John Kerry biệt danh John Hà nội đến thăm Hà Nội lần cuối…..

John Kerry

John Kerry có biệt danh John Hà nội do báo chí Tây Phương tặng ông Trung Uý Hải Quân Mỹ, Phát Ngôn Nhân phản chiến tranh Việt Nam năm 1970-1971. Cho mãi đến khi ông được bầu làm Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ, và thành Bộ Trưởng Ngoại Giao dưới thời Obama, ông là nhân vật cản trở đối với những đạo luật nhân quyền hoặc đạo luật nào bất lợi cho Việt Cộng. Những ngày cuối cùng sắp về hưu xế bóng John vẫn nhớ Hà Nội nên đến thăm lần cuối để giả từ mùa đông Hà Thành.  “Xin chia buồn với Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam” – Dưới đây là một vài tán gẫu với kẻ xế bóng sắp lìa chính trường trở về nhà bán “Nước tương Heinz của fried chicken”. 

 

Ngoại trưởng John Kerry đến Việt Nam trong lúc chỉ còn hơn 10 ngày nữa là nhiệm kỳ của chính phủ Barack Obama chấm dứt cộng với những hành động mới của Trung Cộng điều tàu Liêu Ninh tới vùng biển của Đài Loan đang là câu hỏi cho giới quan sát chính trị về vấn đề Việt Nam.

Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn với Gíao sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế để biết thêm câu trả lời của vấn đề này.

Mục đích chuyến đi?

Mặc Lâm: Thưa Giáo sư, Ngoại trưởng John Kerry tới Việt Nam trong lúc này có vẻ như một chuyến đi mà mục đích cũng như chính sách của Mỹ khó trở thành hiện thực vì chính phủ của Trump sẽ chẳng bao giờ thực hiện sáng kiến của chính phủ Obama. GS có nhận định gì về ý kiến này?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Đây là chuyến công du cuối cùng của ông John Kerry với tư cách ngoại trưởng Hoa Kỳ. Chuyến đi này không phải chỉ đến Việt Nam mà còn đến mấy nước khác như Pháp, Anh, và Thụy Sĩ. Riêng sự kiện Việt Nam là nước duy nhất ở Á Châu mà ông Kerry viếng thăm cho thấy quan tâm đặc biệt của ông Kerry đến nước này.

Có thể có hai lý do. Thứ nhất là lý do chính trị, có thể ông Kerry coi Việt Nam có một vai trò chiến lược quan trọng trong chính sách xoay trục của Mỹ về Á Châu, và muốn nhấn mạnh đến vai trò ấy trước khi ông rời chức Ngoại trưởng.

Lý do thứ hai có tính cách tình cảm. Ông Kerry có cảm tình đặc biệt với chính quyền Cộng sản Việt Nam. Trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam, ông Kerry thuộc thành phần phản chiến, chống chính sách của chính quyền Mỹ và chống Việt Nam Công Hòa. Sau khi cuộc chiến kết thúc và quan hệ hai nước trở nên thù nghịch trong nhiều năm, chính ông là một trong số các nghị sĩ cổ võ Mỹ bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ bình thường với chính quyền Cộng Sản Việt Nam.

Trong thời gian làm Thượng nghị sĩ, ông Kerry đã chặn không cho Thương Viện biểu quyết các dự luật chỉ trích vi phạm nhân quyền ở Việt Nam đã được Hạ Viện thông qua.

Ngoại trưởng Kerry quan tâm và có cảm tình đặc biệt với Cộng Sản Việt Nam và muốn tăng cường quan hệ Việt-Mỹ.

Ông Kerry tới Việt Nam 19 ngày trước khi nước Mỹ có một chính quyền mới với chính sách mới, nên ông không có khả năng làm một cam kết quan trọng nào nhân danh nước Mỹ đối với Việt Nam. Điều ông có thể làm là giải thích cho các quan chức Cộng Sản Việt Nam hiểu rõ thực tế chính trị mới của Mỹ và đưa ra những khuyến cáo về phương cách Việt Nam có thể làm để ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền Donald Trump.

Việt Nam trong thế chiến lược mới

Mặc Lâm: Nhật đã kiên trì thăm viếng và làm việc với VN trong suốt cả năm qua, hành động này có phải muốn kéo VN ra khỏi vòng vây của Bắc Kinh nhằm tìm sự đồng thuận trong vấn đề Trung Cộng?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Nhật đã quan tâm đến Việt Nam từ lâu. Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Nhật ủng hô chính sách của Mỹ và viện trợ kinh tế nhiều cho Việt Nam Công Hòa. Sau chiến tranh, Nhật quay ra giúp một nước Việt Nam thống nhất dưới chính quyền cộng sản. Nhật là quốc gia cấp viện trợ phát triển (ODA-Official Development Assistance) nhiều nhất cho Việt Nam.

Riêng Thủ Tương Shinzo Abe, ông tỏ ra đã quan tâm đến vai trò của Việt Nam từ nhiều năm trước. Khi mới nhậm chức Thủ Tướng lần đầu năm 2006 trong nhiệm kỳ ngắn ngủi 1 năm, ông đã đến thăm Việt Nam. Từ khi được bầu làm Thủ Tương lấn thư hai vào năm 2012, ông đã sang thăm Việt Nam 2 lần. Cuộc viếng thăm trù liệu ngày 16-17 tháng 1 sắp tới là chuyến thăm thư ba của ông Shinzo Abe với tư cách Thủ Tướng Nhật.

Abe là một Thủ Tướng Nhật có chính sách ngoại giao manh bạo, tích cực hơn ở Châu Á để hỗ trợ cho chính sách xoay trục của Mỹ. Trung Cộng càng có những hành động lấn lướt thì Nhật càng tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam. Dưới thời Abe, Nhật đã cam kết viện trợ vũ khi và hợp tác quân sự để tăng cường khả năng phòng thủ của cảnh sát biển Việt Nam.

Chiến hạm và máy bay Nhật là một trong những lực lượng quân sự đầu tiên viếng quân cảng chiến lược Cam Ranh mới khai trương tháng 3 năm 2015. Năm ấy, cùng ngày khi ông Tập Cận Bình viếng thăm Hà Nội thì Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nakatani cũng tới thành phố HCM và được đưa ngay ra cảng Cam Ranh ở đó ông ký kết với tướng Phùng Quang Thanh thỏa thuận thao diễn hải quân chung và cho phép các chiến hạm Nhật thăm viếng căn cứ chiến lược này.

Vì những lời tuyên bố ngất ngư trong giai đoạn tranh cử của ửng cử viên TT Donald Trump cho nên ngay sau khi Trump đắc cử, ông Abe là lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên đến gặp ông Trump để thăm dò và trao đổi ý kiến. Nay, ông Abe lại sang Việt Nam, điều này cho thấy Nhật muốn và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc níu kéo Mỹ không bỏ chính sách xoay trục và có thể là gạch nối giữa Mỹ và Việt Nam trong một thế chiến lược chung đối với TQ.

Mặc Lâm: Tàu Liêu Ninh của Trung Cộng đang đe dọa an ninh của Đài Loan. Liệu Đài Bắc phản ứng ra sao nếu Liêu Ninh xâm nhập lãnh thổ Đài Bắc trong tình cảnh Tổng thống Thái Anh Văn dứt khoát chọn người bạn Mỹ chống lưng?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trong trương hợp ấy, Đài Loan sẽ lên tiếng phản đối và có những hành động như lối hành động của Nhật khi tàu Trung Cộng đi sâu vào hải phận đảo Senkaku.

Mặc Lâm: Và nếu Trung Cộng tấn công Đài Loan xảy ra ông Trump có dám lật bài ngửa đánh trả hay chỉ tránh né và giải quyết theo cung cách đổi chác của một doanh nghiệp để hai bên cùng có lợi?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Thế chính trị của Đài Loan đã mạnh hơn ở Mỹ sau khi Tông thống tân cử Donald Trump nhân điện thoại và trao đổi với bà Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn. Tuy trong một lời tuyên bố trước đây, ông Trump có nói đến khả năng xử dụng Đài Loan như một là bài để mặc cả. Thực tế chính trị của Mỹ cho thấy chính quyền mới sẽ chống lưng Đài Loan vững hơn, và TQ cũng không dại gì mà tấn công Đài Loan để có thể lâm vào một cuộc chiến không thề thắng với Mỹ.

Mặc Lâm: Cám ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt