Đại Hội đảng Cộng Sản Trung Hoa hay đại hoạ nhân loại ?!

Tập Cận Bình (hình minh hoạ)

Lời người post: Hôm nay 18 tháng 10 năm 2017, Bắc kinh rợp cờ đỏ 5 sao và cờ búa liềm Cộng Sản, đón tiếp Tập Cận Bình lên ngôi Hoàng thượng. Ông ta bước vào Đại Sảnh Đường “gân cổ” đọc bài ca tụng giữ Đảng cộng sản, trong khi bao nhiêu oan hồn “sinh viên xuống đường đòi dân chủ” bị Đặng Tiểu Bình cho “thảm sát Thiên An Môn vào năm 1989” đang vất vưởng nhìn hình ảnh của tên cuồng loạn  mà vợ hắn ta là một ả đàn bà bên ngoài “mặt hoa da phấn”  với nụ cười luôn nở trên môi nhưng bị báo chí Tây Phương tặng cho một danh hiệu “đoá hoa hồng cắm trên bãi máu” vì ả ta là người sáng tác nhạc và hát đốc quân trong vụ “thảm sát Thiên An Môn” lịch sử.
Tập Cận Bình hô hào bảo vệ Đảng sẽ đưa Đại Hán đến siêu cường vào năm 2050 – nhưng đó là một siêu cường Cộng Sản đang đem đến nỗi chết và sợ hãi của nhân loại…siêu cường kèm theo các quyền tự do bị siết chặt dưới bàn tay của Đảng độc tài toàn trị. Siêu cường kinh tế với một Trung Cộng ngập nợ lút đầu. Siêu cường với tham vọng chiếm lĩnh lãnh thổ và lãnh hải nước khác như một kẻ cướp  Tàu Ô thổ phỉ, bất chấp luật lệ quốc tế, đơn phương bác bỏ những phản quyết toà án trọng tài quốc tế.
Nếu thế giới này không đánh bại tham vọng ngông cuồng của Tập Cận Bình, thì sẽ là một hiểm hoạ khôn lường cho nhân loại trong thế kỷ thứ 21.

Đại hội 19 : Tập Cận Bình kêu gọi bảo vệ đảng

Trong bài diễn văn khai mạc Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Hoa lần thứ 19 hôm nay 18/10/2017 dài ba tiếng rưỡi đồng hồ, chủ tịch kiêm tổng bí thư đảng Tập Cận Bình kêu gọi các đảng viên đấu tranh chống lại mọi đe dọa đối với quyền lực đảng, và hứa hẹn “một kỷ nguyên mới” cho đất nước.

Trước khoảng 2,300 đại biểu đại diện cho 89 triệu đảng viên trên cả nước, với sự hiện diện của các cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào,  Tập Cận Bình hứa hẹn xây dựng “một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại”, không sao chép các mô hình của nước ngoài.

Từ Bắc Kinh, th tín viên RFI Heike Schmidt tường trình :

Người dân xem Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 qua truyền hình. Ảnh tại Bắc Kinh ngày 18/10/2017 (Reuters)

“Đó là một Tập Cận Bình đầy tự tin, tươi cười, bước vào Đại sảnh đường Nhân Dân treo đầy những lá cờ đỏ, với các khẩu hiệu “Đảng Cộng Sản vĩ đại quang vinh muôn năm”. Trong bài diễn văn dài hơn ba tiếng đồng hồ, người quyền lực nhất Trung Cộng đã tổng kết 5 năm hoạt động, mà theo  là 5 năm tiến triển, để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa”, tái xây dựng một đại quốc.

Trung Cộng mà  Tập mơ đến là một Trung Cộng hùng mạnh, chiến đấu không ngơi nghỉ để leo lên được hàng đầu thế giới, phất cao lá cờ xã hội chủ nghĩa, và không là con rối của ai cả. “Hài hòa”, “ổn định” và nhất là “trung thành với các giá trị của chủ nghĩa xã hội”, đó là những sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong bài diễn văn mang đậm tính ý thức hệ, dân tộc chủ nghĩa và đôi khi đầy đe dọa.

Tổng bí thư Trung Cộng nhấn mạnh, không thể có dung thứ cũng như không có vùng cấm nào trong cuộc chiến chống tham nhũng, và hoan nghênh việc những song sắt nhà tù đã được siết chặt đối với các đảng viên cộng sản biến chất”.

Cụ thể,  Tập Cận Bình tuyên bố : “Hiện nay tình hình trong cũng như ngoài nước có những thay đổi sâu sắc và phức tạp. Sự phát triển đất nước đang trong một thời kỳ quan trọng mang tính chiến lược, với các triển vọng sáng sủa, đồng thời phải đối mặt với những thách thức rất lớn.

Tất cả các đồng chí trong đảng đều phải nâng tầm để nhìn xa hơn, ý thức được những mối nguy, cởi mở trước cải cách và sáng tạo, bỏ đi những suy nghĩ xơ cứng. Phải dẫn dắt nhân dân đa sắc tộc đi đến chiến thắng quyết định của xã hội trung lưu, khiến chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa giành được thắng lợi trong kỷ nguyên mới”.

Bên cạnh đó, Tập Cận Bình cũng tuyên bố sẽ mở cửa nền kinh tế nhiều hơn cho thế giới, hứa hẹn sẽ “đối xử bình đẳng” với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Cộng.

Đại hội Đảng 19 kéo dài một tuần lễ. Ngoài chủ tịch kiêm tổng bí thư Tập Cận Bình chắc chắn sẽ tiếp tục nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai, đại hội sẽ bỏ phiếu kín chọn ra 25 ủy viên Bộ Chính trị và 205 ủy viên trung ương. Giới quan sát đang chờ xem Tập có thể đưa được bao nhiêu người thân tín vào thường trực Bộ Chính trị, và tư tưởng chủ đạo của  có được ghi vào điều lệ Đảng, như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình trước đây hay không.

Các quyền tự do bị siết chặt dưới thời Tập Cận Bình

Cảnh an ninh nghiêm ngặt ở Bắc Kinh ngày 18/10/2017 (Hình minh hoạ)

Không chỉ trong dịp Đại hội Đảng, mà trong năm năm qua, chế độ Bắc Kinh đã tăng cường kiểm soát internet, siết chặt tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận…Trung Cộng ngày nay bị xếp thứ 176/180 nước trong bảng xếp hạng về tự do báo chí của tổ chức Phóng viên Không biên giới.

Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh Heike Schmidt cho biết:

Xã hội Trung Cộng ngày nay là một xã hội bị bịt miệng, với việc kiểm duyệt càng thêm hoàn hảo dưới thời Tập Cận Bình, theo nhà nghiên cứu Chloé Froissart, thuộc Trung tâm nghiên cứu về Trung Cộng đương đại.

Bà nói: “Người ta có thể ghi nhận một chủ trương chung về việc tái lập kiểm soát nhiều lãnh vực khác nhau của xã hội dân sự, từ các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng tôn giáo cho đến truyền thông, giới luật gia và các trường đại học.

Các tổ chức xã hội đã phát triển mạnh tại Trung Cộng từ 20 năm qua, đa số nằm trong một vùng xám được chính quyền làm ngơ, nhưng không được hợp thức hóa bằng luật pháp. Ý định rõ ràng của Tập Cận Bình là tái lập việc kiểm soát vùng xám này, hệ thống hóa các đạo luật giúp các tổ chức xã hội sống sót nhưng chỉ được hoạt động như là những tổ chức phụ trợ cho đảng Cộng Sản. Đảng muốn duy trì sự ổn định và thống trị xã hội”.

Tất cả các công dân dám lên tiếng cho các giá trị xã hội có nguy cơ bị khởi tố vì tội “lật đổ chính quyền “ hay “gây rối trật tự công cộng”.

Cụ thể, có bốn lãnh vực đặc biệt bị siết chặt trong 5 năm qua.

Trước hết là internet. Trung Cộng từ lâu đã nổi tiếng với “Vạn Lý Hỏa Thành”, bức tường lửa vĩ đại ngăn chận mọi thứ bị coi là không chính thống. Các bài viết hoặc lời bình nhạy cảm đều bị xóa, và nhiều trang web nước ngoài (Google, Facebook, YouTube, Twitter, Instagram, Dailymotion) bị phong tỏa.

Tháng 6/2017, đạo luật an ninh mạng đã hạn chế thêm quyền tự do ngôn luận, buộc các công ty internet phải lưu trữ dữ liệu của người sử dụng tại Trung Cộng. Nhà cầm quyền đóng cửa các blog thông tin bình dân, các trang web đăng tải video được lệnh xóa các nội dung “không phù hợp với các tiêu chuẩn chính trị và đạo đức”. Trước khi bước vào Đại hội Đảng 19 lần này, Bắc Kinh bắt đầu phong tỏa các VPN, tức những phần mềm giúp vượt tường lửa.

Về tư pháp, tháng 7/2015 một mẻ lưới quy mô chưa từng thấy đã được giăng ra: trên 200 luật sư đã bị công an câu lưu, thẩm vấn. Các luật sư bị bắt nổi tiếng là chuyên biện hộ cho những thân chủ “nhạy cảm”: các nhà đấu tranh dân chủ, học viên Pháp Luân Công hay các nhà đối lập. Đa số sau đó đã được thả ra, nhưng một số luật sư sau đó bị kết án thậm chí đến bảy năm tù.

Đối với các nhà ly khai lại càng tệ hại. Thậm chí giải Nobel Hòa bình 2010 Lưu Hiểu Ba, bị án tù 11 năm, khi phát bệnh ung thư, cũng đã phải chết đi trong tình trạng bị quản thúc, bất chấp những lời kêu gọi trả tự do cho ông của cộng đồng quốc tế. Cái chết của nhà hoạt động ôn hòa 61 tuổi nổi tiếng thế giới, đã gây ra một làn sóng thất vọng trong giới đấu tranh dân chủ. Vợ ông Lưu Hiểu Ba là nhà thơ Lưu Hà, dù không phạm bất cứ tội danh nào, cũng vẫn bị quản thúc từ bảy năm qua.

Một đạo luật về an ninh quốc gia năm 2015 đã tạo ra nhiều lo ngại cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền, vì trao nhiều quyền hạn cho ngành an ninh để kiếm soát xã hội dân sự. Còn tại Hồng Kông, bàn tay sắt của Bắc Kinh ngày càng lộ rõ, nhất là sau vụ bắt cóc các chủ nhà sách chuyên xuất bản những tác phẩm tiết lộ về đời tư các lãnh đạo Hoa lục.

Về tự do tín ngưỡng, chế độ áp đặt những hạn chế khắt khe với Hồi giáo, vì lo sợ các vụ nổi dậy ở vùng Tân Cương. Bắt đầu từ năm nay, khăn choàng Hồi giáo và những bộ râu bị cho là “không bình thường” đều bị cấm. Và từ năm 2018, các tôn giáo nếu muốn mở trường phải chịu nhiều điều kiện khắt khe. Tại Tân Cương, nhà nước hạn chế cấp giấy xuất cảnh, công chức và sinh viên học sinh không được tham gia mùa chay Ramadan. Còn tại Tây Tạng, các nhà sư bị giám sát chặt chẽ, mỗi lần di chuyển phải xin giấy phép đặc biệt.

Tóm lại, năm năm cầm quyền vừa qua của Tập Cận Bình không có gì tốt đẹp đối với các nhà đấu tranh nhân quyền, luật gia, blogger hoặc tất cả những ai không ngoan ngoãn tuân theo đường lối của đảng Cộng Sản Trung Cộng.

Tập Cận Bình, người cầm lái một Trung Cộng ngập nợ

Vào lúc Đại Hội lần thứ 19 của đảng Cộng Sản Trung Cộng khai mạc, sẽ tiếp tục trao quyền lãnh đạo nền kinh tế thứ nhì thế giới cho Tập Cận Bình, nhiều chuyên gia bày tỏ mối lo ngại trước hiện tượng kinh tế Trung Cộng chậm lại. Lần đầu tiên từ 1/4 thế kỷ nay, tăng trưởng kinh tế Trung Cộng có thể xuống dưới ngưỡng 6% vào năm 2018.

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế FMI đã cảnh báo trước về nguy cơ ngày càng rõ nét là tăng trưởng Trung Cộng chậm lại do món nợ khổng lồ. Các cơ quan thẩm định tài chính Moody’s và Standard & Poor’s đã hạ điểm về nợ của Trung Cộng. Tổng số nợ Trung Cộng, ngoài lãnh vực tài chính, có thể vượt qua 290% của GDP Trung Cộng từ đây đến 2022, so với 235% vào năm ngoái.

Nỗ lực định hướng lại kinh tế

Tuy nhiên theo bà Françoise Renard, giám đốc Viện Nghiên Cứu về Kinh Tế Trung Cộng, không nên hoảng hốt vì kinh tế nước này vẫn không “lâm nguy”. Trả lời ban tiếng Pháp RFI, bà Renard giải thích:

“Trung Cộng đang bắt đầu định hướng lại kinh tế của mình, cải thiện tăng trưởng theo hướng chú ý đến chất lượng của tăng trưởng, để tránh rơi vào cái bẫy đối với các nước có thu nhập trung bình. Cụ thể là Trung Cộng đã đề ra những dự án khổng lồ, đặc biệt trong lãnh vực môi trường, nhưng mục tiêu chưa đạt được, vì vấn đề rất khó.

Điều mà ta có thể nói là kinh tế Trung Cộng còn vướng phải nhiều méo mó, lệch lạc mà chính quyền đang tìm cách khắc phục, ví dụ như do tình trạng sản xuất quá mức, họ đang cơ cấu lại các tập đoàn Nhà Nước.

Bên cạnh đó, còn có vấn đề chính sách xã hội, giảm thiểu bất công, vì vậy họ lao vào chống tham nhũng. Chiến dịch này dĩ nhiên có thể gây tranh cãi, nhưng đã có một số kết quả là giảm thiểu được hiện tượng.

Ngoài ra, Trung Cộng đang cố cải thiện chính sách bảo hiểm y tế, hệ thống hưu bổng nhưng còn phải nỗ lực hơn nữa.

Tóm lại, kinh tế Trung Cộng không suy sụp như có người lo ngại, tăng trưởng vẫn khá đều đặn. Dự phóng cho những năm sắp tới vẫn có phần lạc quan, nếu chính quyền tiếp tục đấu tranh chống những yếu tố lệch lạc.

Thách thức từ khối nợ khổng lồ của các địa phương

Vấn đề đáng ngại nhất là số nợ cực kỳ to lớn của chính quyền các địa phương, mà quy mô chưa lường được chính xác, khiến cho chính quyền không thể biết rõ mức độ mắc nợ thực thụ của nền kinh tế. Trong lãnh vực này cũng vậy, chính quyền trung ương cũng đã đề ra biện pháp để tái cơ cấu lại các món nợ này.

Khi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nói là họ có một số quan ngại về tình trạng của nền kinh tế Trung Cộng, họ muốn nói đến món nợ của các địa phương. Nhất là khi các chính quyền địa phương đã thế chấp nhà cửa, đất đai để vay tiền, điều đó khuyến khích tình trạng đầu cơ, giá sụt giảm, với nguy cơ tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chánh.

Tóm lại, đe dọa chủ yếu đối với nền kinh tế Trung Cộng hiện nay chính là mức nợ đó. Nhưng trong ngắn hạn, nền kinh tế Trung Cộng không gặp nguy hiểm. Tăng trưởng có thể chậm lại, có thể sẽ ở mức 5%, nhưng 5% cũng không phải là cái gì nguy hiểm, con số này đã được mọi người dự kiến từ lâu.”

Mở rộng kiểm soát trên toàn bộ nền kinh tế

Vấn đề nợ của Trung Cộng vào lúc Đại Hội Đảng Cộng Sản mở ra cũng được nhật báo Pháp Le Figaro nêu bật trong một nhận định: Tập Cận Bình, người cầm lái một Trung Cộng bị ngập nợ.

Theo tờ báo, nhiều chuyên gia đã bày tỏ mối quan ngại về việc Tập đã mở rộng kiểm soát trên toàn bộ nền kinh tế. Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế của Natixis tại Hồng Kông nhìn nhận: “Đó không phải là điều được người ta chờ đợi cách đây 5 năm”.

Hồi tháng 10/2012, và sau đó đến mùa xuân năm 2013, khi các cải cách kinh tế của “Tập gia gia” được đưa ra, vấn đề đối với ĐCSTQ chỉ là đấu tranh chống tham nhũng, chuyển đổi nền kinh tế dựa vào tiêu thụ nội địa, và tự do hóa.

Đối với chống tham nhũng và chuyển đổi mô hình kinh tế, Bắc Kinh đã đúng hẹn. Công cuộc “đả hổ, diệt ruồi” đại quy mô đã giúp Tập Cận Bình tăng cường kiểm soát cả về chính trị lẫn kinh tế cả nước. Còn việc chuyển đổi tăng trưởng, từ dựa trên xuất khẩu hàng giá rẻ sang dựa vào tiêu thụ của giai cấp trung lưu, những con số thống kê đã tự nó nói lên. Hồi Đại Hội 18, tiêu thụ chiếm khoảng 35% GDP, còn nay lên 40%. Riêng khu vực dịch vụ chiếm đến 50% nền kinh tế.

Sự thay đổi này trong tình trạng kinh tế thế giới hồi phục chậm, đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của Trung Cộng. Aidan Yao thuộc Axa IM ở Hồng Kông nhắc nhở: nhịp độ tăng trưởng chậm lại, cộng với vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến mùa hè 2015, đã gây lo lắng cho các nhà kinh tế cách đây hai năm. Tuy từ đó đến nay tình hình đã được cải thiện, nhưng mọi quan ngại đều tập trung vào một điểm: nợ nần đang tăng lên.

Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã lo ngại trước tình trạng chuyển đổi mô hình kinh tế của Trung Cộng chậm lại, có thể làm tăng thêm số nợ. Nợ nần của Nhà Nước, doanh nghiệp và hộ gia đình cách đây 10 năm chiếm khoảng 150% GDP, thì nay lên tới 270%. Sau cuộc khủng hoảng năm 2009, và đầu năm 2016, Bắc Kinh đã tái thúc đẩy tăng trưởng thông qua đầu tư – một cách lặng lẽ nhưng ồ ạt.

Cải cách các công ty quốc doanh ?

Ý kiến về nợ Trung Cộng của các chuyên gia có khác nhau. Philippe Le Corre, thuộc Havard Kennedy School cho rằng vấn đề này “hết sức to lớn”. Alicia Garcia Herrero cũng nhận thấy nợ nần tiếp tục tăng lên, tỉ lệ với GDP.

Ngược lại Aidan Yao không loại trừ việc tỉ lệ nợ giảm xuống trong năm nay. Ông nói: “Các doanh nghiệp có lợi nhuận tăng lên nhờ chính quyền cải thiện xuất khẩu và giảm tình trạng sản xuất thừa, nên ít có nhu cầu vay hơn”. Chuyên gia này cũng nêu ra hành động tích cực của Ngân Hàng Trung Ương nhằm giảm bớt tín dụng đen.

Cũng cùng xu hướng lạc quan, Sébastien Djaoui, chuyên về thị trường Trung Cộng của ngân hàng Nomura tương đối hóa vấn đề nợ, nhấn mạnh đến cán cân thương mại thặng dư và lượng tiền tiết kiệm lớn: “Nợ của Trung Cộng do người Trung Cộng nắm giữ”.

Các chuyên gia đều đồng ý ở một điểm: nợ nần phình to, chủ yếu là do các công ty quốc doanh. Tập Cận Bình cam đoan sẽ cải cách các tập đoàn công nghiệp khổng lồ này, đa số kém hiệu quả và sản xuất thừa. Theo Alicia Garcia Herrero: “Mới đây đã có thay đổi, sở hữu chủ của các doanh nghiệp quốc doanh không còn là Nhà Nước mà là Đảng !”.

Chính quyền đã cho sáp nhập các công ty quốc doanh làm ăn hiệu quả nhất với các doanh nghiệp đang suy sụp, với tham vọng tạo ra các đại tập đoàn mang tầm quốc tế. Aidan Yao nhận định: “Biện pháp này khác hẳn những gì thị trường trông đợi cách đây 5 năm, nhắm vào tư nhân hóa”. Tuy vậy cũng đã có những nỗ lực để chuyển đổi khu vực quốc doanh.

Nếu việc tự do hóa đã được tiến hành từ 5 năm qua, đặc biệt trong lãnh vực tài chính, qua việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và kết nối thị trường chứng khoán Thượng Hải với Hồng Kông, điều rõ rệt nhất là nền kinh tế ngày càng bị tập trung hóa.

Ngay cả thông qua các ngôi sao công nghệ, thường là tư nhân, như Hoa Vi (Huawei), “Nhà Nước đã tăng cường kiểm soát” qua những mối liên hệ với Đảng hay chính quyền địa phương, theo kiểu “golden share” (cổ phần ưu tiên), tinh tế và mạnh mẽ hơn – Alicia Garcia Herrero giải thích.

Sébastien Djaoui dự báo: “Chính quyền có thể nắm lấy các công ty đã trở nên quá to, như Alibaba chẳng hạn”. Nhà tỉ phú Mã Vân (Jack Ma), chủ nhân tập đoàn bán hàng trên mạng vào mùa xuân từng nói: “Chúng tôi không chỉ là một doanh nghiệp mà là cả một nền kinh tế”. Thế nên, rất có thể Tập Cận Bình sẽ cố mở rộng thêm nữa tầm khống chế của mình.

Nguồn RFI

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt