Vì Sao Đặng Tiểu Bình gặp Mỹ trước khi khai chiến với VN

Mạng Phượng Hoàng (Trung Cộng) ngày 27/02/2008, đăng bài: “Giải mật vì sao Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ ngay trước khi khai chiến với VN”. Dưới đây là bài dịch:

Vì Sao Đặng Tiểu Bình Gặp Mỹ
Trước Khi Khai Chiến

Bản Dịch Mạng Phượng Hoàng Trung Cộng, Cập Nhựt 2009/02
Cuộc chiến VC-Trung Cộng tháng 02/2009

TC-VN
Những mặt trận tiến công của Trung Cộng 02/1979

10 giờ sáng ngày 29/01/1979 tại thảm cỏ trước thềm Nhà Trắng, Tổng Thống Mỹ Carter đã đón Phó Thủ Tướng Trung Cộng Đặng Tiểu Bình với nghi lễ đón nguyên thủ quốc gia nước ngoài. Trong bài diễn văn ngắn gọn của mình, Tổng Thống Carter nhân cơ hội này nhiệt tình mời Trung Cộng cùng nước Mỹ: “cùng nhau hướng tới hoà bình và ổn định ở Châu Á và trên toàn thế giới”. Còn Đặng Tiểu Bình thì lại nghiêm túc chỉ ra rằng thế giới của chúng ta đang “rất không an toàn”.


Bắt tay Trung Cộng-Mỹ ngay trước cuộc chiến tranh lớn

Ngày 01/02, Trung Cộng–Mỹ đã ra công báo chung tại Washington. Công báo nói, hai nước “nhắc lại lập trường hai nước phản đối bất kỳ nước nào hoặc một nhóm các nước nào có mưu đồ bá quyền hoặc chi phối nước khác”.

Ngay trong ngày hôm đó Đại sứ Liên Xô tại Mỹ đã gặp Quốc Vụ Khanh Ngoại Giao Mỹ Vance yêu cầu giải thích rõ từ “bá quyền” trong công báo. Những từ Ngoại Giao của Vance định làm cho vị quan chức Ngoại Giao Liên Xô yên tâm, Mỹ-Trung Cộng không định liên hợp để đối phó Liên Xô. Nhưng người Liên Xô dương nhiên không yên tâm.

Ngày 27/01, tức là 1 ngày trước khi Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, TASS (Thông Tấn Xã TASS của Liên Sô) đã đưa tin một lực lượng lớn quân đội Trung Cộng tập kết ở biên giới Việt-Hoa. Cùng lúc đó “báo châm ngôn khoa học Ki Tô Giáo”của Mỹ đã đăng bài “Bắc Kinh phát ra giọng điệu chiến tranh đối với Hà Nội”, nói, đã có dấu vết cho thấy rõ mỗi bước phát triển trong quan hệ Trung Cộng-Mỹ đều biến thành có tình nguy hiểm đối với tình hình Châu Á nhất là Đông Nam Á . Vào trung tuần tháng 01 năm đó, dư luận quốc tế đã đưa nhiều tin về việc điều động và tập kết quân đội Trung Cộng ở khu vực biên giới Việt-Hoa, đồng thời đưa ra rất nhiều phân tích, dự đoán.

Ngày 30/01, trong cuộc họp bí mật lần thứ nhất tại Uỷ Ban Ngoại Giao Thượng Viện Mỹ, có người hỏi: do sau khi chính quyền Cao Miên được Bắc Kinh ủng hộ bị lật đổ, tình thế nước láng giềng cộng sản căng thẳng, liệu Trung Cộng có tấn công Việt Nam không ?

Đặng Tiểu Bình đã trả lời:

Chúng tôi không thể cho phép Việt Nam gây rối loạn khắp nơi, vì hoà bình và ổn định của thế giới, vì chính đất nước mình, chúng tôi có khả năng không thể không làm làm những việc mà chúng tôi không muốn làm”.

Sáng ngày 30/01 sau khi kết thúc hội đàm lần 3 với Carter, Đặng Tiểu Bình nói:

“Nhân dân Trung Cộng kiên định đứng về phía Cao Miên phản đối bọn xâm lược Việt Nam. Trung Cộng mãi mãi đứng về phía các quốc gia, các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược, phản đối sự xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa bá quyền, vì lợi ích lâu dài của hoà bình và ổn định quốc tế, chúng tôi sẽ kiên quyết thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình, thậm chí không tiếc những hy sinh tất yếu”.

Vài ngày sau đó khi đến Tokyo, Đặng Tiểu Bình đã nói với Tanaka: “không trừng phạt kẻ xâm lược, sẽ tạo ra những nguy hiểm phản ứng dây chuyền”, “ đang suy tính, để trừng phạt dù có gặp những nguy hiểm nào đó cũng phải hành động”.

Đặng Tiểu Bình nói:

“Cần thiết phải tiến hành chế tài đối với Việt Nam”. Các quan chức Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đã hết sức kinh ngạc trước việc này, nói đó là những lời lẽ dữ dội rất ít khi được dùng trong Ngoại Giao. Có phóng viên hỏi việc Việt Nam xâm lược Cao Miên, Đặng Tiểu Bình trả lời:

“Điều ướcViệt Nam ký với Liên Xô có tính chất đồng minh quân sự, Việt Nam đã phát động cuộc xâm lược vũ trang trên quy mô lớn đối với Cao Miên và khiêu khích ở khu vực biên giới Việt-Hoa. Đối phó với loại người như thế, không có những bài học cần thiết thì e rằng các hình thức khác đều không có hiệu quả”.

Ngày 12/02, báo Quân đội nhân dân của Việt Nam đăng xã luận nói: “những kẻ có mưu đồ dạy chúng ta bài học, sẽ phải nếm trải bài học của đế quốc Mỹ ở Việt Nam”.

Ngày 17/02 bất ngờ

Trong những bàn tán rất nhiều, “Thông Báo Malaya” đăng bài xã luận với tiêu đề: “Trung Cộng có trừng phạt Việt Nam không ?” đã viết: “sau khi Phó Thủ Tướng Trung Cộng Đặng Tiểu Bình kết thúc chuyến thăm Mỹ, Nhật trở về Bắc Kinh ngày hôm kia, thì tình hình biên giới Hoa Việt đã căng thẳng lên rõ rệt, hai bên gươm đã tuốt, nỏ đã giương, rất có thế mưa bão sắp tới gió đầy nhà (chiến tranh sắp xảy ra)”, “kể từ sau khi Việt Nam xua đuổi người Hoa, chiếm đóng Cao Miên và thường xuyên xảy ra xung đột vũ trang quy mô nhỏ đối với quân và dân Trung Cộng ở khu vực biên giới, thì rõ ràng là Trung Cộng không thể không có các hành động”.

Bài xã luận này thậm chí còn nói rõ trước một cách tinh xác: “sự trừng phạt, dạy cho bài học mà Đặng Tiểu Bình nói cũng giống như Trung Cộng đánh Ấn Độ trước đây, tức là đánh có mức độ xong rồi rút chứ không chiếm đất. Cuộc chiến chớp nhoáng này vừa làm vui lòng người các nước vừa chèn ép khí thế của Tiểu Bá Phương Đông Việt Nam”.

Đối với Việt Nam mà nói điều quan trọng nhất là phán đoán rõ ngày tháng Trung Cộng sẽ tấn công. Cơ quan tình báo của Việt Nam theo dõi sát các sư đoàn tinh nhuệ của Trung Cộng tập trung ở các tỉnh đối diện miền bắc là Vân Nam và Quảng Tây từ quý 4 năm 1978, nhận định lực lượng này với số lượng lớn tới khoảng 20 sư đoàn đã có đủ năng lực đưa ra những đòn đánh mạnh bất kỳ lúc nào.

Bộ đội biên phòng tuyến 1 miền Bắc Việt Nam nhận được cảnh báo Tết Nguyên Đán năm 1979 quân đội Trung Cộng sẽ tấn công. Trận địa, trạm gác, đồn công an, trạm dân quân đều trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến, không ngờ đây là một sự kinh sợ không cần thiết. Tiếp theo lại cảnh báo vào 05/01 lại là một đêm căng thẳng chờ đợi vô ích. Tiếp đó là ngày 15/01, quân Việt Nam thần hồn nát thần tính. Nhưng họ cũng không vì thế mà lơi lỏng cảnh giới và hàng ngày vẫn xây đắp công sự phòng ngự.

Phân tích từ động thái, cho thấy từ trung tuần tháng 01, Đặng Tiểu Bình rất ít xuất hiện trong các trường hợp công khai, do vậy quân đội Việt Nam đã vô cùng căng thẳng đón một cái Tết sắp tới không chỉ vì tết có trọng lượng đã thành thói quen trong đời sống 2 nước nên càng có tác dụng tâm lý.

Ngày 28/01 là Tết theo lịch cũ, những cảnh giác của quân đội Việt Nam lại một lần nữa vô ích. Ngày chiến tranh bùng nổ, trước khi bức màn được vén lên, đều là một câu đố đối với toàn thế giới. Theo một quan chức của chính phủ Mỹ là người đã theo dõi sát sao tình hình quân sự biên giới Việt-Hoa cho biết, xem ra, quân đội Trung Cộng đã có đủ khả năng hiện thực để phát động một cuộc tiến công quân sự. Ông ta nói, liệu Trung Cộng có bắt đầu tiến công trên quy mô lớn hay không chủ yếu là phải xem xét các động thái ở tuần lễ tới mà xác định. Chính phủ Mỹ phán đoán trước ngày mùng 10 (tháng 02) quân đội Trung Cộng đã làm tốt bố trí chiến đấu. Quân đội Trung Cộng sẽ lựa chọn tiến công theo 2 hướng: một là theo đường Hữu Nghị Quan đến Đồng Đăng của Việt Nam, hai là theo đường quốc lộ nối với Cao Bằng Việt Nam cách đó khoảng 100 km về phía Tây.

Ngày 16/02, Nhân Dân Nhật Báo phát biểu bài “Điều đó mà chịu được thì còn cái gì không chịu được”, tuyên bố không bảo lưu sự lựa chọn cuối cùng của Trung Cộng. Cùng ngày Bộ Ngoại Giao nước ta gửi công hàm cho Sứ quán Việt Nam tại Trung Cộng kịch liệt phản đối Việt Nam xâm phạm lãnh thổ Trung Cộng, gây ra các vụ đổ máu mới. Ngày 17/02, Tân Hoa Xã được lệnh của Chính phủ Trung Cộng đã phát biểu tuyên bố khiển trách nhà đương cục Việt Nam không ngừng xâm phạm lãnh thổ Trung Cộng, tuyên bố bộ đội biên phòng Trung Cộng buộc phải đánh trả.

Ngày 17/02, tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở New York, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã phá lệ trở về tổng hành dinh của Liên Hiệp Quốc vào buổi trưa. Buổi chiều, Trần Sở Trưởng phái đoàn đại diện thường trực của Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc, đã gặp Waldheim Tồng thư ký Liên Hiệp Quốc và Chủ tịch Hội đồng bảo an tháng đó, trao trực tiếp bản tuyên bố mà Tân Hoa Xã đã phát đi theo lệnh của Chính phủ.

Việt Nam bị thua gào thét ầm lên

Khi Trưởng phái đoàn đại diện của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Hà Văn Lâu xin gặp gấp Waldheim, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, thì bản tuyên bố của Tân Hoa Xã còn đang dịch. 1745 giờ, Trưởng phái đoàn đại diện của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Hà Văn Lâu đã chuyển lên Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, thư của Bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Duy Trinh, thư viết: “kính gửi ngài Tổng Thư Ký, tôi vinh dự thông cáo với ngài rằng: ngày 17 tháng 02/1979, nhiều sư đoàn bộ binh, sư đoàn xe tăng, sư đoàn pháo binh của Trung Cộng dưới sự yểm trợ của không quân đã tiến công lớn trên toàn tuyến biên giới Việt-Hoa. Họ đã chiếm lĩnh một số trạm gác và nhiều thôn trang biên giới của phía Việt Nam, những thôn trang đó nằm ở huyện Tràng Định, Lộc Bình, Hà Quảng của tỉnh Cao Bằng, huyện Mường Khương, Ba Sa (hay Bát Sát) của tỉnh Hoàng Liên Sơn, huyện Phong Thổ của tỉnh Lai Châu và huyện Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh. Cần đặc biệt chỉ ra rằng quân đội Trung Cộng đã tấn công vào trung tâm của tỉnh Lào Cai, chiếm lĩnh những thị trấn đông dân như Đồng Đăng và Mường Khương”. Tiếp sau đó là một loạt khiển trách Trung Cộng và yêu cầu Tổng Thư Ký phải thế này, thế này.

Thế giới xảy ra nhiều cuộc chiến tranh, để xử lý những vấn đề như vậy Tổng Thư Ký đã am hiểu sâu xa trình tự, nhưng kiểu như Việt Nam tấn công cả 2 phía, được lợi thì tuỳ tiện khoe mẽ, bị thua thì gào thét ầm ĩ, quả đã khiến ngài Tổng Thư Ký đau đầu.

Ngày đầu tiên xảy ra chiến tranh, cả thế giới đều bàn luận sự kiện trên, duy chỉ có người dân Việt Nam là vẫn bị che giấu. Nhân dân không biết NN của họ đã gây ra những quan hệ rất xấu đối với nhiều nước, nhất là quan hệ với Trung Cộng đã đến mức không thể thu dọn nổi. Tin tức tạm thời bị phong toả, hệ thống chỉ huy của quân đội không nắm được tình hình tiền tuyến, liên lạc qua điện đài, điện thoại với nhiều đơn vị bộ đội không được. Báo cáo nói Trung Cộng đã sử dụng không quân, thông tin giả này truyền đến tận Liên Hiệp Quốc. Nhà đương cục vừa muốn làm rõ tình hình chiến tranh, vừa phải tính toán làm thế nào để nói rõ với nhân dân. Đổ trách nhiệm cho phía Trung Cộng không khó, tức là nước lớn ức hiếp nước nhỏ, then chốt là làm thế nào để logic này hài hoà với việc Việt Nam đánh Cao Miên, đồng thời tiến thêm làm cho nhân dân tin rằng cô lập trên thế giới là quang vinh. Đến mãi hơn 11 giờ đêm, đài phát thanh mới vội vàng phát đi bản tin đầu tiên, mặc dù phần lớn nhân dân Việt Nam đến sáng ngày thứ hai đọc báo Nhân Dân mới biết tin, nhưng nhà đương cục thì đến mấy phút cuối cùng của ngày thứ nhất đã công bố thông tin về chiến tranh ./.

Mạng Phượng Hoàng Trung Cộng

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt