Lòng dân, ý đảng! Ai sẽ thắng ai?

Gần đây CSVN cho phép Tàu Cộng qua Tây Nguyên khai thác mõ Bauxite, dân lên tiếng phản đối khắp nơi đảng không nghe còn cho là “kế hoạch lớn của Đảng và nhà nước….” Lòng dân và ý đảng! Ai sẽ thắng ai bài của Phó Ngoáy viết từ Hà Nội – Việt Nam ngày 09/03/2009

Lòng dân v à ý đảng!Ai sẽ thắng ai?

“Thế giặc dù có mạnh nhưng ta không sợ, mà ta chỉ sợ lòng dân mà thôi”

Hồ Nguyên Trừng

hungvi
Cảnh đẹp Tây Nguyên

Mấy ngày hôm nay, dư luận trên mạng, trên báo và ngoài đời, cáilòng dân nó cứ xôn xao, chộn rộn lên, chưa hết cái vụ xây khách sạn ở công viện Thống Nhất do đã cam kết để giữ uy tín với quốc tế, thì nay lại cái vụ khai thác quặng Bauxite ở Tây Nguyên, mặc dù TT (CSVN) đã có thông báo đây là “chủ trương lớn” của đảng và nhà nước.. Có lẽ từ khi thoát khỏi ách nô lệ đến nay, chưa bao giờ cái ý đảng lại bị cái lòng dân này nó thử thách ghê gớm đến như vậy.

Thử hỏi từ trước tới nay, từ khi cái đảng cầm quyền này lên lãnh đạo đất nước đã hơn 60 năm qua (không biết có phải do lòng dân không hay họ tự ý tiếm quyền lên cai trị). Thì cái lòng dân này luôn luôn cúi đầu khuất phục ngoan ngoãn trước ý đảng.

Nghĩ lại cái cảnh trước kia đảng bảo đi là đi, đảng bảo thắng là phải thắng và đảng bảo cầm bom ba càng xông vào xe tăng địch thì dẫu có hy sinh cũng cam lòng. Ngày ấy! caí lòng dân đã quá ngờ nghệch, tin tưởng đi theo đảng, để rồi đảng đã cho ăn quả lừa vĩ đại, là “giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, đem lại tự do áo ấm cho lòng dân”.Nhưng qua bao năm tháng, những “điều trông thấy” cái ý đảng làm đã đủ để “đau đớn cái lòng dân” này lắm rồi. Sự hy sinh chịu đựng của cái lòng dân này nó cũng có giới hạn mà thôi, “Con giun xéo mãi cũng quằn” khi xét xem cái ý đảng này một lần nữa nó lại vượt quá cái khuôn khổ của lòng dân cho phép. Khi mà nó có âm mưu gì trong cái dự án khai thác quảng Bauxite Tây Nguyên?? Nó vì mục đích gì? Có phải là vì quyền lợi dân hay vì lợi ích của đảng???

Cứ bảo lòng dân là ngu ngơ lắm, dân trí là thấp lắm. Nhưng đọc qua những ý kiến của lòng dân dưới đây ai dám bảo là họ thấp. Thậm chí họ còn tỉnh táo hơn thế nữa, chẳng qua trong khuôn khổ bài báo còn hạn hẹp chứ thể hiện, chưa lấy hết ý kiến của người dân mà thôi. Chứ cái ý của đảng gian manh như thế nào caí lòng của dân này cũng đã biết hết ruột gan của đảng rồi, lòng dân đâu có mù quáng!!!

ba tầng
Thác Ba Tầng Đắc Nông

Lý do gì mà trước kia cách đây 30 năm, ý của đảng là kêu gọi lòng dân chống quân bành trướng TQ xâm lược, bảo vệ biên cương phía bắc của tổ quốc….Nay ý đảng lại muốn noi gương Lê Chiêu Thống xưa kia, quay ngoăt lại 180 độ, bắt lòng dân qui phục phương bắc, thì chắc là cái lòng dân không yên rồi. Cái gì cũng vậy, sự liêm sỉ cũng có giới hạn của nó, sự nhẫn nhục của cái lòng dân có lẽ cũng hết chịu nổi và lòng tự trọng của lòng dân đã bị tổn thương bởi lòng tự tôn dân tộc cũng đã thức dậy thì không biết điều gì nữa sẽ xảy ra.

Này nhé, trước khi rước người bạn lớn, núi liền núi sông liền sông vào Tây Nguyên để “Mối tình hữu nghị thắm như Biển Đông”thì cái ý của đảng đã biết dự liệu để don đường dư luận, đã nên kế hoạch hết sức chu đáo và tỉ mỉ có trước có sau để trấn an lòng dân lắm rồi. Kế hoạch thế nào đã được các đỉnh cao trí tuệ ra nghị quyết rồi, cứ y như thế mà thực hiện và phải làm sao xây dựng lên một kịch bản mỹ mãn cho thật “hết ý đảng”. Phải hết sức nghiêm túc như lập “chuyên án” chứ không phải chơi đâu!

Trước hết là thay vì cho việc kỷ niệm 30 năm cuộc chiến biên giới, thay vì cho việc tôn vinh thắp hương tưởng niệm hơn 20 ngàn oan hồn đã ngã xuống vì mảnh đất thiêng liêng của cha ông để lại. Nay ý đảng cứ theo truyền thống cũ, phải tạo lên cái sự kiện khác to tát hơn để át cái sự kiện quá khứ không lất gì làm hay ho ấy đi, coi như cái trận biên giới 30 năm về trước, chỉ trò đùa, là tập đánh trận giả của lũ trẻ mục đồng mà thôi, chứ không hề có chuyên gì xảy ra. Để rồi nó được khoả lấp bằng cái sự kiện hai đảng hai nhà nước “Hoàn thành tốt đẹp việc phân định cột mốc biên giới

Rồi để chứng minh cho việc thành công tốt đẹp đó, ý đảng đã chỉ thị cho báo chí tuyên truyền, quảng cáo rùm beng việc minh định các cột mốc biên giới có tính nhạy cảm, như Thác Bản Giốc, Cột km0-0 hữu nghị quan- Lạng Sơn, Bãi Tục Lãm cửa khẩu Bắc Luân Móng cáivv..còn đảng lờ tịt đi các cao điểm bị xâm chiếm trong cuộc chiến biên giới 1979…

Rồi lòng dân cũng luôn theo dõi mọi động thái ý của đảng như thế nào để chiều theo ý đảng, khi thấy tự nhiên ý đảng lại nhiệt liệt hoan hô, tán thưởng huân chương mề đay cho ông cháu đích tôn của Lê Chiêu Thống là thứ trưởng ngoại giao Vũ Dũng (Chắc họ Vũ tên Dũng chỉ là bí danh, để lấy can đảm khi đi thương thuyết với người bạn lớn mà thôi) để khích lệ tinh thần bán nước cho lòng dân noi theo. Thật là ý của đảng trên cả tuyệt vời.

Chưa hết đâu! Để cho chắc ăn, cũng như đảm bảo lòng dân sẽ tâm phục khẩu phục thì việc đưa văn hoá tư tưởng vào cuộc vận động cho mối tình hữu hảo giưa hai đảng và hai nước là hết sức quan trọng, lên ý đảng đã rất sáng suốt chọn cái ông Mạc Ngôn và cuốn sách “Ma chiến hữu” để đi tiên phong cho công cuộc nhập khẩu “đại cách mạng văn hoá” của bác Mao kinh yêu, nhằm mở đường cho việc dâng đất dâng biển của tổ quốc cho đảng CSTQ, vừa là đồng chí vừa là anh em thân thiết một cách ngoạn mục nhất.

Nhưng có lẽ lòng dân lần này đã tỉnh ngộ và hết chiều được ý đảng mất rồi. Khi mà cái “chủ trương lớn” của ý đảng đã xúc phạm lòng tự hào và độc lập của lòng dân một cách quá đa quá đỗi. Ý đảng lần này đã quá coi thường lòng dân. Trước sự kiện ý của đảng định lấy “vải thưa che mắt thánh”, giở cái chiêu bài “rước người cửa sau” về rầy mồ, viện cớ là khai thác quặng Bauxite, để đưa hàng ngàn chí nguyện quân TQ vào Tây Nguyên làm lòng dânkhông khỏi băn khoăn trăn trở vì cái hoạ phương bắc hàng ngàn năm nay đã ngấm vào trong tận tâm can đáy lòng dân mất rồi, làm sao mà không cảnh giác cho được.

em be
Em bé Đắc Nông rồi đây?

Dẫu cho đây là ý đảng đi chăng nữa, thì mảnh đất này đã thấm không biết bao nhiêu xương máu của bao thế hệ. Mảnh đất này là công sức của cha ông để lại, chứ đâu phải là giang sơn của riêng của đảng mà ý đảng muốn làm gì thì làm???.

Trước cái chủ trương lớn này của ý đảnglòng dân không khỏi không thắc mắc và đưa ra những câu hỏi đầy nghi vấn???

Đằng sau tấm màn “chủ trương lớn” này là ý của đảng là nhằm mục đích gì???Cho dù là mục đích gì đi chăng nữa, nhưng chắc chắn không phải là mục đích tốt đẹp vì dân. Bởi từ xưa tới nay ý đảng luôn đi ngược lại quyền lợi và nguyện vọng của lòng dân.

Bởi cái tư tưởng vì đảng do bản chất phản dân hại nước đã ngấm vào từng tế bào mạch máu của đảng, lên ý đảng bao giờ cũng vậy phải đặt lợi ích của đảng lên trên hết.

Mừng đảng, mừng xuân, rồi mới đến mừng đất nước”, đã luôn được ý của đảngkhẳng định như một chân lý bất hủ và luôn là phương châm hành động theo ý đảng từ trước tới nay đó sao!

Bởi vậy cái chủ trương lớn này của đảng sẽ được lòng dân đón ý để bắt mạch như thế nào đây!!!!!

Xin thưa! Chỉ có hai cách lý giải, đó là việc thoả thuận ngầm giữa cái ý của hai đảng anh em, theo kiểu “ông mất chân giò bà thò chai rượu”trong việc phân chia nhân nhượng biên giới vừa qua mà thôi. Chắc chắn sẽ rất gay go quyết liệt, nhưng nhờ có chủ trương đường lối đúng đắn theo ý của đảng, việc vận dụng linh hoạt khôn khéo trong các ứng xử ngoại giao, được phái đoàn đàm phán do đồng chí Vũ Dũng dẫn đầu, đã vận dụng triệt để, khi các đồng chí TQ đưa ra sáng kiến thôi thì nhượng bộ cho các đồng chí VN, một số cột mốc nhảy cảm. Nhưng đổi lại “Các tồng chí tạo điều kiện cho một số công ty kinh tế của TQ làm đối tác khai thác Bauxite ở Tây nguyên, nhằm có đi có lại mới tọai lòng nhau thôi hà các tồng chí

Chắc là sau khi đã xin ý kiến, ý của đảng đã họp BCT đi đến thống nhất là “nhất cử lưỡng tiện” Họ ở thế nước lớn mà lại nhân nhượng đất cho ta, thế là quá hữu hảo rồi. Tránh bị cái tiếng bán nước, lại vừa được tiền bán quặng thu về ngoại tệ, trong lúc kinh tế khủng hoảng thế này, họ lại vào giúp ta làm ăn kinh tế… làm gì mà chẳng đúng như “chủ trương lớn” của đảng và nhà nước!!!

Cái vấn đề khủng hoảng kinh tế hiện nay đang là nhiệm vụ cấp bách mà đảng ta đang bí chưa có lời giải, khi mà cái cơn bão khủng hoảng đang có nguy cơ làm tốc mái làm đảng ta không khỏi lo lắng. Các nguồn thu bị thâm thủng nghiêm trọng, công nhân thì thất nghiệp lên việc thất thu “thuế phổi” bị giảm sút nặng nề, các mặt hàng xuất khẩu bị ứ đọng mất giá, nhất là giá dầu nguồn thu chủ yếu cho ngân sách bị sụt giảm ở mức “khủng”. Nên ngân khố để nuôi bộ máy của đảng, lực lượng luôn trung thành và phục vụ dân hết mực bị eo hẹp thì “đói ăn vụng túng làm càn”.. là chủ trương lớn của đảng, cũng như bản chất của đảng ta được tiếng là bách chiến bách thắng, khó khăn nào cũng vượt qua, không có thủ đoạn nào mà đảng ta không dám làm!!!.

Lên xuyên suốt “chủ trương lớn” của đảng ta là lấy thu bù chi, khai thác tối đa các nguồn thu từ xuất khẩu, đồng thời giữ nguyên và đẩy cao chỉ số giá tiêu dùng thiết yếu nhằm huy động tối đa nguồn lực của lòng dân, tạo ra môi trường lạm phát nhằm kích cầu nền kinh tế nội địa.

Cụ thể là giữ nguyên giá xăng dầu để bù cho các khoản lỗ xuất khẩu dầu thô. Tăng giá điện, giá cước viễn thông để bù cho các khoản chi “kích cầu”của chính phủ giành cho các doanh nghiệp và cuối cùng là việc tranh thủ khai thác các mỏ quặng như than đá, chì thiếc, sắt, Volfram vv..để xuất khẩu, nhất là tập trung vào việc khai thác lớn ở  mỏ Bauxite ở Tây Nguyên, phòng khi sau này nó có thành lập nhà nước Tự tri Đê-Ga thì ta đã tranh thủ khai thác đựoc tương đối trữ lượng Bauxite của nó rồi. Đó là những chủ trương cực lớn của đảng, lòng dân đã hiểu chưa để mà thông cảm cho ý đảng.

Có nghĩa là ý của đảng là chẳng mất cái gì của đảng và nhà nước đâu!!Vì suy cho cùng có phải tiền của đảng và nhà nước đâu. Đảng và nhà nước chỉ làm công tác quản lý và ra chủ trương là thò tay lấy tiền từ túi dân, rồi bỏ tiền vào túi doanh nghiệp, điều tiết sao cho cân bằng hai túi để rồi đảng được cái tiếng thơm là kích cầu kinh tế. để rồi cái công ơn trời biển của đảng và bác vẫn được lòng dân giữ nguyên như xưa! Như cái thời đánh Pháp đuổi Mỹ ấy mà. Xương của con dân thì chất cao như núi, máu chảy ào ạt như sông, nhưng công ơn của đảng và bác còn to hơn thế.

Nhưng thôi! Dài dòng văn tự quá, xin quí vị hãy chịu khó đọc qua mấy cái ý kiến dưới đây, xem thử lòng dân nó như thế nào! Nhưng tôi cũng tin chắc rằng lòng dân có như thế này… chứ hơn thế nữa thì ý đảng đã quyết và tuân theo như lời bác đã dạy năm xưa  “Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi”

Ý đảng đã quyết lòng dân không nghe không được! Thử xem ai sẽ thắng ai keo này!

Hà Nội, ngày 9/3/2009

Phó Ngoáy

lòng dân trong nước xin đọc dưới đây……..


Paul

Đất nước là của toàn dân nhưng do đảng cầm quyền mà, dân đâu có quyền gì đâu. Dân có phản đối, thì cũng chỉ là dư luận ở đầu đường xó chợ. Báo chỉ thì “đi lề phải”, sau một thời gian thì cũng rơi vào quên lãng thôi.

Ông TT (CSVN) Dũng có tổ chức hội thảo, thì chắc cũng chỉ cho những nhà Khoa học ủng hộ tham dự thôi. Nói chung, mọi việc đã được định đoạt cả rồi.

Sen
Tây Nguyên là khu vực quá nhạy cảm cả về lịch sử, văn hóa, chính trị, quân sự. Vì vậy TQ muốn khai thác quặng ở đây chắc chắn không chỉ đơn thuần vì lợi ích kinh tế. Lãnh đạo và toàn dân tộc VN cần phải tỉnh táo, cân nhắc thấu đáo trước khi quá muộn.

Chang
Tôi thấy vấn đề này nên nghiêm túc hội họp và bàn tính cả về phương diện kinh tế và chính trị. Nói cho cùng thì quyết định vẫn là chính phủ nên mấy vị cứ yên tâm mà chờ tin. Nhưng tôi tin chắc rằng TQ sẽ không mang lại sự đảm bảo về tài nguyên môi trường về lâu dài vì cái họ cần là bauxite nhôm, vàng và một số kim loại quí khác mà ta chưa nghiên cứu hết. Họ đâu cần phải quan tâm tới môi trường và họ mang theo vô số hóa chất độc hại đổ lên Tây Nguyên như họ đã và đang làm bên Campodia, vì tôi vừa cùng với đoàn chuyên gia của họ tham gia với đoàn Việt Nam tham gia thí nghiệm lấy mẫu vàng.

Đúng là công nghệ của họ hiện đại thật, họ lấy rất nhanh và kết quả rất khả quan. Nhưng số hóa chất để lại thì cũng rất lớn. Chúng ta cứ hình dung xem nhé: nếu cây bị đào gốc, sau đó tưới hóa chất để thu gom quặng rồi thải ra môi trường thì đố mọi người cây cỏ thôi có mọc lại được không?
Còn sâu xa hơn nữa là họ ở lại Tây Nguyên và hình thành một khu người TQ khắp Tây Nguyên và kết hợp với Cambodia như khi xưa họ đã từng làm thì tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong 25 năm tới?
Nói tóm lại, là chúng ta nên đưa vấn đề lấy ý kiến toàn dân và cho công khai vấn đề khai thác bauxite với nhiều nhà đầu tư khác nữa trên thế giới để chọn nhà đầu tư có năng lực khai thác và cam kết bảo đảm môi trường và phúc lợi xã hội nếu sự cố đáng tiếc xảy ra.

LMinh, TP SaiGon
Việc khai thác quặng bauxite ở TN có thể đem lại nhiều lợi ích, nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, môi trường …, cụ thể như thế nào thì nhà nước cũng tương đối rõ.

Tôi chỉ mong dù quyết định thế nào thì Đảng và nhà nước cũng phải nghĩ cho lợi ích lâu dài của quốc gia dân tộc, nhất là nhân dân. Đặc biệt khi có sự dính dáng của TQ trong vấn đề này (không rõ là tới đâu), nhưng tôi tin rằng sự có mặt của TQ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các ý kiến phản đối trong dư luận (cả tôi cũng không ngoại lệ), vì TQ thế nào thì mọi người cũng đã quá rõ. Tôi mong Đảng và nhà nước sẽ có quyết định đúng đắn.

Youger
Dưới sự làm việc rất ”chuyên nghiệp” của bộ máy nhà nước, tôi nghĩ vấn đề này sẽ được cho chìm không sủi tăm. Thứ hai, dù cho dân có phản đối thì đó cũng chỉ là nêu ý kiến và ngồi nhà bảo nhau, đa số thờ ơ với vấn đề này, có cái nhìn sai hoặc vẫn còn ngoan hiền nên chưa có động thái mạnh mẽ nào khác ngoài ”nêu ý kiến”.
Thứ ba cái dự án này giờ bàn nên làm hay không nghe nó có vẻ không thời sự, bởi người ta đã làm rồi. Có chăng là bàn làm sao để chấm dứt sớm mà thôi.

Hùng, Sài Gòn
Thật sự tôi không nghiên cứu nhiều về lãnh vực khoáng sản này tuy nhiêu một việc lớn vậy nên để dân biết và góp ý trươc khi quyết định.

Nếu có nhà đầu tư phương Tây thì tốt hơn (không muốn nói về chính trị) về mặt công nghệ, Môi trường, lao động và quản lý họ hơn hẵn TQ. Nhà nước nên để dân có thời gian suy ngẫm và góp ý và minh bạch hoá các quyết định của minh càng sớm càng tốt. Tôi thấy việc quyết định này là vội vàng.

FairPlay
Dạ thưa ông Trần Kiên HN, ước gì công dân VN có được cơ hội để nghiên cứu và tranh luận, thậm chí công khai phản đối (mà không bị kết tội phản động). Nhưng chúng tôi chỉ được phép nghe thôi chứ không được nói, thì có đi mời tiến sĩ chuyên gia hàng đầu thế giới để nghiên cứu, đối chiếu, chất vấn cái báo cáo khả thi và tác động môi trường xã hôi của các ông đi chăng nữa thì cũng chỉ tốn thời gian vô ích thôi.
Vấn đề ở đây là chúng tôi bức xúc về tài nguyên, môi trường, an ninh quốc gia và chỉ có BBC Vietnamese cho chúng tôi tiếng nói. Còn các ông đã làm gì cho chúng tôi, đừng nói là các ông có công giải phóng thống nhất đất nước nhé, vì công đó thuộc về thế hệ trước, những chiến sĩ và cán bộ hết mình về nước hết sức về dân.

Nguyen, Hà Nội
Thưa bạn Trần Kiên, liệu ở cái đất nước này đã có việc gì mà những người tham gia diễn đàn này được biết, được bàn? Bạn có biết thật sự có bao nhiêu người dân Việt Nam đồng ý với việc mở rộng Hà Nội? bao nhiêu người dân Việt Nam đồng ý với việc phá bỏ hội trường Ba Đình? bao nhiêu người dân Việt Nam đồng ý với việc bỏ ra hàng nghìn tỉ đồng để xây bảo tàng Hà Nội vào thời điểm kinh tế đất nước đang có vô vàn khó khăn?….
Bạn có biết nếu không có ý kiến phản biện của nhân dân thì vì lợi ích nhóm mà chắc chắn người ta đã làm nhà máy luyện thép tại vịnh Vân phong rồi? người ta đã làm trung tâm thương mại tại chợ âm phủ Hà Nội? Và vì không cho dân biết, không nghe tiếng nói của dân nên người sẽ còn làm biết bao điều tai hại cho cái đất nước này như người ta đã làm trong bao năm qua.

Mê Linh
Mong rằng Chính phủ sẽ hết sức thận trọng và lắng nghe các phản biện. Nếu Thủ Tướng (CSVN) vẫn kiên quyết thực hiện một dự án phi kinh tế, gây ra nhiều tác hại về môi trường, xã hội và chỉ có lợi cho phía Trung Quốc, đã bị các nhà khoa học, văn hóa, quân sự lão thành và đông đảo quần chúng phản đối mạnh mẽ như vậy, thì người dân phải hỏi “Nhà nước này là của ai, do ai, vì ai” đây?
Xin Thủ Tướng (CSVN) đặc biệt lưu ý đến vấn đề an ninh quốc gia như nhiều nhà quân sự và người dân đã bày tỏ quan ngại. Nguyên nhân 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam là do ông cha ta cả tin, vô tình rước giặc vào nhà mà mất nước vào tay ngọai bang. Hàng nghìn người Trung Quốc (công nhân hay quân nhân mặc thường phục??) theo dự án này vào làm việc và sinh sống lâu dài tại Tây Nguyên Việt Nam, một trong những vị trí chiến lược trọng yếu của quốc gia, sẽ là một hiểm họa khôn lường.
Theo sự hiểu biết của tôi hai trong ba chức năng chính của Quốc hội là quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước. Rất mong các vị Đại biểu quốc hội phối hợp với các nhà chuyên môn để khẩn cấp làm việc với Chính phủ về dự án này.

Trần Kiên Hà Nội
Trên diễn đàn này, bao nhiêu người đã nghiên cứu kỹ đề án? Bao nhiêu người là nói leo? Đã biết kế hoạch khai thác thế nào chưa mà đã nhặng xị hết cả lên? Tôi đề nghị mỗi người phải tự nghiên cứu trước đi rồi hẵng phát biểu – Mà phải nghiên cứu cho kỹ chứ đừng có hơi tý là hoắng hết cả lên.

Linh-Yokohama
Vụ Vedan đã giết chết một con sông lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống của bao nhiêu người, chưa kể ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài của những người dùng nước sinh hoạt từ con sông đó. Nay đến vấn đề khai thác bauxite.
Tôi đặt dấu hỏi lớn về khả năng quản lý môi trường của chính phủ hiện tại khi mà vấn Vedan, nhỏ gấp nhiều lần so với dự án Bauxite này mà còn làm không xong (đến nay cũng không nghe thấy bồi thường thiệt hại cho dân chúng như thế nào).
Đừng vì lợi ít trước mắt, vùng Tây Nguyên đất đai màu mỡ có thể thu lợi được nhiều hơn nếu có chính sách khái thác nông nghiệp đúng đắn, mà không để lại hậu quả khôn lường về sau nhất là về an ninh quốc gia và môi trường sinh thái.

Zukov Hà Nội
Trung Quốc đang muốn làm suy yếu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, làm bất ổn xã hội, kích thích sự đấu tranh ly khai của các dân tộc thuộc khu vực Tây Nguyện Trung Phần Việt Nam, làm suy yếu Việt Nam, chia cắt Việt Nam để cưỡng chiếm khu vực Biển Đông của Việt Nam.
Chúng ta còn nhớ trong các cuộc chiến dịch biên giới chống Pháp mà phe Việt Minh thực hiện đước sự cố vấn của của Trung Quốc.
Với vai trò cố vấn từ cấp Trung đoàn trở lên, các cố vấn TQ đã đựơc tự do vào lãnh thổ Việt Nam, được quyền xác định vạch sơ đồ hành quân, đo đạc pháo binh và nắm rõ các cao độ cho pháo binh nắm trên các ngón núi phía bắc và được chuyển về Trung ương đảng TQ, được phân tích kỹ và đã sự dụng các số liệu quân sự này trong cuộc xâm lăng Việt Nam năm 1979.

Mai Viết Tư
Nếu quốc hội VN không bù nhìn như QH của các nước Tây phương thì kế hoạch khai thác này sẽ nằm trên kệ sách một thời gian nữa. Nếu không chắc thì do nothing mua thời gian. Không biết TT (CSVN) Dũng đi chuyến TQ vừa rồi có “thỏa thuận” gì không mà sao gấp thế.

Vô Danh
Có lẽ nên sửa lại Bộ luật lao động về tỉ lệ lao động nước ngoài. Bao nhiêu người VN sẽ mất việc nếu theo dự án này?

Tuấn HN
Sao không dùng công nhân Việt Nam mà lại cứ phải là Trung Quốc vậy. Không lẽ công nhân Việt Nam chê ngành này độc hại nên không làm?

Giang NCT Hà Nội
Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc và thuộc sở hữu của Đảng CS. Đó là một chân lý đơn giản chừng nào ĐCS còn cầm quyền. Hãy nhớ và suy ngẫm!

Shooter Bình Dương
Càng ngày tôi càng thấy Việt Nam có những chủ trương chính sách lạ đời như thế. Chủ trương gì thì cũng phải xuất phát từ lợi ích của đất nước, của nhân dân.
Tại sao Ông Dũng lại không cọi trọng việc này. Thử đặt ra một câu hỏi rằng ông đã phân tích được sự lợi, hại trong dự án này hay chưa? Càng ngày tôi càng cảm thấy bị phản bội bởi kiểu làm ăn này. Hay có sự đánh đổi gì ở đây chăng?
Chúng ta không cần công nhân Trung Quốc sang VN khai thác nếu như việc khai thác quặng là điều có thể làm được. Chính phủ đã tỏ ra không thông minh khi hợp tác với TQ trong dự án này sau những biến cố tồi tệ đối với Hoàng Sa và Trường sa năm ngoái.

ĐCSVN Việt Nam
Có lẽ ông Dũng và ông Mạnh muốn trở thành bí thư (tỉnh, hoặc thành ủy) và chủ tịch của một tỉnh/thành phố của Trung Quốc hơn là Tổng bí thư và thủ tướng của nước VN.

Phạm Lợi TP. SaiGon
Tôi đặt câu hỏi thế này. Khai thác bauxit thì cần rất nhiều hóa chất. Vậy TQ sẽ cho xây cả một bể hóa chất khổng lồ ở Tây Nguyên. Nếu kho hóa chất đó đổ vỡ thì sao? Cả một lưu vực rộng lớn sẽ bị ảnh hưởng. Mà còn bị TQ độc quyền ở mỏ bauxit lớn nhất VN này. Vài trăm triệu USD là cái ghì chứ.

Vô Danh
Tôi không thích để Trung Quốc vào Việtnam. Tôi không thích TQ mó vào bất cứ công trình nào trên đất nước Việtnam! Tôi bất cần các chủ trương của Đảng! Như các bạn đã dẫn các chủ trương lớn về CCRĐ, NVGP, HTX, v.v… , tôi xin nói thêm là mỗi tỉnh đều có nhà máy đường, mỗi tỉnh đều có sân golf… và cái có vẻ lớn nhất đó là xây dựng CNCS!

Humanrights Sài Gòn
Những người có thẩm quyền quyết định khai thác quặng Bauxite trong Bộ Chính trị, Chính phủ cũng như thân nhân của họ đâu có sống ở Tây Nguyên đâu mà họ sợ. Đất đai, nhà của của họ đều tập trung ở các thành phố lớn.

Môi trường ở Tây Nguyên bị hủy hoại thì đâu có “ăn nhậu” gì đói với họ. Miễn sao quyết định đó đem lại lợi ít cho họ là được. Theo tôi, chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc lấn đến Tây Nguyên chứ không còn ở Hoàng Sa, Trường Sa hay thác Bản Giốc nữa. Với dự án này, Trung Quốc “xâm lược” VN mà không cần tốn bất kỳ một viên đạn nào. Vì suy cho cùng sự xâm chiếm lãnh thổ cũng là nhầm mục tiêu khai thác tài nguyên phục vụ kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay đang thực hiện chiến lược thực dân kiểu mới trên nền tảng của khái niệm “Biên giới mềm”

Trần Hòa Hà Nội
Đã có thời gian rất dài đọc thông tin trên BBC Việt ngữ nhưng tôi chưa từng thấy một topic nào có sự đồng thuận cao như chủ đề này. Nhưng sự đồng thuận này càng cao thì lại càng chứng tỏ một điều nguy hiểm: chủ trương của Đảng và Nhà nước (lớn và nhỏ) ngày càng xa rời đa số bộ phận dân chúng. Xin hỏi các bạn: chúng ta fải làm gì đây để thay đổi tình hình này?

Ẩn Danh
TQ có lý do khi cho đóng cửa phần lớn việc khai thác quặng bauxite trong nước và chuyển hướng khai thác ra bên ngoài lãnh thổ. Giới KHVN cũng như ĐT Giáp rất trăn trở phải đánh tiếng cảnh báo trước những hậu quả khôn lường về nhiều mặt (nếu bauxite được khai thác ở TN). Chủ trương lớn của Đảng và nhà nước có tính đến nỗi trăn trở của người dân không?

Aluminium TP SaiGon
Tại sao VN không làm nhôm từ quặng Bauxite ngay tại VN mà chỉ xuất khẩu quặng thôi. Có khó lắm không khi công nghệ này có từ thập niên 40, gần 70 năm về trước. Nếu trong quặng có cả kim cương hay vàng thì sao ? Khi nhà thầu TQ mang máy móc thiết bị sang vùng miền núi này có đảm bảo họ không xen vào vài thiết bị quân sự hay không? Hay đây là một trong những điều lo ngại của Đại Tướng (CSVN) Võ Nguyên Giáp?
Tương lai đất Việt ra sao và cuộc sống của con cháu chúng tôi mai sau như thế nào, xin “thuyền trưởng” Đảng CSVN cho chúng tôi một câu trả lời, chứ chúng tôi cảm thấy mình đang trên một con thuyền ra khơi trong sương mù vậy. Với tài nguyên rừng vàng biển bạc và hơn 80 triêu dân có học, mà VN cứ chậm tiến mãi như thế này sao, vẫn kẹt xe mãi như thế này sao ? Buồn rơi nước mắt!

Duy Tu TP SaiGon
Hàng nghìn công nhân Trung Quốc thế nào cũng có hàng trăm quan hệ tình cảm tình cảm với phụ nữ địa phương, dẫn đến hôn nhân và con lai. Chỉ với Fulro, mấy chục năm nay Tây Nguyên đã lên bờ xuống ruộng rồi, nay thêm cộng đồng người Hoa nữa, làm sao chịu nổi hở trời?!

Hiền Nguyễn USA
Ông Dũng đã được đào tạo ở Trung quốc. Đã được Trung quốc đề nghị làm thủ tướng CSVN. Được đón tiếp long trọng trong chuyến thăm Trung quốc. Mọi chuyện chẳng phải tự nhiên mà có. Ngày hôm nay phải mghe lời chứ không chúng nó khai bậy ra thì còn gì nồi cơm.

Tam Đa BBC
Đã có các nghiên cứu khoa học cho thấy việc khai thác Boxít ở Tây Nguyên mang lại rất nhiều hậu quả về môi trường hơn là lợi ích về kinh tế, nếu ông Dũng nói đây là “chủ trương lớn” thì cũng nên đưa ra những hiệu quả kinh tế và các biện pháp bảo vệ môi trường của việc khai thác này để cho người dân yên tâm chứ không thể đứng mà hô khẩu hiệu được.
Dĩ nhiên nếu kết quả là một hậu quả về môi trường thì chính người dân phải lãnh đủ chứ chẳng có ông nào thay mặt Đảng và nhà nước ló mặt ra lãnh, đấy là chưa nói vấn đề về an ninh quốc gia (đã có nhiều ý kiến về vấn đề này), nếu điều xấu xảy ra thì đã có NHÂN DÂN là lực lượng nòng cốt rồi.

QS Sài gòn
Việt Nam thực thi chủ trương bị ngược. Đúng ra phải lấy ý kiến từ các nhà khoa học và những người yêu nước trước, sau đó quyết định chính sách. Đàng này, lãnh đạo đã thống nhất ngầm trước, sau đó việc trao đổi chỉ là cho vui. Đừng để cho nhân dân quá chán việc này nữa. Trung Quốc đất rộng, họ không thiếu mỏ nhôm. Đừng xẻ thịt dãi đất Việt Nam thiếu cân nhắc nữa.

Trần Thanh TPSaiGon
Cả đất nước đang bị đào xới để lấy quặng mỏ khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng. Hiện một số công ty khai thác titan dọc bờ biển miền Trung Việt Nam đã đào bới cát, cây xanh ven biển để đãi titan khiến người dân kêu trời vì ô nhiễm môi trường mà cả trăm năm sau chưa khôi phục được.

Các vùng đất đãi titan đen ngòm khiến không loài sinh vật nào sống nổi. Nay khai thác bauxite, rừng Tây Nguyên trù phú có cả ngàn năm sẽ bị bứng, bị đốn, đào đất lấy bauxite và luôn tiện chắc chắn cũng sẽ tận thu gỗ rừng. Ai làm trong dự án này sẽ giàu to. Nhưng xã hội và người dân sẽ phải gánh chiụ hậu quả nặng nề khi hệ sinh thái bị đảo lộn, ô nhiễm và hiện tượng trùi đất từ việc khai thác bauxite là không tránh khỏi.

Quang, Hà Nội
Việc phát triển kinh tế là đúng đắn. Song môi trường và thiên tai là vấn đề rất đáng quan ngại. Hi vọng nhà nước sẽ có những quyết sách đúng đắn trong việc phát triển kinh tế .

Tumnus, Saigon
Tây nguyên là xương sống của Việt Nam. Nên nhớ Quân đội Chính quyền Sài Gòn trước 1975 sụp đổ bắt đầu từ chiến trường Tây Nguyên. Mong chính phủ cân nhắc cho kỹ. Lợi bất cập hại.

Hoang Anh, Moscow
Là một nước sản xuất và tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới, cùng với tham vọng trở thành một trong những quốc gia sản xuất xe hơi và máy bay lớn trên thế giới, Trung Quốc đang trở thành một con hổ đói bôxit để phục vụ ngành công nghiệp nhôm nội địa. Vấn đề đặt ra ở đây chính là hệ sinh thái xung quanh những nơi khai thác quặng mỏ, đặc biệt là bôxit, ở nước này đã bị hủy hoại nghiêm trọng.

Theo Chinanews, nhiệt độ quanh khu vực quặng mỏ ở Thái Nguyên (Sơn Tây), Tịnh Tây (Quảng Tây) đã tăng cao một cách bất thường kể từ khi những mỏ khai thác bôxit được dựng lên ở đây. Đóng cửa hơn 100 mỏ khai thác bôxit trên khắp đất nước Từ năm 2004-2008, Trung Quốc đã thực thi quy định về “pháp lệnh nguồn tài nguyên khoáng sản” trong đó đóng cửa hơn 100 mỏ khai thác bôxit trên khắp đất nước, trong đó lớn nhất là quyết định ngưng dự án khai thác bôxit để sản xuất nhôm trị giá 1,5 tỉ nhân dân tệ ở huyện Nhữ An chỉ sau một năm đưa vào hoạt động do gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực khá nặng nề, kéo theo là những chứng bệnh lạ.

Chuyển hướng ra nước ngoài Chính vì nhu cầu tiêu thụ quá lớn, nên ngay từ năm 2006 Chính phủ Trung Quốc đã “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp sản xuất nhôm đổ bộ khai thác bôxit ở nước ngoài theo kế hoạch “quốc tế hóa chiến lược kinh doanh” cho các doanh nghiệp.

Anh Nguyen, Hanoi
Khai thác quặng bauxite sẽ gây nhiều hậu quả khôn lường về môi trường và đời sống xã hội. Ngoài ra sự có mặt của hàng trăm mà sau này là của hàng ngàn công nhân Trung Quốc sẽ được giải thích ra sao trong khi tỉ lệ hộ đói nghèo theo chuẩn mới vẫn đang còn cao trong cả nước và những ảnh hưởng lâu dài nếu những công nhân Trung Quốc đó định cư vĩnh viễn ở Tây Nguyên.

TN
Đây là một chủ trương sai lầm chứ không phải là lớn như ông TT (CSVN) tuyên bố. Thứ nhất nguồn tài nguyên này là của toàn dân chứ không phải của Đảng hay nhà nước, cần có sự đồng thuận của dân. Thứ hai để TQ khai thác, hầm mỏ ở xứ họ còn chưa an toàn, làm ăn cẩu thả, ô nhiễm môi sinh không lẽ họ làm tốt hơn ở VN đó là chưa kể yếu tố chính trị. Xin ông Dũng hãy vì tương lai các thế hệ sau này mà quyết định và nên nhớ rằng ô nhiễm môi sinh đang là một vấn nạn toàn cầu, đang xảy ra khắp nơi.

Dang Dung, Đức
Không hiểu ông thủ tướng nói dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là “chủ trương lớn” của đảng và nhà nước là gì? Vì là chủ trương của đảng nên bất chấp nguyện vọng của nhân dân và lời phản đối dự án của các nhà khoa học?! Tại sao ông TT (CSVN) cứ khăng khăng cho tiến hành dự án không hiệu quả về kinh tế cho đất nước, mà còn có nguy cơ nghiêm trọng về môi trường, xã hội và an ninh quốc gia? Đất nước ta còn nghèo, nhưng hãy cố gắng để lại tài nguyên cho con cháu mai sau. Các vị quan chức đừng vì lợi ích cá nhân hay đảng phái mà làm những việc thất đức, có tội với nhân dân, với đất nước.

Tây Nguyên, Daklak
Trung Quốc đang muốn làm suy yếu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, làm bất ổn xã hội, kích thích sự đấu tranh ly khai của các dân tộc thuộc khu vực Tây Nguyện Trung Phần Việt Nam, làm suy yếu Việt Nam, chia cắt Việt Nam để cưỡng chiếm khu vực Biển Đông của Việt Nam.

Chúng ta còn nhớ trong các cuộc chiến dịch biên giới chống Pháp mà phe Việt Minh thực hiện đước sự cố vấn của của Trung Quốc. Với vai trò cố vấn từ cấp Trung đoàn trở lên, các cố vấn TQ đã đựơc tự do vào lãnh thổ Việt Nam, được quyền xác định vạch sơ đồ hành quân, đo đạc pháo binh và nắm rõ các cao độ cho pháo binh nắm trên các ngón núi phía bắc và được chuyển về Trung ương đảng TQ, được phân tích kỹ và đã sự dụng các số liệu quân sự này trong cuộc xâm lăng Việt Nam năm 1979.

Kick
Chủ trương lớn thì cần có sự đồng thuận lớn chứ không nên vội vã. Thảm họa môi trường là điều ắt sẽ xảy ra nếu dự án khai thác bauxite được tiến hành, cần nói thêm rằng VN đã nhận được quá nhiều cay đắng từ TQ. Lẽ nào như thế là chưa đủ? “Chủ trương lớn” chưa hẳn đã đem lại kết quả tốt. Chủ trương đúng mới là điều mà dân cần.

NN Tam, Lâm Đồng
Thật đáng lo ngại, hàng triệu tấn quặng được khai thác mỗi năm đồng nghĩa với việc hàng chục ngàn hecta rừng phòng hộ bị tàn phá, người dân sẽ lại chịu hậu quả nặng nề của mưa lũ. Việc dùng một lượng lớn nước ở đầu nguồn để rửa quặng sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng nước ở hạ nguồn (sông Đồng Nai), ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người.

Liệu nguồn lợi từ việc khai thác này có đủ bù đắp cho những thiệt hại về môi trường và sức khỏe con người không? Chưa nói đến những nguy cơ xâm lược hay gì đó… Những hậu quả trước mắt thật khôn lường. Mong ông Thủ Tướng hãy lắng nghe tiếng nói của nhân dân, đừng nhắm mắt làm bừa.

Ecosy
Xin TT (CSVN) xem xét lại việc cho phép triển khai dự án Bauxite tại Tây Nguyên.Nên chăng hãy để các nhà khoa học có ý kiến chính thức rồi sau đó TT (CSVN) có quyết định cuối cùng.

VTH
Việc để người Trung quốc vào khai thác Bauxite ở Tây nguyên ẩn chứa bao hiểm hoạ khôn lường. Cảnh quan, môi trường và sức khoẻ của người dân sẽ bị tàn phá nghiêm trọng. Họa diệt vong đất nước lẩn khuất đâu đây. Nhưng khi Thủ tướng đã ký quyết định thì không thể thay đổi được nữa. Cũng còn may khi người Trung quốc không xin lập dự án xây dựng nhà máy thép bên vịnh Vân phong. Chỉ mong sao mọi người dân nước Việt hãy xiết chặt tay nhau, cùng góp công góp sức xây dựng Đất nước , không cần tới những đồng tiền mà chính phủ có được từ dự án khai thác Bauxite ở Tây nguyên !

Duc Huy, SG
Có thể sẽ có biểu tình nếu chuyện khai thác tài nguyên quốc gia bán rẻ cho không TQ, và nếu tiếp diễn trong thời gian dài thì chắc chắn 100% sẽ có vô số người con VN yêu nước chân chính theo chân ông Giáp đổ máu để giữ gìn giang sang này khỏi gót giầy xâm lượt kinh tế độc ác như thế.

Nam, Hà Nội
Mong thủ tướng hãy cân nhắc thật kỹ việc khai thác bauxite tại Tây nguyên vì đã được cảnh báo, không có sau này có tội với Quốc gia. Đúng là chúng ta đang rất cần khai thác tài nguyên để phát triển đất nước nhưng không vì vậy mà vội vã. Còn nhiều phương pháp tối ưu hơn việc khai thác để ảnh hưởng tới nhiều mặt của quốc gia mà các vị đại thần và các nhà khoa học, dân chúng cũng vì dân tộc mà góp ý.

Thang, Hà Nội
Người dân chúng tôi cực lực phản đối dự án phi môi trường, xâm hại an ninh quốc gia này. Tây nguyên nói chung và tài nguyên nói riêng và đặc biệt đất nước này là của người dân Việt. Ông Thủ tướng chỉ là đại diện do Đảng chỉ định không phải đại diện chân chính của người dân Ông không có quyền thay mặt toàn bộ dân tộc này. Vì vậy, mọi quyết sách của Ông cần phải phù hợp với lòng dân, bảo vệ chủ quyền đất nước và nguồn lợi dân tộc. Lịch sử sẽ phán quyết những gì ông làm hôm nay. Ông nên nhớ rằng Quan nhất thời dân vạn đại.

Thien Trieu, SG
Tây nguyên là một vị trí trọng yếu về quân sự. Việc đưa hàng ngàn công nhân Trung quốc vào nước ta khai thác quặng bauxite là một điều cực kỳ nguy hiểm. Mấy anh TQ bên kia đất chật người đông sang đây làm việc, rồi lấy vợ sinh con đẻ cái ở lì không chịu về ở ngay, trở thành một thế lực hùng mạnh có thể kiểm sóat lãnh đạo địa phương. Đó cũng là điều mà tướng Giáp lo ngại. Tại sao cứ phải là Trung quốc mà không là nước khác?

Ta Đi Tới, SG
Chẳng phải lợi ích của Dân của nước gì hết, đây là lợi ích của một nhóm nhỏ mà báo chí vẫn gọi là ” nhóm lợi ích” đang khuynh đảo kinh tế đất nước, từ lập ngân hàng ồ ạt đến đầu tư trái ngành trái nghề gây ra lạm phát qui mô lớn. Sao không thấy ông Dũng nhắc gì đến đám “công nhân Trung Quốc’ nhỉ?

Đây đúng là ‘chủ trương lớn”, cũng giống như hàng ngàn chủ trương của Đảng như : Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, ‘đánh tư bản ‘ sau 1975, hợp tác xã…mà hậu quả thế nào thì mọi người đã rõ, tôi nhận thấy ông Dũng có niềm tin tuyệt đối với các ‘chủ trương’ của Đảng Cộng sản mà có vẻ như là không bao giờ sai, thưa ông, Sài Gòn sẽ là nơi ‘lãnh đủ’ sau khi người TQ vơ vét hết bauxite.

Pham Loi, TP SaiGon
Chẳng hiểu sao các ông cứ làm mà chẳng tham vấn dân gì hết. Biết bao nhiều bài học về môi trường rồi mà không xét lại. Lại đi chọn TQ một nước công nghệ lạc hậu và không quan tâm đến môi trường. Hiện TQ đang ô nhiễm nặng do khai thác. Chúng ta thu mấy trăm triệu USD nhưng đáng mất môi trường sống…. cả một khu vực từ Daknông đến Dồng Nai, Bà Rịa, TP SaiGon sẽ phải chịu hậu quả.

Minh, Đồng Nai
Khai thác khoáng sản để phát triển kinh tế đất nước là cần thiết. Nhưng có điều là phải đảm bảo việc quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên không bị thất thoát bởi kẻ gian, bảo đảm kinh tế & quốc phòng của ta không bị bàn đạp phía Lào & Cambodia làm ảnh hưởng đến an ninh quân sự cũng như thất thoát nguồn tài nguyên, đảm bảo giải quyết việc làm cho lao động Việt Nam và môi trường sống của nhân dân vùng dưới. Tây nguyên là vị trí chiến lược, là yết hầu sống còn của tổ quốc.

PPT, VN
Nếu Thủ Tướng đã quyết thì điều đó không còn gì để thay đổi. Trách nhiệm bây giờ thuộc về Thủ Tường (CSVN). Người dân chỉ muốn nói cho Thủ Tường (CSVN) biết rằng Ông đã SAI, cũng như Ông đã khen SAI ngành công an và ban thưởng hai tờ HNM và VTV1 về phong trào “khủng bố nhà nước” đối với dân chúng khắp nơi trong nước và giáo dân. Trách nhiệm lịch sử thuộc về Thủ Tường (CSVN), và cũng như các người cộng sản khác, Thủ Tường (CSVN) đã không thể quay đầu lại được dù thấy cái sai, dù được “đàn anh” chỉ dạy, dù được các nhà chuyên môn “tham vấn”.

Và chính vì cung cách này mà tháng 8/2008 các báo ở Ba Lan và Đức dùng từ TT (CSVN) Việt Nam phản bội lời hứa. Tuy vậy, mọi người dân vẫn có trách nhiệm của các “thất phu hữu trách” và sẽ tiếp tục góp ý cho Thủ Tường (CSVN), với tinh thần tôn trọng một uy quyền Đất Nước.

Cdtan, VN
Đất nước còn rất nghèo, có thêm nguồn thu để xây dựng bệnh viện, trường học, mở rộng đường xá… là điều nên làm. Mong rằng chính phủ quản lý cho tốt nguồn thu từ mảnh đất mà ông cha mất bao xương máu để gìn giữ.

Kim
Chủ trương lớn và tác hại trong tương lai gần cũng rất lớn. Tây nguyên là nóc nhà và cũng là xương sống của VN, thật đáng lo ngại!

Nguoi dan
Tại sao TT (CSVN) phải ra quyết định vội vàng như vậy, và sau khi công nhân TQ đã có mặt ở mỏ mấy tháng rồi mới mở hội thảo khoa học?

Vu Phap
Việc này vừa giúp người TQ có thêm khóang sản vừa giúp có thêm việc làm vào thời điểm này.

Maida, Hoa Kỳ
Hậu quả vụ sông Thị Vải sờ sờ trước mắt nhưng tỉnh đẩy lên Bộ, Bộ giao trở về tỉnh.. có đóng cửa được đâu? Nhưng dân nghèo sống nhờ Thị Vải thì lãnh đủ, đến nỗi muốn kiện thì tự lo.. Như vậy bauxite là “chủ trương lớn của Đảng và nhà nước” thì liệu ai ngăn cản nỗi? Ông Đại Tướng (CSVN), cho dù là người đặc trách nghiên cứu một thời, có phản đối thì cũng chỉ làm chậm tiến độ hơn mà thôi! Khi người anh cả đang đói nguyên liệu mà không thỏa mãn thì có mà chết cả đám à?

Ba Thai, Long An
Đây là một bài học phải nói là xương máu, khi phải đối mặt với hậu quả khôn lường. Chính phủ đặt ra một chủ trương lớn trong đó phải hợp lòng dân, khi dân họ yêu cầu CP thì trong đó đã có vấn đề. Tâm huyết của Đại Tướng (CSVN) Võ Nguyên Giáp đặt vấn đề Tây nguyên là một vùng hết sức nhạy cảm trong mọi lãnh vực đặc biệt là về lãnh vực quân sự. Nếu một mai TQ kiểm sóat tòan bộ trung tâm khu vực Tây nguyên thì hậu quả thật là khủng khiếp.

Rocket
Tại sao không là nước nào khác mà là Trung quốc khai thác? Hãy nhớ đến Ấn Độ đã lãnh hậu quả thế nào từ khai thác Bauxite. Bản thân TQ có công nghệ lạc hậu hơn nước khác lại có nhiều dã tâm trong khi Tây Nguyên là vị trí trọng yếu của VN nên tôi hoàn toàn phản đối TQ tham gia. Dự án Bauxite chúng ta nên cân nhắc hơn đến môi trường vì bản thân Đại Tướng (CSVN) Giáp là người có tâm huyết với dân tộc đã bác bỏ dự án.

Thanh Cali, VN
Tuyệt vời, đây là chủ trương đáng hoan nghênh. Khi đất nước đang phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu thô, thì bauxite sẽ đóng góp rất lớn cho ngân sách.

Trung Thực, VN
Khai thác khoáng sản để phát triển kinh tế đất nước là cần thiết. Chỉ có điều đề nghị Thủ tướng và Chính phủ có biện pháp hiệu quả thực sự và không để lại các hệ luỵ sau này về môi trường, XH và an ninh Quốc gia như Đại Tướng (CSVN) Võ Nguyên Giáp và nhiều nhà khoa học đã cảnh báo.

Thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng nói việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”, cho dù dự án này gặp phản đối từ nhiều phía.

Website nhà cmầ quyền CS Việt Nam cho biết ông Dũng đã khẳng định như vậy tại cuộc họp báo đầu năm diễn ra hôm thứ Tư 4/2/2009 tại Hà Nội.

Tuy nhiên, ông Thủ tướng cho hay sắp tới, Chính phủ sẽ tổ chức một hội thảo về các phương án khai thác “nguồn tài nguyên to lớn này một cách bền vững, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái và an ninh quốc gia”.

Ngày 1/11/2007, Thủ Tường (CSVN) Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015.

Theo đó, từ 2007-2015 riêng tại tỉnh Đăk Nông dự kiến hình thành đến bốn tổ hợp công nghiệp bauxite nhôm. Trong năm 2008 đã có hai dự án khai thác bauxite và sản xuất nhôm tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm được phép triển khai tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ ( Đắk Nông).

Đề nghị dừng dự án

Dự án bauxite là một trong những chủ đề đang thu hút quan tâm của dư luận trong nước.

Ngày 5/1/2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư tới Thủ tướng Dũng đề nghị dừng triển khai dự án khai thác bauxite này.

Ông Giáp, người từng theo dõi chỉ đạo việc khảo sát khai thác bauxite Tây Nguyên hồi những năm 1980, nêu quan ngại về “nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội” của dự án.

Đây cũng là nỗi lo của nhiều người trong giới khoa học gia. Đầu tháng 11/2008 một số nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã gửi kiến nghị để nghiên cứu, xem xét việc khai thác bauxite Tây Nguyên một cách toàn diện.

Nhiều người cho rằng dự án này không có hiệu quả lớn về kinh tế đối với khu vực Tây Nguyên.

Ngoài quan ngại về sinh thái, Tướng Giáp còn nêu lên một thực tại:

“Trong tháng 12/2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án).”

Dự án bauxite Tây Nguyên dự tính có sự tham gia của các công ty Trung Quốc, quốc gia đông dân vốn đang “khát” khoáng sản và nhiên liệu.

 

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt