Chiến tranh thương mại: có thể làm lay động đến gốc rễ của đảng Cộng sản Trung Hoa

Trong lúc cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang nóng dần, mới đây Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình lại tiếp tục chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ thương mại khi hội kiến lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia, đồng thời cũng mượn cơ hội này để tuyên dương về “Một vành đai, một con đường”. Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) cho biết, có lẽ ông Tập Cận Bình đang lôi kéo các công ty đa quốc gia đang bất mãn với kế hoạch thu thuế của ông Trump để gây áp lực với Tòa Bạch Ốc, hoặc là ông cảnh giác được nguy cơ nào đó?  

Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin ngày 21/6, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã có cuộc gặp hơn một tiếng đồng hồ với lãnh đạo các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có nhiều đại diện các công ty đến từ Hoa Kỳ, ngoài việc chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ thương mại, ông Tập còn nhấn mạnh sẽ nới lỏng thủ tục và môi trường để thu hút các nhà đầu tư ở lại Trung Cộng.

Tờ Thời Báo Tài chính của Anh (Financial Times) đưa tin, mặc dù nhiều công ty đa quốc gia phản đối kế hoạch thu thuế của chính phủ của ông Trump, nhưng họ cũng lo lắng sẽ bị cuốn vào cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, lãnh đạo cấp cao của một số doanh nghiệp Mỹ đã từ chối khéo cuộc gặp với ông Tập Cận Bình vào ngày 21 vừa qua.

Bản tin cho biết, Bắc Kinh đang trong quá trình tìm kiếm đồng minh ở nước ngoài, còn tuyên bố một loạt các hành động mở cửa dịch vụ tài chính của Trung Cộng, trong đó có việc nâng cao hạn mức nắm giữ cổ phần đối với các công ty bảo hiểm và chứng khoán từ hồi tháng Ba vừa qua.

Được biết, hồi tháng Năm vừa qua,  Mỹ đã yêu cầu Trung Cộng tạm ngưng trợ cấp và hỗ trợ của chính phủ đối với kế hoạch “Made in China 2025” nhắm vào các ngành công nghiệp chiến lược từ robot đến xe năng lượng mặt trời. Về vấn đề này, Trung Cộng đã biểu thị ý từ chối. Đánh cắp công nghệ cao có lẽ trở thành xung đột trọng tâm giữa hai nước Trung – Mỹ.

Ngày 15/6, sau khi Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố thu thuế đối với các sản phẩm Trung Cộng với trị giá lên đến 50 tỉ Đô la Mỹ (USD), phía Trung Cộng lập tức đưa ra biện pháp thu thuế có giá trị tương được đối với các sản phẩm của Mỹ.

Ngày 18/6, ông Trump lại tiếp tục mạnh tay hơn, tuyên bố sẽ đánh thuế lên đến 200 tỉ USD đối với sản phẩm Trung Cộng. Trong tuyên bố hôm 18, ông Trump nói, kế hoạch thu thuế 50 tỉ USD hôm 15 không thể làm Trung Cộng thay đổi cách làm không công bằng về phương diện công nghệ và sáng tạo, phía Trung Cộng đã quyết định thu thuế 50 tỉ USD đối với các hàng hóa của Mỹ xuất khẩu sang Trung Cộng, Trung Cộng không những không có ý thay đổi cách làm của mình, ngược lại, còn uy hiếp đến công ty Mỹ, công nhân là nông dân Mỹ.

Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) cho rằng, hiện tại tư thế sẵn sàng của chính phủ ông Trump là chỉ cần phía Trung Cộng có phản kích, Mỹ sẽ lập tức mạnh tay. Mỹ cho rằng lý do làm như thế là rất chính đáng, bởi vì nhiều năm qua, thương mại Mỹ – Trung là bất bình đẳng. Trung Cộng không những không chịu chấp nhận cái giá phải trả cho sự bất bình đẳng này, thì Mỹ sẽ đi theo đến cùng.

Phân tích của RFI nhận định, kết cấu trong thương mại Mỹ – Trung cũng quyết định Trung Cộng sẽ là bên thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến này. Đối với Mỹ mà nói, các sản phẩm của Trung Cộng có thể dễ dàng thay thế bằng sản phẩm của nước khác, còn đối với Trung Cộng thì sản phẩm của Mỹ đa số là các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao nên rất khó tìm được sản phẩm thay thế.

Phân tích chỉ ra, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của hai nước, mà còn có thể chuyển biến thành cuộc chiến chính trị và cuối cùng sẽ khiến nhà cần quyền Cộng Sản Trung Cộng sụp đổ. Trong tình huống Trung Cộng tùy tiện ứng chiến mà không nắm chắc được phần thắng, dưới tình thế kinh tế Trung Cộng có xu hướng suy thoái, khiến sự phát triển của kinh tế Trung Cộng ngày càng gặp nhiều khó khăn, từ đó làm lay động đến gốc rễ thống trị của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Cộng.

Trí Đạt (viết theo RFI)

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt