Dân Phi-Luật-Tân “thay mặt chính quyền” chống Trung Cộng.

Một người biểu tình đội mũ gắn hình tên lửa của Trung Quốc trong cuộc biểu tình ngày 10/2/2018 chống các hoạt động xây dựng của Bắc Kinh ở Biển Đông

Từ khi Duterte, biệt danh Digong, được bầu làm tổng thống Phi-Luật-Tân (Phi)vào ngày 9 tháng 5 năm 2016. Chính sách của Duterte là thân Trung Cộng và Nga muốn tách rời khỏi ảnh hưởng của  Mỹ. Thậm chí Trung Cộng ngày càng lấn lướt, xây các đảo tân tạo trên vùng biển San Hô Scarborough thuộc Phi-Luật-Tân. Tuy vậy, không phải dễ dàng mà Mỹ để mất vị trí chiến lược Phi vì bao năm nay nền chính trị và hấu hết các quan chức cao cấp đều liên hệ với Mỹ rất nặng nề… Gần đây có một bài bào cho biết “người dân Phi thay mặt chính quyền chống Trung Cộng”  … Âu đó là do bàn tay đạo diễn của Hoa Kỳ?

Những người biểu tình đã tập trung bên ngoài lãnh sự quán Trung Cộng ở thủ đô Manila để chống lại việc Bắc Kinh quân sự hóa các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông.

Cuộc biểu tình diễn ra hôm 10/2 sau khi truyền thông địa phương đăng những hình ảnh cho thấy Trung Cộng đã chuyển đổi ít nhất 7 bãi đá thành các đảo nhân tạo, hoàn chỉnh với các cơ sở hải quân và không quân, bao gồm đường băng và bãi đáp trực thăng.

Các nhà hoạt động Phi nói thái độ hợp tác với Trung Cộng của Tổng thống Rodrigo Duterte có thể khuyến khích Bắc Kinh mở rộng hơn nữa hoạt động xây dựng ở Biển Đông.

“Nếu chính quyền Phi không muốn phản đối Trung Cộng xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo tranh chấp và trong khu vực vực đặc quyền kinh tế của chúng ta, thì người dân Phi sẽ lên tiếng và phản đối”, ông Renato Reyes Jr., tổng thư ký tổ chức cánh tả Bayan, người tổ chức biểu tình, viết trên trang Twitter.

Theo trang Republish, phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 9/2, Tổng thống Phi Rodrigo Duterte nói rằng ông không có ý định tham gia vào cuộc chiến tranh chấp lãnh thổ, nhưng sẽ ra lệnh cho hải quân bắn nếu các nước khác khai thác tài nguyên và đưa ra khỏi vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

Văn phòng của Tổng thống Duterte cho hay các giới chức Phi“biết về việc làm” của Trung Cộng trên 7 bãi đá tranh chấp, và nước này tin vào “thiện chí” của Bắc Kinh là “sẽ không đòi chủ quyền trên các đảo nhân tạo mới”.

Vào tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài ở La Haye đã ra phán quyết rằng “không có cơ sở pháp lý” nào cho việc Trung Cộng đòi chủ quyền trên một khu vực rộng lớn ở Biển Đông.

Vụ kiện do người tiền nhiệm của ông Duterte, Tổng thống Benigno Aquino, đệ trình sau khi Phi phát hiện Trung Cộng bắt đầu lắp đặt các cơ sở hải quân trong vùng biển giàu tài nguyên.

Trong chuyến thăm Trung Cộng vài tháng sau khi trở thành tổng thống Phi, ông Duterte tuyên bố đã “điều chỉnh” bản thân theo “luồng tư tưởng” của Trung Cộng, theo Al Jazeera.

Đổi lại, Trung Cộng hứa hẹn với ông Duterte rằng sẽ không có thêm việc mở rộng các bãi đá khác, đồng thời cam kết đổ hàng tỷ đôla vào các khoản cho vay và đầu tư vào nước này.

“Về lâu dài, điều đó sẽ rất nguy hiểm. Cần phải dừng lại, cần phải quay ngược lại. Nếu không, chúng ta sẽ mất quyền tiếp cận vùng biển, các bãi đá này, bởi vì Trung Cộng đã kiểm soát phần lớn khu vực tranh chấp”, nhà hoạt động Renato Reyes nói với Al Jazeera.

Hôm 7/2, người phát ngôn của Tổng thống Duterte, ông Harry Roque, nói rằng sẽ tốt hơn nếu Phi duy trì quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh vì nước này không đủ khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại Trung Cộng.

“Trong khi không thể chống lại họ, chúng ta đừng để cho họ có cơ hội sử dụng vũ khí tại các hòn đảo nhân tạo để chống lại chúng ta”, The Philippines Star dẫn lời ông Roque nói.

Phát ngôn viên của Tổng thống Phi nói thêm rằng thông tin mà truyền thông mới đưa ra về việc Trung Cộng sắp hoàn thành việc quân sự hóa ở Biển Đông là “không có gì mới” vì các đảo này đã được bồi đắp từ thời chính quyền tiền nhiệm ở Phi Luật Tân.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt