi và Trung Phi, Mỹ sẽ nới rộng căn cứ quân sự Baledogle tại Somalia để đón tiếp các đơn vị tác chiến. Hiện nay, căn cứ này là điểm xuất phát các “drone”máy bay không người lái, để truy diệt nhóm thánh chiến Al Shabaab. Còn ở phía bắc, tại Djibouti, Hoa Kỳ quyết định mở rộng căn cứ Lemonnier về hướng biển và xây thêm một bến cảng có khả năng đón tiếp nhiều tầu ngầm.

Theo tạp chí chuyên đề thông tin tình báo, Hoa Kỳ phải nhanh chóng khai triển lực lượng vì trong thời gian qua, Trung Cộng tiến hành xây dựng một căn cứ tàu ngầm trong kế hoạch mở rộng căn cứ Doraleh, cải tạo một phần hải cảng Doraleh do một công ty vận tải Trung Cộng, China Merchants Group, liên doanh với Nhà nước Djibouti, kiểm soát. Để xây quân cảng, Trung Cộng lấn chiếm một mảnh đất được dành để xây một nhà máy lọc nước biển do công ty Pháp Eiffage thực hiện. Uy thế của Bắc Kinh mạnh đến mức mà cơ quan Nhà Đất và Thiết Kế Đô Thị của chính quyền Djibouti bất lực không biết giải quyết ra sao. Công ty xây dựng Pháp buộc phải điều chỉnh sơ đồ đặt hệ thống ống dẫn.

Lực lượng Trung Cộng đóng tại Djibouti tỏ ra rất cảnh giác và áp đặt luật chơi của họ bất chấp luật pháp địa phương và quốc tế. Với địa thế căn cứ quân sự gần như sát cạnh nhau, căng thẳng giữa hai nước ngày càng tăng và theo La Lettre de l’Océan Indien, đã xảy ra nhiều vụ “va chạm”. Vào tháng 5 năm nay, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ Dana White cảnh báo và yêu cầu binh sĩ Trung Cộng chấm dứt hành động dùng tia laser làm lóa mắt phi công Mỹ. Vài ngày sau, đích thân tổng tham mưu trưởng quân đội Djibouti, tướng Zakaria Cheik Ibrahim, can thiệp để tránh một cuộc đụng độ giữa lực lượng Mỹ và Trung Cộng.

Quân đội Djibouti ra lệnh cho lực lượng Trung Cộng cấm trại 48 tiếng đồng hồ trong căn cứ Doraleh để tránh xung đột leo thang. Vài giờ trước, một đoàn quân xa của Trung Cộng xuất trại mà không xin phép quân đội Djibouti. Trên đường, một đoàn xe nhà binh của Mỹ chở lính đi luyện tập. Thế là đoàn xe Trung Cộng vượt qua mặt, nòng súng đại liên chạm nhẹ vào đoàn xe Mỹ làm toán quân Mỹ nổi cáu.

Câu hỏi đặt ra là trong bàn tay kềm tỏa của chủ nợ, liệu tổng thống Ismail Omar Guelleh có đủ phương tiện để đối đầu với Bắc Kinh hay không? Hoa Kỳ cùng các đồng minh khu vực và Tây phương chắc chắn không để cho Trung Cộng độc chiếm con đường huyết mạch. Quốc gia năng nổ nhất trong vùng là Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Le Monde, trong một bài phân tích địa chiến lược, ngày 02/06/2018, cho biết “Abou Dabi đang xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh nhất khu vực đủ sức kiểm soát eo biển Bab-El-Mandeb phát huy thế lực đến tận Ấn Độ Dương”.

Theo báo chí Pháp

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt