Vì sao lộ video tướng công an nói về Việt-Trung-Mỹ?

Vừa qua trên Internet có một youtube gây chấn động dư luận: Đó là đoạn video của thiếu tướng công an CSVN – Giáo sư Tiến sĩ Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân CSVN, đồng thời là Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân CSVN. Đã phát tán 30 phút (video ở dưới) với nội dung: chửi Tàu, dạy Mỹ, khen Nhật (dù biết Nhật là nước Mỹ thứ 2 ở châu Á), nâng bi Trọng Lú và ca ngợi đảng ta “đỉnh cao trí tuệ loài người – Đoạn video này thâu từ tháng 10 năm 2016, lúc đó có lẽ Việt Cộng đang nghĩ bà Hillary Clinton sẽ thắng cử nên cho Đinh Thế Huynh đi Mỹ…nên làm để “ba xoay”. Nhưng sao bây giờ chúng mới “lòi” cái video này ra? Đây không phải là chuyện “leaking – rò rĩ” mà CSVN đưa ra với ý đồ gì? – Dưới đây là bài của VOA nói về sự việc này. 

Đoạn video dài hơn 30 phút cho thấy một người đàn ông khoảng 55 tuổi mặc cảnh phục với quân hàm thiếu tướng đứng phát biểu trước cử tọa khoảng 30 người trong một hội trường khá rộng.

Sân khấu của hội trường được trang trí với khẩu hiệu về Đảng Cộng sản Việt Nam, cờ đảng bên cạnh quốc kỳ Việt Nam, tượng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh và tấm panô có dòng chữ “Lớp cập nhật kiến thức cho cán bộ nguồn năm 2016”.

Ở Việt Nam, khái niệm “cán bộ nguồn” nghĩa là những người có triển vọng trở thành lãnh đạo trong các cơ quan chính quyền.

Bảng chữ trên video nói diễn giả là Giáo sư Tiến sĩ Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, đồng thời là Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân.

VOA không thể liên lạc với ông Long để hỏi về tính xác thực của video này. Bộ Công an Việt Nam cũng chưa ra thông báo khẳng định hay phủ nhận.

Các phần mềm so sánh khuôn mặt cho thấy hình ảnh người đàn ông trong video và các bức ảnh của ông Long trên báo chí chính thống Việt Nam là của cùng một người.

Các kỹ thuật viên nghe nhìn có nhiều năm kinh nghiệm nhận xét rằng video có độ ổn định cao, không rung giật, ghi hình từ các góc khác nhau, được ráp nối cẩn thận, chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt. Điều này cho thấy nó đã được ghi lại một cách chuyên nghiệp, không phải là sản phẩm của “quay trộm”.

Căn cứ vào một vài câu nói trong video nhắc đến cuộc gặp giữa ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, giới quan sát xác định video được ghi ngày 26 hoặc 27/10/2016.

Trên mạng xã hội, dư luận nhận xét rằng một số phát biểu của diễn giả được cho là Thiếu tướng Long là những tiết lộ “động trời”.

Ngày từ đầu bài phát biểu, diễn giả nhấn mạnh trước cử tọa rằng “Trung Cộng … không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền của chúng ta ở Biển Đông … Câu chuyện là, bao giờ họ sẽ lấy và lấy bằng cách nào”.

Ông cũng ám chỉ rằng Trung Cộng tìm mọi cách làm suy yếu Việt Nam từ bên trong với việc “cài cắm, móc ngoặc, lôi kéo” hàng trăm người là “các phần tử cơ hội chính trị”. Nhưng ông nói thêm rằng nhà chức trách “đang theo dõi, đang nắm rất chắc, rất chặt những cái diễn biến” của các phần tử này mà ông cho là “có mưu toan, móc ngoặc, cấu kết bên ngoài, để lật đổ chống phá” chế độ của Việt Nam.

Một mối nguy khác đến từ Trung Cộng, theo diễn giả, là việc nước này đã xây dựng quan hệ hết sức thân thiết với Campuchia. Ông nói: “Hiện nay họ [Trung Cộng] khống chế chúng mình rất là kinh khủng, họ vào sâu rất sâu hàng xóm của chúng ta rồi. Ông kia [Campuchia] thì trở mặt hoàn toàn rồi”.

Trước thực trạng như vậy, diễn giả cho rằng Việt Nam vẫn chỉ có một lựa chọn là “Trung Cộng xấu như vậy hay xấu nữa, chúng ta cũng vẫn phải tìm cách chung sống với họ”.

Ông nói điều Việt Nam có thể làm là “cố phấn đấu sao để họ [Trung Cộng] đừng xấu hơn” nhưng ông không chỉ ra cụ thể cần phải làm những gì. Bình luận thêm về quan hệ láng giềng Việt Nam-Trung Cộng, diễn giả nói: “Nó bất hạnh cho chúng ta là sống bên cạnh một ông anh mức độ lòng tốt nó thấp”.

Từ Mỹ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long tại Đại học Maine, người theo dõi Việt Nam nhiều năm, cho rằng những gì vị diễn giả nói trong video không phải là mới.

Nhưng theo giáo sư, điều đáng quan tâm là việc video bị rò rỉ có thể cho thấy có sự đấu đá phe cánh trong giới cầm quyền:

“Ông tướng này ông nói sự thực nhiều người đã biết rồi thôi. Nhưng mà tại sao ông nói ngay bây giờ? Tôi nghĩ là hiện nay chắc là trong nước có các cánh khác nhau mà có cánh nghĩ rằng đất nước đã nguy rồi, phải nói ra để làm sao dân chúng họ thấy. Đến khi mà phải tranh đấu với nhau trong nội bộ thì dân chúng họ hiểu là có lý do gì để tranh đấu. Cũng như là có một phe nói tranh đấu là để khỏi bị Trung Cộng kiềm tỏa. Bất cứ bộ nào ở Việt Nam cũng có những phần tử Trung Cộng đã mua chuộc ở trong đó hết. Chúng ta phải thấy rằng đây là một bộ phận của Bộ Công an đưa tin ra tôi nghĩ là trong một tình huống mà đảng bây giờ đang phải tranh đấu với nhau để làm sao mà bảo vệ an ninh cho đất nước”.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói những phát biểu của người được cho là một viên tướng công an chuyên về công tác tuyên huấn củng cố thêm một điều là giới lãnh đạo Việt Nam hiểu và cảnh giác với Trung Cộng.

Tuy nhiên, vị giáo sư ở Mỹ cho rằng Việt Nam đang chịu những sức ép “kinh khủng” từ nước láng giềng phương bắc. Ông phân tích:

“Không những về chính trị mà về quân sự. Quân sự thì không phải chỉ ở Biển Đông thôi mà ở ngay trên đất nước mình. Nó đưa bao nhiêu người vào ngay đất nước. Vấn đề rất là khó khăn là sức ép kinh tế. Chúng ta biết là trong 2, 3 năm qua, mỗi một năm Việt Nam nhập siêu từ Trung Cộng là 32 đến 35 tỷ đôla. Nhập siêu như vậy tức là Việt Nam nợ Trung Cộng chứ gì? Mà Việt Nam nợ Trung Cộng như vậy thì cái nợ này tất nhiên là có một số cán bộ, một số lãnh đạo họ thừa hưởng được cái đó. Mà họ thừa hưởng cái đó là họ làm giàu. Mà họ giàu có thì họ bị mua chuộc chứ gì?”

Trong phần sau của đoạn video, diễn giả được cho là Thiếu tướng Trương Giang Long nói mặc dù Trung Cộng chứa đựng nhiều nguy cơ cho Việt Nam nhưng Việt Nam không thể chọn cách ngả hoàn toàn sang Mỹ.

Ông nói làm như vậy không khác gì đi từ “hang hùm sang hang cọp” và nhấn mạnh với cử tọa: “Chúng ta nghiêng về bất cứ chỗ nào đó … cũng đều thất bại hết”.

Diễn giả dẫn lại lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khẳng định rằng khi nào đảng cầm quyền của Việt Nam “thật sự độc lập về đường lối” thì bấy giờ “đất nước mới chuyển biến tích cực”.

Theo ông, ở thời điểm tháng 10/2016 khi bài phát biểu được ghi hình, Trung Cộng “vô cùng” lo ngại Việt Nam ngả hẳn về Mỹ, trong khi ông đánh giá rằng Mỹ lại “vô cùng cần” Việt Nam.

Điểm lại lịch sử 21 cuộc chiến tranh chống Trung Cộng và 1 cuộc chiến tranh chống Mỹ, diễn giả nhận định rằng cho đến cuối năm 2016 Mỹ đã tìm cách “lôi kéo Việt Nam về phía Mỹ, tạo mọi điều kiện để Việt Nam cùng chung đội hình với Mỹ để mà chống lại Trung Cộng”.

Ông đưa ra ý kiến rằng Mỹ “biết rất rõ là chỉ có Việt Nam mới chống lại được Trung Cộng thôi”.

Nhiều người bình luận trên mạng xã hội rằng những phát biểu của người được cho là Thiếu tướng Trương Giang Long cho thấy có sự đánh giá thiếu tính dài hạn về việc Mỹ nhìn nhận tầm quan trọng của Việt Nam.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long tại Đại học Maine đồng tình với bình luận đó:

“Phải nói là cán bộ của Việt Nam ít người sang học Mỹ lắm, chẳng biết Mỹ là gì. Họ chỉ biết Mỹ qua báo chí thôi. Thành ra thường thường họ đánh giá rất là sai. Họ nghĩ rằng là Mỹ cần Việt Nam lắm thì cái đó cũng là sai, nó tùy lúc nào thôi. Dưới thời ông Obama, đúng là Mỹ cần Việt Nam là bởi vì trong cái chính sách của Mỹ, Mỹ muốn đa dạng hóa, đa phương hóa, muốn kéo nhiều nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào một tổ chức đa phương. Vai trò của Việt Nam đối với chiến lược của Mỹ lúc đó là quan trọng. Nhưng mà Mỹ có thay đổi. Bây giờ, ví dụ như là ông Trump không nghĩ đa phương hóa là vấn đề quan trọng, mà vấn đề chỉ làm những gì mà giúp cho nước Mỹ mạnh, thì chúng ta phải nên nghĩ lại là Việt Nam hiện nay nằm ở đâu trong chiến lược của ông Trump, nếu không nói là trong chiến lược của Mỹ”.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long cảnh báo khi có đa số giới chức Việt Nam có hiểu biết không chính xác về Mỹ sẽ dẫn đến những tính toán và quyết định sai lầm về mặt chính sách chung của Việt Nam. Ông nói việc “không đánh giá đúng” đã và sẽ làm đất nước “mất các cơ hội”, cũng như lâm vào “nhưng khó khăn kinh khủng mà bây giờ vẫn chưa giải quyết được”.

Ông nêu ra các ví dụ cho điều này là việc Việt Nam bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa với Mỹ vào năm 1978 hay chậm trễ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hồi đầu những năm 2000.

VOA

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt