Ngày Quốc Khánh của nền độc lập đi tìm người Mỹ gốc Việt

Ngày Quốc Khánh của nền dân chủ đi tìm người Mỹ gốc Việt – câu chuyện lý thú của tấm gương hy sinh phấn đấu không mệt mõi của cụ già 92 tuổi người Mỹ gốc Việt trải qua bao sóng gió cuộc đời…

Ngày Quốc Khánh của nền dân chủ
Đi tìm người Mỹ gốc Việt


inde
Chúc mừng ngày độc lập Hoa kỳ


Ngày Quốc khánh của nền dân chủ.

Sau khi chiến thắng Anh quốc tại tân thuộc địa, Hoa Kỳ tuyên bố lập quốc, đưa ra bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập, một áng văn chương lịch sử tuyệt tác của nhân loại. “Con người sinh ra bình đẳng… ”.
Ðó là ngày 4 tháng 7 năm 1776, ngày lễ độc lập của Hoa Kỳ năm thứ nhất. Vào thời đó dân số Hiệp Chủng Quốc có trên 3 triệu người, đa số là di dân đến từ Âu châu.
Năm 1976, nước Mỹ tổ chức ghi dấu 200 năm lập quốc với sự có mặt của 130 ngàn di dân Việt Nam bỏ nước ra đi từ 1975. Ðến năm 2015, người Mỹ đứng lên đếm lại đầu người, đã có gần 300 triệu dân với hơn 2 triệu người là di dân gốc Việt.
Tính theo hồ sơ thống kê, trong thập niên cuối của thế kỷ 20, người Việt là sắc dân đến Mỹ đông đảo nhất. Di tản, vượt biên, thuyền nhân, HO, con lai, sở Mỹ, đoàn tụ, đầy đủ cả.

Lịch sử ghi rằng, thập niên 60 nước Mỹ đã đem quân cứu miền Nam, thập niên 70 quay lưng bỏ rơi đồng minh, rồi thập niên 80 trở lại vớt người trên biển, đón người từ trại tỵ nạn. Thậm chí vẫn còn người Việt mới đến vào cuối tháng 6/2015 để kịp thời ăn tiệc gà tây độc lập Hoa Kỳ vào đầu tháng 7. Tính đến năm nay, chuẩn bị kiểm kê dân số 2015, Hoa kỳ mừng lễ độc lập lần thứ 239 với hơn 2 triệu công dân gốc Việt.
Chúng ta sẽ chia sẻ với dân Mỹ về một kỳ nghỉ cuối tuần 3 ngày, sẽ coi pháo bông, tham dự bữa ăn ngoài trời nhưng không biết đã hội nhập vào lịch sử của đất nước này được bao nhiêu.
Người Việt mang quốc tịch Hoa Kỳ đã thực sự trở thành người Mỹ gốc Việt hay mãi mãi vẫn là người lưu vong suốt đời trên miền đất tạm dung.
Khi về thăm lại quê hương, quý vị đã phải mang danh hiệu Việt kiều, mà coi chừng bạn có vẻ đã Việt kiều ngay cả khi đang sống tại Hoa Kỳ. Ðọc báo Việt, nghe đài Việt, xem TV Việt, ăn cơm Việt, đi chợ Việt, nói tiếng Việt, thưởng thức văn nghệ âm nhạc Việt và sau cùng cũng chia phe gây nội chiến giữa người Việt ở khắp mọi nơi.
Ðôi khi ta đứng lên cất tiếng dõng dạc với chính giới Hoa Kỳ, ta nói rằng, chúng tôi là người Mỹ gốc Việt, là công dân có đóng thuế và sẵn sàng hy sinh cho Hoa Kỳ. Xem ra lời tuyên bố có vẻ cay đắng mỉa mai. Nói xong nghĩ lại có khi thấy hổ thẹn . Bởi vì, nói vậy chứ không phải vậy.

Sắc dân di cư đến muộn.

Người Việt là di dân đến muộn nhất vào đoạn cuối của thế kỷ 20, nhưng lại được hưởng thành quả đấu tranh của các sắc dân tiền phong để lại. Thế kỷ trước, da đen đã đổ máu chan hòa trên cánh đồng bông gòn, mới có chỗ ngồi bình đẳng trên xe bus và trong trường học.
Rồi đến dân da đỏ chịu bao nhiêu khổ nạn vì phải di tản vào khu tập trung, tiếp đến dân da vàng bị kỳ thị trên con đường Tây tiến về miền duyên hải Thái Bình dương.
Khi chúng ta đến đây, dù đeo nặng quá khứ chiến tranh, tù đày và thảm cảnh trên biển Đông, nhưng khi bước chân vào Mỹ thì đất nước này đã chan hòa tự do, dân chủ, bình đẳng với muôn vàn cơ hội.
Thậm chí người Việt còn đẩy lùi cả người Mễ và người da đen vào những khu tối tăm để chiếm lĩnh thị trường trên mọi lãnh vực.
Nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự là người Mỹ gốc Việt.
Trải qua hơn 39 lần lễ Ðộc lập, các khối quần cư Việt Nam đã hình thành vững chắc và tiến bộ. Từ các đơn vị gia đình nhỏ bé trong chung cư, người Việt đã bung ra thành chủ nhà, chủ các thương xá, các hãng xưởng và các đại lý, các công ty dịch vụ.
Nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự là người Mỹ gốc Việt.
Có lẽ hồn Mỹ sẽ chỉ thấy lớn dần trong lòng của đám trẻ thơ Việt Nam. Ðám nhỏ không thông thạo Việt ngữ, không theo được văn hóa truyền thống Việt có thể sẽ là một thế hệ gốc Việt thực sự trong tương lai.
Còn trong giới phụ huynh, đặc biệt các bậc cao niên e khó tìm được một người Mỹ gốc Việt đích thực. Ða số sống như Việt kiều trên đất nước người. Dù có người đã quay lưng lại quê hương hay mãi mãi vẫn ngóng trông về cố quốc.

Ði tìm người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ.

Ngày 19 tháng 6 năm 2009, tại tiểu bangWashington State, ban tổ chức của Hội Cựu Chiến Binh VNCH có ý muốn đi tìm 1 nhân vật để làm biểu tượng, đứng bên cạnh vị quan khách số 1 của Hoa Kỳ .

vo chong JV
Ông Bà Cựu Trung Tướng Jim Vaught

Ngày Quân Lực năm nay, Seattle mời được vị Tướng Nhảy dù Mỹ 3 sao về dự Tướng Jim Vaught, đã từng là Cố vấn trưởng của Sư đoàn Nhảy dù Việt Nam trên diễn đàn nói 1 câu bất hủ. Với tư cách là 1 Trung tướng Hoa Kỳ, ông xin lỗi đã bỏ rơi Việt Nam và các chiến hữu Việt Nam Cộng Hòa. Vị tướng Hoa Kỳ ngoài 80 tuổi, đã hồi hưu, đi đứng khó khăn nhưng lời tâm huyết làm cử tọa Việt Nam hết sức xúc động.

NTL1

Tiếp theo, ban tổ chức giới thiệu 1 cụ già Việt Nam, một cựu Đại tá mũ đỏ, một mục sư về hưu từ tiểu bang Missouri lên nói chuyện. Cụ Nguyễn thọ Lập 92 tuổi là người nói sau cùng. Vóc dáng nhỏ bé nhưng lưng thẳng đứng, đi lại gọn gàng, từ tốn bước lên khán đài. Cử tọa Việt Nam rất hồi hộp, không biết cụ già cao niên của chúng ta sẽ nói năng ra sao.

Sau đây là đoạn văn mà báo chí địa phương đã ghi lại về bài nói chuyện của đại tá nhảy dù Nguyễn Thọ Lập.

Bài nói chuyện hoàn toàn khác với hàng ngàn lời tuyên bố của các quan khách Việt Nam trên diễn đàn hải ngoại từ 30 năm qua.

Bác Lập đã nói nguyên văn như sau:
“Trước hết tôi xin gửi lời chào Trung tướng Jim Vaught, người đại diện cho Mũ Ðỏ Hoa Kỳ đã đến với chúng ta hôm nay.

Tôi xin cầu nguyện cho 152 cố vấn Nhẩy dù Hoa Kỳ đã hy sinh bên cạnh các chiến binh mũ đỏ Việt Nam Cộng Hòa, trên chiến trường Việt Nam cùng với 58 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ có tên trên bức tường tưởng niệm tại thủ đô. Chúng tôi không bao giờ quên ơn các bạn.

Hôm nay là ngày Quân lực thứ 44 của QLVNCH, đồng thời là ngày vinh danh các chiến binh trong gia đình mũ đỏ, tôi xin nhân danh một cựu quân nhân mũ đỏ cao niên, lấy chút kinh nghiệm từ cuộc đời của mình thưa chuyện với quí vị.
Nguyễn Thọ Lập sinh năm 1917, cách đây 92 năm. Khi tôi ra đời, tất cả quí vị hiện diện tại đây đều chưa có mặt. Vì vậy, tôi phải cảm ơn thượng đế rất nhiều, vì hôm nay vào năm 2009, vẫn còn được đứng ở đây với các bạn.

Nếu quý vị hỏi tôi từ đâu đến, xin trả lời từ Joplin, Missouri. Tại Missouri, người ta hỏi tôi từ đâu đến, tôi trả lời, đến từ New Zeland. New Zeland đã hỏi tôi từ đâu đến. Trả lời đến từ trại tỵ nạn Indonesia. Tại Indo, tôi đến từ SongKla, Thái Lan. Trong trại tỵ nạn, tôi khai đã đến từ Việt Nam.

Với ơn phước của thiên chúa, đối với tôi, đâu cũng là quê hương.

Hỏi rằng Nguyễn Thọ Lập đã làm công việc gì. Xin trả lời rằng tùy vào thời gian. Lớn lên từ Tân Uyên, Biên Hòa là kháng chiến quân chống Pháp. Rồi trở thành Sĩ quan Võ bị Ðà Lạt chống cộng sản. Khi giải ngũ đi lái taxi. Cộng sản vào Sài Gòn thì đi tù, rồi vượt biển thành thuyền nhân. Làm thông dịch viên trong trại rồi học để trở thành mục sư và hôm nay tôi trở lại thành người chiến binh của gia đình mũ đỏ, chỉ riêng trong Ngày Quân Lực.
Ngày mai, khi trở lại Missouri, tôi vẫn là một mục sư về hưu. Tôi sẽ cầu nguyện cho tất cả quí vị. Những người bạn Missouri sẽ hỏi tôi mới ở đâu về. Sẽ trả lời rằng mới về từ Seattle, ở đó có rất nhiều bạn rất tốt. Họ cũng cầu nguyện cho tôi. Vì vậy, tôi cảm ơn quí vị”.

Bài phóng sự viết về cụ Nguyễn Thọ Lập tả thêm rằng : Vị niên trưởng của Việt Nam mang vẻ ung dung, thanh thoát, minh mẫn và lạc quan.

Cuộc đời của ông là bản trường ca đầy bão tố trong khói lửa chiến tranh, trong ba đào biển cả. Ông là điển hình của 1 tầng lớp sĩ phu xả thân lo việc nước. Từ chiến đấu chống thực dân Pháp đến cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản vong nô.

Nổi trôi theo mệnh nước, ông chịu đọa đày trong ngục tù cộng sản. Gót chân nổi trôi khắp xứ người, khởi đi từ quê hương Việt Nam đến các trại tỵ nạn Ðông Nam Á, Tân Tây Lan và Missouri Hoa Kỳ.

Ông nói : “ Với ơn phước của Thiên Chúa, đối với tôi, đâu cũng là quê hương “ .
Tôi xin chép lại đoạn bình luận của nhà báo nhưng rất tiếc không biết tên tác giả.

Nguyễn Thọ Lập, bác là ai ?

Chúng tôi rất hãnh diện là người biết nhiều về cuộc đời của người thanh niên đất Tân Uyên, Biên hòa. Xin khoe với các bạn rằng tôi mới đón thầy Lập từ Seattle về thăm San Jose. Cũng nhân dịp lễ Ðộc lập Hoa Kỳ 2009, xin kể chuyện với quý vị về 1 người Mỹ gốc Việt thực sự mà tôi ghi nhận được.

Năm 1954, Khóa Cương Quyết Ðà Lạt đa số Bắc Kỳ vào trường. Tuổi trung bình 20. Ông thầy đại đội trưởng của chúng tôi là Trung úy Nguyễn Thọ Lập, về sau lên Đại úy. Lúc đó thầy Lập đã gần 40 tuổi. Vốn là cựu Tiểu đoàn trưởng Việt Minh nên dáng dấp nhanh nhẹn và kiến thức hành quân tác chiến rất hấp dẫn đám sinh viên trẻ.

Thấy Lập xuất thân Võ bị khóa 5, ra đơn vị một thời gian rồi được gọi về trường dạy sinh viên hiện dịch Ðà Lạt từ khóa 8. Làm cán bộ Trung đội trưởng khóa 3 phụ trừ bị. Tiếp theo là cán bộ Đại đội khóa 4 phụ Cương Quyết của chúng tôi.

Học trò khóa 3 phụ của thầy Lập có ông Ðặng văn Tiếp, đã chết trong trại tù Bắc việt và ông Bùi thế Xương hiện định cư tại Pháp. Năm 1954. mãn khóa 3 phụ, ông Xương Bắc kỳ dẫn thầy Lập ra thăm Hà Nội. Hỏi chuyện xưa, thầy Lập với trí nhớ phi thường còn nhắc lại chuyện có gặp 1 anh học trò trên đường Hàng bông Thợ nhuộm. Lúc đó thiếu úy Xương và Trung úy Lập mặc quân phục dạo phố mùa đông.

Thầy Lập nói rằng anh học trò Hà Nội thắc mắc vì nhận giấy động viên nhưng lại trình diện Ðà Lạt. Chỉ vì từ năm 1954 nhiều khóa trừ bị chia đôi, học cả Thủ Ðức lẫn Ðà Lạt. Anh học trò sau này vào trường lại gặp thiếu úy Xương và trung úy Lập. Ðó là Sinh viên sỹ quan Vũ Thượng Ðôn. Ðôn không hề nhắc nhở đến mối duyên tao ngộ qua đường nhưng chẳng dè thầy Lập vẫn còn nhớ cho đến hôm nay.

Tại San Jose, thầy Lập gặp lại bạn cùng khóa 5 Ðà lạt và đồng tù là Đại tá Lại Ðức Chuẩnvà cả ông xếp cũ là Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn. Từ khi đặt chân lên đất Mỹ vào đầu thập niên 80, thầy Lập mang sứ mạng truyền giáo nên không có dịp gặp bạn cũ và học trò trong cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức buổi tao ngộ để thầy gặp mọi người đủ mọi thành phần gồm 70 thân hữu tại nhà hàng Ánh Hồng của ông bà Lê văn Phụng. Quan trọng nhất là có dịp mời thầy mở lời cầu nguyện cho buổi tiệc hội ngộ thân mật sau 55 năm xa cách.

Bao nhiêu năm sống cô đơn tại Missouri, bỗng gặp lại học trò và đồng hương bao quanh, ông thầy 92 tuổi hết sức cảm động. Chúng tôi đã giới thiệu thầy là 1 chiến binh kháng chiến chống Pháp. Là cán bộ huấn luyện viên võ bị Ðà Lạt. Là quân nhân giải ngũ đi lái taxi Saigon. Tái ngũ làm Tỉnh trưởng nhiều nơi với cấp bậc Đại tá. Tốt nghiệp Chỉ huy Tham mưu Hoa kỳ. Ði làm ruộng ở miền Ðông, đi tù ở miền Bắc, vượt biên ở miền Nam. Từ thông dịch viên trong trại tỵ nạn trở thành mục sư Tin Lành ở Hoa Kỳ.Thầy đặc trách họ đạo Ðông nam Á tại tiểu bang Missouri. Hội thánh lại cử đi làm mục sư cho dân Việt tại Tân tây Lan. Trở về họ đạo Missouri lại tiếp tục mục vụ. Sau cùng về hưu tại thị trấn Joplin. Và thầy Lập quyết định sẽ sống ở đây cho tới ngày cuối cùng.

Hai năm trước, người vợ chung thủy suốt đời theo thầy gần 70 năm đã ra đi. Ðể tưởng niệm vợ, cụ già 90 tuổi lái xe xuyên bang 1 mình năm 2007 từ Missouri về Los Angeles thăm cháu ngoại. Trên chiếc xe Hoa Kỳ cũ, tự sửa chữa và bảo toàn, ông cụ già Việt nam đã thực sự sống độc lập và cô đơn như 1 người Mỹ về già.

Người về từ trăm năm.

Trải qua 1 phần tư thế kỷ, thầy Lập không sống gần cộng đồng Việt Nam. Hội thánh địa phương giao cho ông mục sư gốc quân đội cộng hòa trông nom các tín hữu thiểu số. Việt Nam,Cam Bốt, Lào và các sắc tộc.

Thầy Lập học về lịch sử địa lý Hoa Kỳ để làm hành trang hướng dẫn mọi người hội nhập. Nơi ông ở là 1 tiểu bang quê mùa nhỏ bé. Ông lại sống ở 1 nơi xa xôi hẻo lánh nhất của Missouri. Quê hương mới của các tín hữu không phải là sông Cửu Long hay con sông Hồng phù sa đất đỏ. Ðây là miền đất của 2 con sông dài nhất Hoa kỳ gặp nhau tại đô thị St. Louis. Ðó là sông Missouri và Mississippi.

Khi ông về hưu tại Joplin thì họ đạo sắc tộc với đa số người Việt cũng dần dần tản mát bốn phương trời. Thị trấn Joplin nằm ở miền tây nam của Missouri, cạnh biên giới của các tiểu bang Kansas, Arkansas và Oklahoma. Cả thị xã chỉ có trên 30 ngàn dân. Một số ít trên 90 tuổi, trong đó có 2 vợ chồng ông mục sư Việt Nam. Bây giờ bà đã đi rồi, chỉ còn lại 1 mình ông. Buổi sáng ông đi cắt cỏ, buổi chiều ông ngồi thẳng lưng nghe tin tức CNN. Bao năm nay không hề có khách đến thăm viếng, không có ngày Tết, không có ngày quốc hận, không có ngày quân lực. Một ngày như mọi ngày và mọi ngày như 1 ngày.

Ðóng vai phóng viên, chúng tôi tâm tình với ông thầy mà ngày xưa sinh viên rất sợ. Bây giờ ông ngồi đó, bình thản như cậu bé con. Hỏi rằng đời thầy có điều chi ân hận. Thầy nói rằng không có chi. Hỏi thầy có bao nhiêu mối tình. Thầy chớp mau đôi mắt già nua mà nói rằng, chỉ có 1.

Cuộc đời binh nghiệp của thầy hết sức éo le và phải chịu đựng biết bao oan nghiệt bất công nhưng không 1 lời phàn nàn. Ðám học trò chúng tôi, ai là người biết chuyện cũng phải đồng ý rằng thầy xứng đáng làm tướng tư lệnh quân đoàn, và thậm chí làm tổng tham mưu trưởng. Nhưng số mạng đã bắt thầy có lúc phải chờ ra tòa án quân sự, nhưng rồi vụ án bất thành vì không đủ yếu tố buộc tội.

Ngày nay thầy không còn các con, nhưng có cháu ngoại ở nam Cali. Tuy nhiên khu Bolsa của Little Sài Gòn không phải là xứ Tân Uyên của thầy Nguyễn thọ Lập. Sau bao nhiêu năm ba chìm bảy nổi, người thanh niên của miền Ðồng nai, xứ bưởi Biên Hòa quyết chọn miền đất quê mùa Joplin làm nơi an nghỉ cuối cùng. Mắt vẫn còn tinh tường, chính phủ còn cho phép lái xe. Tai vẫn còn nghe tiếng chim hót trong vườn. Buổi sáng ăn Oatmeal, đọc tin tức trên báo địa phương, buổi chiều lái xe Hoa kỳ đi chợ Mỹ. Mỗi tháng lãnh tiền hưu của hội Thánh nghèo được hơn 700. Thầy nói là phải sống tần tiện vì còn phải gửi chi phiếu cho các tổ chức từ thiện và hội Hồng thập tự Hoa Kỳ.
Ðến ngày chia tay tại San Jose, nhà tôi mua cho thầy một đĩa bánh Khọt, đặc sản của xứ Nam Kỳ. Ai mà biết được bánh trên đường Story San Jose khác biệt ra sao với hương vị bánh chợ Thủ ngày xưa. Chúng tôi hẹn nhau ngày tái ngộ năm 2010. Thách thức ông Thầy lái xe từ Missouri về Cali. Thầy Lập cam kết sẽ về tu bổ chiếc xe Chevrolet để trở lại thăm học trò vào dịp kỷ niệm 35 năm bỏ nước ra đi.

Tuy nhiên, trước giờ chia tay, thầy Lập ôm lấy chúng tôi với nước mắt tràn đầy. 55 năm mới có một lần gặp lại. Học trò cũng đã là niên trưởng, thầy là đại niên trưởng. Tuy cùng là di dân tại Hoa kỳ, nhưng đất nước bao la, hy vọng gặp lại rất mong manh. Khó lòng gặp lại ông thầy, một người Mỹ gốc Việt thứ thiệt. Ông tư duy như một người quân tử Á châu, tác phong chính trực như một nhà giáo dục Tây phương. Ông là nhà truyền giáo được đồng hóa từ cuộc đời, học thánh kinh nhưng giải thích theo lý trí của kinh nghiệp sống. Sau cùng thầy Lập vẫn muôn đời mang phẩm chất cao quí của một nông dân hết sức chân thật. Sinh ra từ Tân Uyên, bên cạnh sông nước Ðồng Nai, Thầy sẽ sống những ngày cuối cùng tại Joplin, bên cạnh các phụ lưu của con sông Missouri. Trong niềm tin ở thượng đế, thầy cho rằng nơi nào ta sống và phụng sự, nơi đó chính là quê hương. Cuộc sống cũa thầy là một thí dụ mạnh mẽ của con đường hội nhập vào giòng chính của Hoa Kỳ để hy sinh cho tha nhân.

Thầy Lập của tôi xứng đáng là một người Mỹ gốc Việt. Con người tử tế như ông, phải trải qua hơn ba mươi kỳ lễ độc lập ta mới gặp được một lần. 92 tuổi mà còn khỏe mạnh tinh tường như vậy, ai bảo là trời không có mắt ?

Giao Chỉ San Jose

ms
NTL2
NTL 3
cards
Niên trưởng Nguyễn Thọ Lập viết giòng kỷ niệm cho cựu SVSQ trường Võ Bị Đà Lạt

 

 

Ngày Quốc Khánh của nền dân chủ đi tìm người Mỹ gốc Việt – câu chuyện lý thú của tấm gương hy sinh phấn đấu không mệt mõi của cụ già 92 tuổi người Mỹ gốc Việt trải qua bao sóng gió cuộc đời…

Ngày Quốc Khánh của nền dân chủ
Đi tìm người Mỹ gốc Việt

 


inde
Chúc mừng ngày độc lập Hoa kỳ


Ngày Quốc khánh của nền dân chủ.

Sau khi chiến thắng Anh quốc tại tân thuộc địa, Hoa Kỳ tuyên bố lập quốc, đưa ra bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập, một áng văn chương lịch sử tuyệt tác của nhân loại. “Con người sinh ra bình đẳng… ”.
Ðó là ngày 4 tháng 7 năm 1776, ngày lễ độc lập của Hoa kỳ năm thứ nhất. Vào thời đó dân số Hiệp chủng quốc có trên 3 triệu người, đa số là di dân đến từ Âu châu.
Năm 1976, nước Mỹ tổ chức ghi dấu 200 năm lập quốc với sự có mặt của 130 ngàn di dân Việt Nam bỏ nước ra đi từ 1975. Ðến năm 2000, người Mỹ đứng lên đếm lại đầu người, đã có gần 300 triệu dân với hơn 1 triệu người là di dân gốc Việt.
Tính theo hồ sơ thống kê, trong thập niên cuối của thế kỷ 20, người Việt là sắc dân đến Mỹ đông đảo nhất. Di tản, vượt biên, thuyền nhân, HO, con lai, sở Mỹ, đoàn tụ, đầy đủ cả.

Lịch sử ghi rằng, thập niên 60 nước Mỹ đã đem quân cứu miền Nam, thập niên 70 quay lưng bỏ rơi đồng minh, rồi thập niên 80 trở lại vớt người trên biển, đón người từ trại tỵ nạn. Thậm chí vẫn còn người Việt mới đến vào cuối tháng 6/2009 để kịp thời ăn tiệc gà tây độc lập Hoa Kỳ vào đầu tháng 7. Tính đến năm nay, chuẩn bị kiểm kê dân số 2010, Hoa kỳ mừng lễ độc lập lần thứ 233 với một triệu 300 ngàn tân công dân gốc Việt.
Chúng ta sẽ chia sẻ với dân Mỹ về một kỳ nghỉ cuối tuần 3 ngày, sẽ coi pháo bông, tham dự bữa ăn ngoài trời nhưng không biết đã hội nhập vào lịch sử của đất nước này được bao nhiêu.
Người Việt mang quốc tịch Hoa Kỳ đã thực sự trở thành người Mỹ gốc Việt hay mãi mãi vẫn là người lưu vong suốt đời trên miền đất tạm dung.
Khi về thăm lại quê hương, quý vị đã phải mang danh hiệu Việt kiều, mà coi chừng bạn có vẻ đã Việt kiều ngay cả khi đang sống tại Hoa Kỳ. Ðọc báo Việt, nghe đài Việt, xem TV Việt, ăn cơm Việt, đi chợ Việt, nói tiếng Việt, thưởng thức văn nghệ âm nhạc Việt và sau cùng cũng chia phe gây nội chiến giữa người Việt ở khắp mọi nơi.
Ðôi khi ta đứng lên cất tiếng dõng dạc với chính giới Hoa Kỳ, ta nói rằng, chúng tôi là người Mỹ gốc Việt, là công dân có đóng thuế và sẵn sàng hy sinh cho Hoa Kỳ. Xem ra lời tuyên bố có vẻ cay đắng mỉa mai. Nói xong nghĩ lại có khi thấy hổ thẹn . Bởi vì, nói vậy chứ không phải vậy.

Sắc dân di cư đến muộn.

Người Việt là di dân đến muộn nhất vào đoạn cuối của thế kỷ 20, nhưng lại được hưởng thành quả đấu tranh của các sắc dân tiền phong để lại. Thế kỷ trước, da đen đã đổ máu chan hòa trên cánh đồng bông gòn, mới có chỗ ngồi bình đẳng trên xe bus và trong trường học.
Rồi đến dân da đỏ chịu bao nhiêu khổ nạn vì phải di tản vào khu tập trung, tiếp đến dân da vàng bị kỳ thị trên con đường Tây tiến về miền duyên hải Thái Bình dương.
Khi chúng ta đến đây, dù đeo nặng quá khứ chiến tranh, tù đày và thảm cảnh biển đông, nhưng khi bước chân vào Mỹ thì đất nước này đã chan hòa tự do, dân chủ, bình đảng với muôn vàn cơ hội.
Thậm chí người Việt còn đẩy lùi cả người Mễ và người da đen vào những khu tối tăm để chiếm lĩnh thị trường trên mọi lãnh vực.
Nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự là người Mỹ gốc Việt.
Trải qua hơn 30 lần lễ Ðộc lập, các khối quần cư Việt Nam đã hình thành vững chắc và tiến bộ. Từ các đơn vị gia đình nhỏ bé trong chung cư, người Việt đã bung ra thành chủ nhà, chủ các thương xá, các hãng xưởng và các đại lý, các công ty dịch vụ.
Nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự là người Mỹ gốc Việt.
Có lẽ hồn Mỹ sẽ chỉ thấy lớn dần trong lòng của đám trẻ thơ Việt Nam. Ðám nhỏ không thông thạo Việt ngữ, không theo được văn hóa truyền thống Việt có thể sẽ là một thế hệ gốc Việt thực sự trong tương lai.
Còn trong giới phụ huynh, đặc biệt các bậc cao niên e khó tìm được một người Mỹ gốc Việt đích thực. Ða số sống như Việt kiều trên đất nước người. Dù có người đã quay lưng lại quê hương hay mãi mãi vẫn ngóng trông về cố quốc.

Ði tìm người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ.

Ngày 19 tháng 6 năm 2009 vừa qua, tại tiểu bangWashington, ban tổ chức của Hội Cựu Chiến Binh VNCH có ý muốn đi tìm 1 nhân vật để làm biểu tượng, đứng bên cạnh vị quan khách số 1 của Hoa Kỳ .

vo chong JV
Ông Bà Cựu Trung Tướng Jim Vaught
JV
Cựu Trung Tướng nhảy dù Jim Vaught

Ngày Quân Lực năm nay, Seattle mời được vị Tướng Nhảy dù Mỹ 3 sao về dự. Tướng Jim Vaught, đã từng là Cố vấn trưởng của Sư đoàn Nhảy dù Việt Nam lên diễn đàn nói 1 câu bất hủ. Với tư cách là 1 Trung tướng Hoa Kỳ, ông xin lỗi đã bỏ rơi Việt Nam và các chiến hữu Việt Nam Cộng Hòa. Vị tướng Hoa Kỳ ngoài 80 tuổi, đã hồi hưu, đi đứng khó khăn nhưng lời tâm huyết làm cử tọa Việt Nam hết sức xúc động.

NTL1

Tiếp theo, ban tổ chức giới thiệu 1 cụ già Việt Nam, một cựu Đại tá mũ đỏ, một mục sư về hưu từ tiểu bang Missouri lên nói chuyện. Cụ Nguyễn thọ Lập 92 tuổi là người nói sau cùng. Vóc dáng nhỏ bé nhưng lưng thẳng đứng, đi lại gọn gàng, từ tốn bước lên khán đài. Cử tọa Việt Nam rất hồi hộp, không biết cụ già cao niên của chúng ta sẽ nói năng ra sao.

Sau đây là đoạn văn mà báo chí địa phương đã ghi lại về bài nói chuyện của đại tá nhảy dù Nguyễn Thọ Lập.

Bài nói chuyện hoàn toàn khác với hàng ngàn lời tuyên bố của các quan khách Việt Nam trên diễn đàn hải ngoại từ 30 năm qua.

Bác Lập đã nói nguyên văn như sau:

“Trước hết tôi xin gửi lời chào Trung tướng Jim Vaught, người đại diện cho Mũ Ðỏ Hoa Kỳ đã đến với chúng ta hôm nay.

Tôi xin cầu nguyện cho 152 cố vấn Nhẩy dù Hoa Kỳ đã hy sinh bên cạnh các chiến binh mũ đỏ Cộng Hòa, trên chiến trường Việt Nam cùng với 58 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ có tên trên bức tường tưởng niệm tại thủ đô. Chúng tôi không bao giờ quên ơn các bạn.

Hôm nay là ngày Quân lực thứ 44 của QLVNCH, đồng thời là ngày vinh danh các chiến binh trong gia đình mũ đỏ, tôi xin nhân danh một cựu quân nhân mũ đỏ cao niên, lấy chút kinh nghiệm từ cuộc đời của mình thưa chuyện với quí vị.
Nguyễn Thọ Lập sinh năm 1917, cách đây 92 năm. Khi tôi ra đời, tất cả quí vị hiện diện tại đây đều chưa có mặt. Vì vậy, tôi phải cảm ơn thượng đế rất nhiều, vì hôm nay vào năm 2009, vẫn còn được đứng ở đây với các bạn.

Nếu quý vị hỏi tôi từ đâu đến, xin trả lời từ Joplin, Missouri. Tại Missouri, người ta hỏi tôi từ đâu đến, tôi trả lời, đến từ New Zeland. New Zeland đã hỏi tôi từ đâu đến. Trả lời đến từ trại tỵ nạn Indonesia. Tại Indo, tôi đến từ SongKla, Thái Lan. Trong trại tỵ nạn, tôi khai đã đến từ Việt Nam.

Với ơn phước của thiên chúa, đối với tôi, đâu cũng là quê hương.

Hỏi rằng Nguyễn Thọ Lập đã làm công việc gì. Xin trả lời rằng tùy vào thời gian. Lớn lên từ Tân Uyên, Biên Hòa là kháng chiến quân chống Pháp. Rồi trở thành Sĩ quan Võ bị Ðà Lạt chống cộng sản. Khi giải ngũ đi lái taxi. Cộng sản vào Sài Gòn thì đi tù, rồi vượt biển thành thuyền nhân. Làm thông dịch viên trong trại rồi học để trở thành mục sư và hôm nay tôi trở lại thành người chiến binh của gia đình mũ đỏ, chỉ riêng trong Ngày Quân Lực.
Ngày mai, khi trở lại Missouri, tôi vẫn là một mục sư về hưu. Tôi sẽ cầu nguyện cho tất cả quí vị. Những người bạn Missouri sẽ hỏi tôi mới ở đâu về. Sẽ trả lời rằng mới về từ Seattle, ở đó có rất nhiều bạn rất tốt. Họ cũng cầu nguyện cho tôi. Vì vậy, tôi cảm ơn quí vị”.

Bài phóng sự viết về cụ Nguyễn Thọ Lập tả thêm rằng : Vị niên trưởng của Việt Nam mang vẻ ung dung, thanh thoát, minh mẫn và lạc quan.

Cuộc đời của ông là bản trường ca đầy bão tố trong khói lửa chiến tranh, trong ba đào biển cả. Ông là điển hình của 1 tầng lớp sĩ phu xả thân lo việc nước. Từ chiến đấu chống thực dân Pháp đến cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản vong nô.

Nổi trôi theo mệnh nước, ông chịu đọa đày trong ngục tù cộng sản. Gót chân nổi trôi khắp xứ người, khởi đi từ quê hương Việt Nam đến các trại tỵ nạn Ðông Nam Á, Tân Tây Lan và Missouri Hoa Kỳ.

Ông nói : “ Với ơn phước của Thiên Chúa, đối với tôi, đâu cũng là quê hương “ .
Tôi xin chép lại đoạn bình luận của nhà báo nhưng rất tiếc không biết tên tác giả.

Nguyễn Thọ Lập, bác là ai ?

Chúng tôi rất hãnh diện là người biết nhiều về cuộc đời của người thanh niên đất Tân Uyên, Biên hòa. Xin khoe với các bạn rằng tôi mới đón thầy Lập từ Seattle về thăm San Jose. Cũng nhân dịp lễ Ðộc lập Hoa Kỳ 2009, xin kể chuyện với quý vị về 1 người Mỹ gốc Việt thực sự mà tôi ghi nhận được.

Năm 1954, Khóa Cương Quyết Ðà Lạt đa số Bắc Kỳ vào trường. Tuổi trung bình 20. Ông thầy đại đội trưởng của chúng tôi là Trung úy Nguyễn Thọ Lập, về sau lên Đại úy. Lúc đó thầy Lập đã gần 40 tuổi. Vốn là cựu Tiểu đoàn trưởng Việt Minh nên dáng dấp nhanh nhẹn và kiến thức hành quân tác chiến rất hấp dẫn đám sinh viên trẻ.

Thấy Lập xuất thân Võ bị khóa 5, ra đơn vị một thời gian rồi được gọi về trường dạy sinh viên hiện dịch Ðà Lạt từ khóa 8. Làm cán bộ Trung đội trưởng khóa 3 phụ trừ bị. Tiếp theo là cán bộ Đại đội khóa 4 phụ Cương Quyết của chúng tôi.

Học trò khóa 3 phụ của thầy Lập có ông Ðặng văn Tiếp, đã chết trong trại tù Bắc việt và ông Bùi thế Xương hiện định cư tại Pháp. Năm 1954. mãn khóa 3 phụ, ông Xương Bắc kỳ dẫn thầy Lập ra thăm Hà Nội. Hỏi chuyện xưa, thầy Lập với trí nhớ phi thường còn nhắc lại chuyện có gặp 1 anh học trò trên đường Hàng bông Thợ nhuộm. Lúc đó thiếu úy Xương và Trung úy Lập mặc quân phục dạo phố mùa đông.

Thầy Lập nói rằng anh học trò Hà Nội thắc mắc vì nhận giấy động viên nhưng lại trình diện Ðà Lạt. Chỉ vì từ năm 1954 nhiều khóa trừ bị chia đôi, học cả Thủ Ðức lẫn Ðà Lạt. Anh học trò sau này vào trường lại gặp thiếu úy Xương và trung úy Lập. Ðó là Sinh viên sỹ quan Vũ Thượng Ðôn. Ðôn không hề nhắc nhở đến mối duyên tao ngộ qua đường nhưng chẳng dè thầy Lập vẫn còn nhớ cho đến hôm nay.

Tại San Jose, thầy Lập gặp lại bạn cùng khóa 5 Ðà lạt và đồng tù là Đại tá Lại Ðức Chuẩnvà cả ông xếp cũ là Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn. Từ khi đặt chân lên đất Mỹ vào đầu thập niên 80, thầy Lập mang sứ mạng truyền giáo nên không có dịp gặp bạn cũ và học trò trong cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức buổi tao ngộ để thầy gặp mọi người đủ mọi thành phần gồm 70 thân hữu tại nhà hàng Ánh Hồng của ông bà Lê văn Phụng. Quan trọng nhất là có dịp mời thầy mở lời cầu nguyện cho buổi tiệc hội ngộ thân mật sau 55 năm xa cách.

Bao nhiêu năm sống cô đơn tại Missouri, bỗng gặp lại học trò và đồng hương bao quanh, ông thầy 92 tuổi hết sức cảm động. Chúng tôi đã giới thiệu thầy là 1 chiến binh kháng chiến chống Pháp. Là cán bộ huấn luyện viên võ bị Ðà Lạt. Là quân nhân giải ngũ đi lái taxi Saigon. Tái ngũ làm Tỉnh trưởng nhiều nơi với cấp bậc Đại tá. Tốt nghiệp Chỉ huy Tham mưu Hoa kỳ. Ði làm ruộng ở miền Ðông, đi tù ở miền Bắc, vượt biên ở miền Nam. Từ thông dịch viên trong trại tỵ nạn trở thành mục sư Tin Lành ở Hoa Kỳ.Thầy đặc trách họ đạo Ðông nam Á tại tiểu bang Missouri. Hội thánh lại cử đi làm mục sư cho dân Việt tại Tân tây Lan. Trở về họ đạo Missouri lại tiếp tục mục vụ. Sau cùng về hưu tại thị trấn Joplin. Và thầy Lập quyết định sẽ sống ở đây cho tới ngày cuối cùng.

Hai năm trước, người vợ chung thủy suốt đời theo thầy gần 70 năm đã ra đi. Ðể tưởng niệm vợ, cụ già 90 tuổi lái xe xuyên bang 1 mình năm 2007 từ Missouri về Los Angeles thăm cháu ngoại. Trên chiếc xe Hoa Kỳ cũ, tự sửa chữa và bảo toàn, ông cụ già Việt nam đã thực sự sống độc lập và cô đơn như 1 người Mỹ về già.

Người về từ trăm năm.

Trải qua 1 phần tư thế kỷ, thầy Lập không sống gần cộng đồng Việt Nam. Hội thánh địa phương giao cho ông mục sư gốc quân đội cộng hòa trông nom các tín hữu thiểu số. Việt Nam,Cam Bốt, Lào và các sắc tộc.

Thầy Lập học về lịch sử địa lý Hoa Kỳ để làm hành trang hướng dẫn mọi người hội nhập. Nơi ông ở là 1 tiểu bang quê mùa nhỏ bé. Ông lại sống ở 1 nơi xa xôi hẻo lánh nhất của Missouri. Quê hương mới của các tín hữu không phải là sông Cửu Long hay con sông Hồng phù sa đất đỏ. Ðây là miền đất của 2 con sông dài nhất Hoa kỳ gặp nhau tại đô thị St. Louis. Ðó là sông Missouri và Mississippi.

Khi ông về hưu tại Joplin thì họ đạo sắc tộc với đa số người Việt cũng dần dần tản mát bốn phương trời. Thị trấn Joplin nằm ở miền tây nam của Missouri, cạnh biên giới của các tiểu bang Kansas, Arkansas và Oklahoma. Cả thị xã chỉ có trên 30 ngàn dân. Một số ít trên 90 tuổi, trong đó có 2 vợ chồng ông mục sư Việt Nam. Bây giờ bà đã đi rồi, chỉ còn lại 1 mình ông. Buổi sáng ông đi cắt cỏ, buổi chiều ông ngồi thẳng lưng nghe tin tức CNN. Bao năm nay không hề có khách đến thăm viếng, không có ngày Tết, không có ngày quốc hận, không có ngày quân lực. Một ngày như mọi ngày và mọi ngày như 1 ngày.

Ðóng vai phóng viên, chúng tôi tâm tình với ông thầy mà ngày xưa sinh viên rất sợ. Bây giờ ông ngồi đó, bình thản như cậu bé con. Hỏi rằng đời thầy có điều chi ân hận. Thầy nói rằng không có chi. Hỏi thầy có bao nhiêu mối tình. Thầy chớp mau đôi mắt già nua mà nói rằng, chỉ có 1.

Cuộc đời binh nghiệp của thầy hết sức éo le và phải chịu đựng biết bao oan nghiệt bất công nhưng không 1 lời phàn nàn. Ðám học trò chúng tôi, ai là người biết chuyện cũng phải đồng ý rằng thầy xứng đáng làm tướng tư lệnh quân đoàn, và thậm chí làm tổng tham mưu trưởng. Nhưng số mạng đã bắt thầy có lúc phải chờ ra tòa án quân sự, nhưng rồi vụ án bất thành vì không đủ yếu tố buộc tội.

Ngày nay thầy không còn các con, nhưng có cháu ngoại ở nam Cali. Tuy nhiên khu Bolsa của Little Sài Gòn không phải là xứ Tân Uyên của thầy Nguyễn thọ Lập. Sau bao nhiêu năm ba chìm bảy nổi, người thanh niên của miền Ðồng nai, xứ bưởi Biên Hòa quyết chọn miền đất quê mùa Joplin làm nơi an nghỉ cuối cùng. Mắt vẫn còn tinh tường, chính phủ còn cho phép lái xe. Tai vẫn còn nghe tiếng chim hót trong vườn. Buổi sáng ăn Oatmeal, đọc tin tức trên báo địa phương, buổi chiều lái xe Hoa kỳ đi chợ Mỹ. Mỗi tháng lãnh tiền hưu của hội Thánh nghèo được hơn 700. Thầy nói là phải sống tần tiện vì còn phải gửi chi phiếu cho các tổ chức từ thiện và hội Hồng thập tự Hoa Kỳ.
Ðến ngày chia tay tại San Jose, nhà tôi mua cho thầy một đĩa bánh Khọt, đặc sản của xứ Nam Kỳ. Ai mà biết được bánh trên đường Story San Jose khác biệt ra sao với hương vị bánh chợ Thủ ngày xưa. Chúng tôi hẹn nhau ngày tái ngộ năm 2010. Thách thức ông Thầy lái xe từ Missouri về Cali. Thầy Lập cam kết sẽ về tu bổ chiếc xe Chevrolet để trở lại thăm học trò vào dịp kỷ niệm 35 năm bỏ nước ra đi.

Tuy nhiên, trước giờ chia tay, thầy Lập ôm lấy chúng tôi với nước mắt tràn đầy. 55 năm mới có một lần gặp lại. Học trò cũng đã là niên trưởng, thầy là đại niên trưởng. Tuy cùng là di dân tại Hoa kỳ, nhưng đất nước bao la, hy vọng gặp lại rất mong manh. Khó lòng gặp lại ông thầy, một người Mỹ gốc Việt thứ thiệt. Ông tư duy như một người quân tử Á châu, tác phong chính trực như một nhà giáo dục Tây phương. Ông là nhà truyền giáo được đồng hóa từ cuộc đời, học thánh kinh nhưng giải thích theo lý trí của kinh nghiệp sống. Sau cùng thầy Lập vẫn muôn đời mang phẩm chất cao quí của một nông dân hết sức chân thật. Sinh ra từ Tân Uyên, bên cạnh sông nước Ðồng Nai, Thầy sẽ sống những ngày cuối cùng tại Joplin, bên cạnh các phụ lưu của con sông Missouri. Trong niềm tin ở thượng đế, thầy cho rằng nơi nào ta sống và phụng sự, nơi đó chính là quê hương. Cuộc sống cũa thầy là một thí dụ mạnh mẽ của con đường hội nhập vào giòng chính của Hoa Kỳ để hy sinh cho tha nhân.

Thầy Lập của tôi xứng đáng là một người Mỹ gốc Việt. Con người tử tế như ông, phải trải qua hơn ba mươi kỳ lễ độc lập ta mới gặp được một lần. 92 tuổi mà còn khỏe mạnh tinh tường như vậy, ai bảo là trời không có mắt ?

Giao Chỉ San Jose

ms
NTL2
NTL 3
cards
Niên trưởng Nguyễn Thọ Lập viết giòng kỷ niệm cho cựu SVSQ trường Võ Bị Đà Lạt
 

Ngày Quốc Khánh của nền dân chủ đi tìm người Mỹ gốc Việt – câu chuyện lý thú của tấm gương hy sinh phấn đấu không mệt mõi của cụ già 92 tuổi người Mỹ gốc Việt trải qua bao sóng gió cuộc đời…

Ngày Quốc Khánh của nền dân chủ
Đi tìm người Mỹ gốc Việt

 


inde
Chúc mừng ngày độc lập Hoa kỳ


Ngày Quốc khánh của nền dân chủ.

Sau khi chiến thắng Anh quốc tại tân thuộc địa, Hoa Kỳ tuyên bố lập quốc, đưa ra bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập, một áng văn chương lịch sử tuyệt tác của nhân loại. “Con người sinh ra bình đẳng… ”.
Ðó là ngày 4 tháng 7 năm 1776, ngày lễ độc lập của Hoa kỳ năm thứ nhất. Vào thời đó dân số Hiệp chủng quốc có trên 3 triệu người, đa số là di dân đến từ Âu châu.
Năm 1976, nước Mỹ tổ chức ghi dấu 200 năm lập quốc với sự có mặt của 130 ngàn di dân Việt Nam bỏ nước ra đi từ 1975. Ðến năm 2000, người Mỹ đứng lên đếm lại đầu người, đã có gần 300 triệu dân với hơn 1 triệu người là di dân gốc Việt.
Tính theo hồ sơ thống kê, trong thập niên cuối của thế kỷ 20, người Việt là sắc dân đến Mỹ đông đảo nhất. Di tản, vượt biên, thuyền nhân, HO, con lai, sở Mỹ, đoàn tụ, đầy đủ cả.

Lịch sử ghi rằng, thập niên 60 nước Mỹ đã đem quân cứu miền Nam, thập niên 70 quay lưng bỏ rơi đồng minh, rồi thập niên 80 trở lại vớt người trên biển, đón người từ trại tỵ nạn. Thậm chí vẫn còn người Việt mới đến vào cuối tháng 6/2009 để kịp thời ăn tiệc gà tây độc lập Hoa Kỳ vào đầu tháng 7. Tính đến năm nay, chuẩn bị kiểm kê dân số 2010, Hoa kỳ mừng lễ độc lập lần thứ 233 với một triệu 300 ngàn tân công dân gốc Việt.
Chúng ta sẽ chia sẻ với dân Mỹ về một kỳ nghỉ cuối tuần 3 ngày, sẽ coi pháo bông, tham dự bữa ăn ngoài trời nhưng không biết đã hội nhập vào lịch sử của đất nước này được bao nhiêu.
Người Việt mang quốc tịch Hoa Kỳ đã thực sự trở thành người Mỹ gốc Việt hay mãi mãi vẫn là người lưu vong suốt đời trên miền đất tạm dung.
Khi về thăm lại quê hương, quý vị đã phải mang danh hiệu Việt kiều, mà coi chừng bạn có vẻ đã Việt kiều ngay cả khi đang sống tại Hoa Kỳ. Ðọc báo Việt, nghe đài Việt, xem TV Việt, ăn cơm Việt, đi chợ Việt, nói tiếng Việt, thưởng thức văn nghệ âm nhạc Việt và sau cùng cũng chia phe gây nội chiến giữa người Việt ở khắp mọi nơi.
Ðôi khi ta đứng lên cất tiếng dõng dạc với chính giới Hoa Kỳ, ta nói rằng, chúng tôi là người Mỹ gốc Việt, là công dân có đóng thuế và sẵn sàng hy sinh cho Hoa Kỳ. Xem ra lời tuyên bố có vẻ cay đắng mỉa mai. Nói xong nghĩ lại có khi thấy hổ thẹn . Bởi vì, nói vậy chứ không phải vậy.

Sắc dân di cư đến muộn.

Người Việt là di dân đến muộn nhất vào đoạn cuối của thế kỷ 20, nhưng lại được hưởng thành quả đấu tranh của các sắc dân tiền phong để lại. Thế kỷ trước, da đen đã đổ máu chan hòa trên cánh đồng bông gòn, mới có chỗ ngồi bình đẳng trên xe bus và trong trường học.
Rồi đến dân da đỏ chịu bao nhiêu khổ nạn vì phải di tản vào khu tập trung, tiếp đến dân da vàng bị kỳ thị trên con đường Tây tiến về miền duyên hải Thái Bình dương.
Khi chúng ta đến đây, dù đeo nặng quá khứ chiến tranh, tù đày và thảm cảnh biển đông, nhưng khi bước chân vào Mỹ thì đất nước này đã chan hòa tự do, dân chủ, bình đảng với muôn vàn cơ hội.
Thậm chí người Việt còn đẩy lùi cả người Mễ và người da đen vào những khu tối tăm để chiếm lĩnh thị trường trên mọi lãnh vực.
Nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự là người Mỹ gốc Việt.
Trải qua hơn 30 lần lễ Ðộc lập, các khối quần cư Việt Nam đã hình thành vững chắc và tiến bộ. Từ các đơn vị gia đình nhỏ bé trong chung cư, người Việt đã bung ra thành chủ nhà, chủ các thương xá, các hãng xưởng và các đại lý, các công ty dịch vụ.
Nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự là người Mỹ gốc Việt.
Có lẽ hồn Mỹ sẽ chỉ thấy lớn dần trong lòng của đám trẻ thơ Việt Nam. Ðám nhỏ không thông thạo Việt ngữ, không theo được văn hóa truyền thống Việt có thể sẽ là một thế hệ gốc Việt thực sự trong tương lai.
Còn trong giới phụ huynh, đặc biệt các bậc cao niên e khó tìm được một người Mỹ gốc Việt đích thực. Ða số sống như Việt kiều trên đất nước người. Dù có người đã quay lưng lại quê hương hay mãi mãi vẫn ngóng trông về cố quốc.

Ði tìm người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ.

Ngày 19 tháng 6 năm 2009 vừa qua, tại tiểu bangWashington, ban tổ chức của Hội Cựu Chiến Binh VNCH có ý muốn đi tìm 1 nhân vật để làm biểu tượng, đứng bên cạnh vị quan khách số 1 của Hoa Kỳ .

vo chong JV
Ông Bà Cựu Trung Tướng Jim Vaught
JV
Cựu Trung Tướng nhảy dù Jim Vaught

Ngày Quân Lực năm nay, Seattle mời được vị Tướng Nhảy dù Mỹ 3 sao về dự. Tướng Jim Vaught, đã từng là Cố vấn trưởng của Sư đoàn Nhảy dù Việt Nam lên diễn đàn nói 1 câu bất hủ. Với tư cách là 1 Trung tướng Hoa Kỳ, ông xin lỗi đã bỏ rơi Việt Nam và các chiến hữu Việt Nam Cộng Hòa. Vị tướng Hoa Kỳ ngoài 80 tuổi, đã hồi hưu, đi đứng khó khăn nhưng lời tâm huyết làm cử tọa Việt Nam hết sức xúc động.

NTL1

Tiếp theo, ban tổ chức giới thiệu 1 cụ già Việt Nam, một cựu Đại tá mũ đỏ, một mục sư về hưu từ tiểu bang Missouri lên nói chuyện. Cụ Nguyễn thọ Lập 92 tuổi là người nói sau cùng. Vóc dáng nhỏ bé nhưng lưng thẳng đứng, đi lại gọn gàng, từ tốn bước lên khán đài. Cử tọa Việt Nam rất hồi hộp, không biết cụ già cao niên của chúng ta sẽ nói năng ra sao.

Sau đây là đoạn văn mà báo chí địa phương đã ghi lại về bài nói chuyện của đại tá nhảy dù Nguyễn Thọ Lập.

Bài nói chuyện hoàn toàn khác với hàng ngàn lời tuyên bố của các quan khách Việt Nam trên diễn đàn hải ngoại từ 30 năm qua.

Bác Lập đã nói nguyên văn như sau:

“Trước hết tôi xin gửi lời chào Trung tướng Jim Vaught, người đại diện cho Mũ Ðỏ Hoa Kỳ đã đến với chúng ta hôm nay.

Tôi xin cầu nguyện cho 152 cố vấn Nhẩy dù Hoa Kỳ đã hy sinh bên cạnh các chiến binh mũ đỏ Cộng Hòa, trên chiến trường Việt Nam cùng với 58 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ có tên trên bức tường tưởng niệm tại thủ đô. Chúng tôi không bao giờ quên ơn các bạn.

Hôm nay là ngày Quân lực thứ 44 của QLVNCH, đồng thời là ngày vinh danh các chiến binh trong gia đình mũ đỏ, tôi xin nhân danh một cựu quân nhân mũ đỏ cao niên, lấy chút kinh nghiệm từ cuộc đời của mình thưa chuyện với quí vị.
Nguyễn Thọ Lập sinh năm 1917, cách đây 92 năm. Khi tôi ra đời, tất cả quí vị hiện diện tại đây đều chưa có mặt. Vì vậy, tôi phải cảm ơn thượng đế rất nhiều, vì hôm nay vào năm 2009, vẫn còn được đứng ở đây với các bạn.

Nếu quý vị hỏi tôi từ đâu đến, xin trả lời từ Joplin, Missouri. Tại Missouri, người ta hỏi tôi từ đâu đến, tôi trả lời, đến từ New Zeland. New Zeland đã hỏi tôi từ đâu đến. Trả lời đến từ trại tỵ nạn Indonesia. Tại Indo, tôi đến từ SongKla, Thái Lan. Trong trại tỵ nạn, tôi khai đã đến từ Việt Nam.

Với ơn phước của thiên chúa, đối với tôi, đâu cũng là quê hương.

Hỏi rằng Nguyễn Thọ Lập đã làm công việc gì. Xin trả lời rằng tùy vào thời gian. Lớn lên từ Tân Uyên, Biên Hòa là kháng chiến quân chống Pháp. Rồi trở thành Sĩ quan Võ bị Ðà Lạt chống cộng sản. Khi giải ngũ đi lái taxi. Cộng sản vào Sài Gòn thì đi tù, rồi vượt biển thành thuyền nhân. Làm thông dịch viên trong trại rồi học để trở thành mục sư và hôm nay tôi trở lại thành người chiến binh của gia đình mũ đỏ, chỉ riêng trong Ngày Quân Lực.
Ngày mai, khi trở lại Missouri, tôi vẫn là một mục sư về hưu. Tôi sẽ cầu nguyện cho tất cả quí vị. Những người bạn Missouri sẽ hỏi tôi mới ở đâu về. Sẽ trả lời rằng mới về từ Seattle, ở đó có rất nhiều bạn rất tốt. Họ cũng cầu nguyện cho tôi. Vì vậy, tôi cảm ơn quí vị”.

Bài phóng sự viết về cụ Nguyễn Thọ Lập tả thêm rằng : Vị niên trưởng của Việt Nam mang vẻ ung dung, thanh thoát, minh mẫn và lạc quan.

Cuộc đời của ông là bản trường ca đầy bão tố trong khói lửa chiến tranh, trong ba đào biển cả. Ông là điển hình của 1 tầng lớp sĩ phu xả thân lo việc nước. Từ chiến đấu chống thực dân Pháp đến cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản vong nô.

Nổi trôi theo mệnh nước, ông chịu đọa đày trong ngục tù cộng sản. Gót chân nổi trôi khắp xứ người, khởi đi từ quê hương Việt Nam đến các trại tỵ nạn Ðông Nam Á, Tân Tây Lan và Missouri Hoa Kỳ.

Ông nói : “ Với ơn phước của Thiên Chúa, đối với tôi, đâu cũng là quê hương “ .
Tôi xin chép lại đoạn bình luận của nhà báo nhưng rất tiếc không biết tên tác giả.

Nguyễn Thọ Lập, bác là ai ?

Chúng tôi rất hãnh diện là người biết nhiều về cuộc đời của người thanh niên đất Tân Uyên, Biên hòa. Xin khoe với các bạn rằng tôi mới đón thầy Lập từ Seattle về thăm San Jose. Cũng nhân dịp lễ Ðộc lập Hoa Kỳ 2009, xin kể chuyện với quý vị về 1 người Mỹ gốc Việt thực sự mà tôi ghi nhận được.

Năm 1954, Khóa Cương Quyết Ðà Lạt đa số Bắc Kỳ vào trường. Tuổi trung bình 20. Ông thầy đại đội trưởng của chúng tôi là Trung úy Nguyễn Thọ Lập, về sau lên Đại úy. Lúc đó thầy Lập đã gần 40 tuổi. Vốn là cựu Tiểu đoàn trưởng Việt Minh nên dáng dấp nhanh nhẹn và kiến thức hành quân tác chiến rất hấp dẫn đám sinh viên trẻ.

Thấy Lập xuất thân Võ bị khóa 5, ra đơn vị một thời gian rồi được gọi về trường dạy sinh viên hiện dịch Ðà Lạt từ khóa 8. Làm cán bộ Trung đội trưởng khóa 3 phụ trừ bị. Tiếp theo là cán bộ Đại đội khóa 4 phụ Cương Quyết của chúng tôi.

Học trò khóa 3 phụ của thầy Lập có ông Ðặng văn Tiếp, đã chết trong trại tù Bắc việt và ông Bùi thế Xương hiện định cư tại Pháp. Năm 1954. mãn khóa 3 phụ, ông Xương Bắc kỳ dẫn thầy Lập ra thăm Hà Nội. Hỏi chuyện xưa, thầy Lập với trí nhớ phi thường còn nhắc lại chuyện có gặp 1 anh học trò trên đường Hàng bông Thợ nhuộm. Lúc đó thiếu úy Xương và Trung úy Lập mặc quân phục dạo phố mùa đông.

Thầy Lập nói rằng anh học trò Hà Nội thắc mắc vì nhận giấy động viên nhưng lại trình diện Ðà Lạt. Chỉ vì từ năm 1954 nhiều khóa trừ bị chia đôi, học cả Thủ Ðức lẫn Ðà Lạt. Anh học trò sau này vào trường lại gặp thiếu úy Xương và trung úy Lập. Ðó là Sinh viên sỹ quan Vũ Thượng Ðôn. Ðôn không hề nhắc nhở đến mối duyên tao ngộ qua đường nhưng chẳng dè thầy Lập vẫn còn nhớ cho đến hôm nay.

Tại San Jose, thầy Lập gặp lại bạn cùng khóa 5 Ðà lạt và đồng tù là Đại tá Lại Ðức Chuẩnvà cả ông xếp cũ là Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn. Từ khi đặt chân lên đất Mỹ vào đầu thập niên 80, thầy Lập mang sứ mạng truyền giáo nên không có dịp gặp bạn cũ và học trò trong cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức buổi tao ngộ để thầy gặp mọi người đủ mọi thành phần gồm 70 thân hữu tại nhà hàng Ánh Hồng của ông bà Lê văn Phụng. Quan trọng nhất là có dịp mời thầy mở lời cầu nguyện cho buổi tiệc hội ngộ thân mật sau 55 năm xa cách.

Bao nhiêu năm sống cô đơn tại Missouri, bỗng gặp lại học trò và đồng hương bao quanh, ông thầy 92 tuổi hết sức cảm động. Chúng tôi đã giới thiệu thầy là 1 chiến binh kháng chiến chống Pháp. Là cán bộ huấn luyện viên võ bị Ðà Lạt. Là quân nhân giải ngũ đi lái taxi Saigon. Tái ngũ làm Tỉnh trưởng nhiều nơi với cấp bậc Đại tá. Tốt nghiệp Chỉ huy Tham mưu Hoa kỳ. Ði làm ruộng ở miền Ðông, đi tù ở miền Bắc, vượt biên ở miền Nam. Từ thông dịch viên trong trại tỵ nạn trở thành mục sư Tin Lành ở Hoa Kỳ.Thầy đặc trách họ đạo Ðông nam Á tại tiểu bang Missouri. Hội thánh lại cử đi làm mục sư cho dân Việt tại Tân tây Lan. Trở về họ đạo Missouri lại tiếp tục mục vụ. Sau cùng về hưu tại thị trấn Joplin. Và thầy Lập quyết định sẽ sống ở đây cho tới ngày cuối cùng.

Hai năm trước, người vợ chung thủy suốt đời theo thầy gần 70 năm đã ra đi. Ðể tưởng niệm vợ, cụ già 90 tuổi lái xe xuyên bang 1 mình năm 2007 từ Missouri về Los Angeles thăm cháu ngoại. Trên chiếc xe Hoa Kỳ cũ, tự sửa chữa và bảo toàn, ông cụ già Việt nam đã thực sự sống độc lập và cô đơn như 1 người Mỹ về già.

Người về từ trăm năm.

Trải qua 1 phần tư thế kỷ, thầy Lập không sống gần cộng đồng Việt Nam. Hội thánh địa phương giao cho ông mục sư gốc quân đội cộng hòa trông nom các tín hữu thiểu số. Việt Nam,Cam Bốt, Lào và các sắc tộc.

Thầy Lập học về lịch sử địa lý Hoa Kỳ để làm hành trang hướng dẫn mọi người hội nhập. Nơi ông ở là 1 tiểu bang quê mùa nhỏ bé. Ông lại sống ở 1 nơi xa xôi hẻo lánh nhất của Missouri. Quê hương mới của các tín hữu không phải là sông Cửu Long hay con sông Hồng phù sa đất đỏ. Ðây là miền đất của 2 con sông dài nhất Hoa kỳ gặp nhau tại đô thị St. Louis. Ðó là sông Missouri và Mississippi.

Khi ông về hưu tại Joplin thì họ đạo sắc tộc với đa số người Việt cũng dần dần tản mát bốn phương trời. Thị trấn Joplin nằm ở miền tây nam của Missouri, cạnh biên giới của các tiểu bang Kansas, Arkansas và Oklahoma. Cả thị xã chỉ có trên 30 ngàn dân. Một số ít trên 90 tuổi, trong đó có 2 vợ chồng ông mục sư Việt Nam. Bây giờ bà đã đi rồi, chỉ còn lại 1 mình ông. Buổi sáng ông đi cắt cỏ, buổi chiều ông ngồi thẳng lưng nghe tin tức CNN. Bao năm nay không hề có khách đến thăm viếng, không có ngày Tết, không có ngày quốc hận, không có ngày quân lực. Một ngày như mọi ngày và mọi ngày như 1 ngày.

Ðóng vai phóng viên, chúng tôi tâm tình với ông thầy mà ngày xưa sinh viên rất sợ. Bây giờ ông ngồi đó, bình thản như cậu bé con. Hỏi rằng đời thầy có điều chi ân hận. Thầy nói rằng không có chi. Hỏi thầy có bao nhiêu mối tình. Thầy chớp mau đôi mắt già nua mà nói rằng, chỉ có 1.

Cuộc đời binh nghiệp của thầy hết sức éo le và phải chịu đựng biết bao oan nghiệt bất công nhưng không 1 lời phàn nàn. Ðám học trò chúng tôi, ai là người biết chuyện cũng phải đồng ý rằng thầy xứng đáng làm tướng tư lệnh quân đoàn, và thậm chí làm tổng tham mưu trưởng. Nhưng số mạng đã bắt thầy có lúc phải chờ ra tòa án quân sự, nhưng rồi vụ án bất thành vì không đủ yếu tố buộc tội.

Ngày nay thầy không còn các con, nhưng có cháu ngoại ở nam Cali. Tuy nhiên khu Bolsa của Little Sài Gòn không phải là xứ Tân Uyên của thầy Nguyễn thọ Lập. Sau bao nhiêu năm ba chìm bảy nổi, người thanh niên của miền Ðồng nai, xứ bưởi Biên Hòa quyết chọn miền đất quê mùa Joplin làm nơi an nghỉ cuối cùng. Mắt vẫn còn tinh tường, chính phủ còn cho phép lái xe. Tai vẫn còn nghe tiếng chim hót trong vườn. Buổi sáng ăn Oatmeal, đọc tin tức trên báo địa phương, buổi chiều lái xe Hoa kỳ đi chợ Mỹ. Mỗi tháng lãnh tiền hưu của hội Thánh nghèo được hơn 700. Thầy nói là phải sống tần tiện vì còn phải gửi chi phiếu cho các tổ chức từ thiện và hội Hồng thập tự Hoa Kỳ.
Ðến ngày chia tay tại San Jose, nhà tôi mua cho thầy một đĩa bánh Khọt, đặc sản của xứ Nam Kỳ. Ai mà biết được bánh trên đường Story San Jose khác biệt ra sao với hương vị bánh chợ Thủ ngày xưa. Chúng tôi hẹn nhau ngày tái ngộ năm 2010. Thách thức ông Thầy lái xe từ Missouri về Cali. Thầy Lập cam kết sẽ về tu bổ chiếc xe Chevrolet để trở lại thăm học trò vào dịp kỷ niệm 35 năm bỏ nước ra đi.

Tuy nhiên, trước giờ chia tay, thầy Lập ôm lấy chúng tôi với nước mắt tràn đầy. 55 năm mới có một lần gặp lại. Học trò cũng đã là niên trưởng, thầy là đại niên trưởng. Tuy cùng là di dân tại Hoa kỳ, nhưng đất nước bao la, hy vọng gặp lại rất mong manh. Khó lòng gặp lại ông thầy, một người Mỹ gốc Việt thứ thiệt. Ông tư duy như một người quân tử Á châu, tác phong chính trực như một nhà giáo dục Tây phương. Ông là nhà truyền giáo được đồng hóa từ cuộc đời, học thánh kinh nhưng giải thích theo lý trí của kinh nghiệp sống. Sau cùng thầy Lập vẫn muôn đời mang phẩm chất cao quí của một nông dân hết sức chân thật. Sinh ra từ Tân Uyên, bên cạnh sông nước Ðồng Nai, Thầy sẽ sống những ngày cuối cùng tại Joplin, bên cạnh các phụ lưu của con sông Missouri. Trong niềm tin ở thượng đế, thầy cho rằng nơi nào ta sống và phụng sự, nơi đó chính là quê hương. Cuộc sống cũa thầy là một thí dụ mạnh mẽ của con đường hội nhập vào giòng chính của Hoa Kỳ để hy sinh cho tha nhân.

Thầy Lập của tôi xứng đáng là một người Mỹ gốc Việt. Con người tử tế như ông, phải trải qua hơn ba mươi kỳ lễ độc lập ta mới gặp được một lần. 92 tuổi mà còn khỏe mạnh tinh tường như vậy, ai bảo là trời không có mắt ?

Giao Chỉ San Jose

ms
NTL2
NTL 3
cards
Niên trưởng Nguyễn Thọ Lập viết giòng kỷ niệm cho cựu SVSQ trường Võ Bị Đà Lạt

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt