Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Lên Án Việt Nam Vi Phạm Nhân Quyền

state

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ”Chưa thể hài lòng được” (unsatisfactory). Trên đây là từ ngữ được bộ ngoại giao Mỹ dùng để đánh giá tình hình nhân quyền trong nước Việt Nam. Dưới nhãn quan của Washington, Việt Nam vẫn là một nhà nước chuyên chế, nơi các phong trào ly khai bị nghiêm cấm, người dân có thể bị giam giữ vì những hoạt động chính trị.

(Theo RFI)

Trong bản báo cáo thường niên công bố ngày 25/02/2009, bộ ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá ”chưa thể hài lòng được” về thành tích cải thiện tình trạng nhân quyền của chính phủ Việt Nam.

Dưới nhãn quan của Washington, Việt Nam vẫn là một nhà nước chuyên chế, nơi các phong trào ly khai bị nghiêm cấm, trong lúc người dân có thể bị giam giữ vì những hoạt động chính trị.

Vẫn có ít nhất 35 tù nhân chính trị bị cầm giữ

Tổng kết tình hình năm 2008, bản báo cáo ghi nhận trước hết là cho đến cuối năm ngoái, vẫn có ”ít nhất 35 tù nhân chính trị” bị giam giữ và theo một số nguồn tin quốc tế, thì số tù nhân này có thể lên đến cả trăm người.

Theo bộ ngoại giao Mỹ, hiện tượng buôn người cũng là một vấn đề đáng lo ngại, cũng như tệ nạn bạo hành và phân biệt đối xử nhắm vào phụ nữ.

Một trong những yếu tố khác được báo cáo nhấn mạnh là tình trạng tham nhũng, nhất là trong giới chức chính quyền. Đối với bộ ngoại giao Mỹ, ở Việt Nam vẫn thiếu minh bạch trong chính sách ”trưng thu đất đai và di dời cư dân để lấy chỗ xây dựng các đề án hạ tầng cơ sở ».

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, vào năm ngoái, chính quyền Việt Nam đã bác bỏ bản báo cáo của bộ ngoại giao Mỹ, xem đấy là những nhận xét thiếu khách quan, dựa trên các thông tin sai lạc, thiếu thiện ý.

Đối với Hà Nội, thì trong những năm gần đây, Việt Nam ”đã đạt những thành tựu lớn trong việc bảo đảm và phát huy các quyền tự do cho người dân trong mọi mặt, trong đó có quyền tự do ngôn luận tự do báo chí và tự do thông tin” .

Tuy vậy, theo báo cáo vừa công bố của bộ Ngoại giao Mỹ, Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế các quyền tự do ngôn luận, nhất là đối với ”những lời chỉ trích cá nhân các lãnh đạo chính phủ, hô hào đa nguyên chính trị hay dân chủ đa đảng”.

Bản báo cáo đặc biệt nêu bật vụ công an Việt Nam tạm giữ và hành hung trưởng văn phòng hãng thống tấn Mỹ AP tại Hà Nội, sau khi nhà báo này tìm cách chụp ảnh giáo dân thắp nến cầu nguyện tại Toà Khâm Sứ cũ ở Hà Nội.

Chiến dịch đàn áp báo chí năm 2008

Về quyền tự do báo chí, bộ ngoại giao Mỹ ghi nhận một chiến dịch đàn áp tại Việt Nam trong suốt năm 2008, với vụ bắt giữ hai nhà báo và cách chức một loạt tổng biên tập. Đó là trường hợp hai ký giả Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ, bị bắt ngày 12 tháng 5 với tội danh lạm dụng quyền hạn trong khuôn khổ cuộc điều tra họ thực hiện năm 2006 về vụ tham nhũng ở cơ quan PMU 18.

Báo chí và công luận Việt Nam đã nhất loạt phản đối vụ bắt giam này, nhưng chỉ hai ngày sau, Bộ Văn Hoá và Thông Tin đã ra lệnh ngưng ngay việc đưa tin về vụ đó và báo chí chính thức đã phải chấp hành.

Qua tháng 7, hai tổng biên tập của tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ bị thay thế. Hai tờ báo gọi đây là việc thay thế bình thường, nhưng theo một số nguồn tin thì họ đã bị bãi chức vì đã cho phép công bố bài viết về tham nhũng. Qua tháng 8, đến lượt 7 ký giả bị rút thẻ nhà báo với lý do « thiếu trách nhiệm khi viết bài về vụ PMU 18 ».

Nhìn chung, đánh giá của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam rất khắt khe.

=========================
Trích Heral Tribune (The Global Edition of The New York Time)

VIETNAM: The summary of the State Department report on Vietnam was sharp and to the point: “The government’s human rights record remained unsatisfactory.”

“Political opposition movements were prohibited,” the report stated. “The government continued to crack down on dissent, arresting political activists and causing several dissidents to flee the country. Police sometimes abused suspects during arrest, detention, and interrogation. Corruption was a significant problem in the police force.”

State controls were found to have been tightened on the press and freedom of speech; foreign human rights groups were barred from the country; and human trafficking, violence against women and Internet firewalls (particularly against sites affiliated with the Catholic Church) remained areas of concern to the United States.

“The country was a significant source for trafficking in persons,” the report stated, and there were reports of women being sent not just to other countries in the region but also to Britain, Eastern Europe, and the United States. “Children were trafficked for the purpose of prostitution, both within the country and to foreign destinations.”

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt