Bản chất cộng sản: dối trá và bạo lực…

Còn nhớ tháng 11 năm 2014, Tổng Thống Hoa Kỳ, Barack Obama đến Bắc Kinh tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC, khi trở về Obama ca ngợi Đặng Tiểu Bình hợp tác với thế giới, bỏ tiền để chống lại tình trạng trái đất đang bị hâm nóng vì ô nhiễm môi trường. Về Mỹ, khi trả lời báo chí, TT Obama vẫn ca ngợi sự hợp tác của Tập Cận Bình, lời khen còn nóng hổi chưa ráo mực trên các mặt báo, Tàu Cộng đã giở trò dối trá, hôm nay trên đà RFI có đăng tin: “chính phủ Trung Quốc chặn một phim tài liệu về ô nhiễm – (1)” . Vì sợ thế giới chê cười một nước phát triển bừa bãi ô nhiễm môi trường không ngăn chận mà càng ngày càng lan tràn, vậy lời hứa của họ Tập vừa rồi ở hội nghị APEC để ở đâu?!
Thứ hai: Xử dụng bạo lực, hôm nay ngày 8/3 ngày Quốc Tế Phụ Nữ, đáng lý ra phải tôn trọng nữ quyền thì nhà cầm quyền Bắc Kinh đàn áp “nữ quyền” bằng cách “Ngày quốc tế phụ nữ: Trung Quốc bắt giữ 4 nhà hoạt động nữ quyền-(2)”
Dối trá và bạo lực là hai bản chất ăn sâu vào cốt tủy của các cầm quyền cộng sản (dù cộng sản ở góc trời nào). Khi chế độ cộng sản còn thì chúng sẽ xử dụng hai món nhà nghề dối trá và bạo lực.

(1)

Một nhà máy nhiệt điện tại Thượng Hải thải khí làm ô nhiễm môi trường (Ảnh chụp ngày 23/2/2015).

Một phim tài liệu về nạn ô nhiễm môi trường tại Trung Cộng đã đột nhiên bị rút khỏi các website video Trung Cộng vào hôm nay 07/03/2015. Đây được cho là một hành vi kiểm duyệt đối với cuốn phim vốn đã rất thành công ngay sau khi ra mắt vào thứ Bảy 28/02 với hơn 155 triệu lượt người vào xem chỉ vỏn vẹn một ngày sau khi được công bố. 

Theo hãng tin Pháp AFP, phim tựa đề “Dưới mái vòm”, do bà Sài Tĩnh (Chai Jing), nguyên là một nhà báo đài truyền hình Trung Cộng, thực hiện với tính cách cá nhân, đã biến mất khỏi các website video chính yếu của Trung Cộng như Youku, iQiyi, chỉ còn lại trên YouTube, có điều website này bị ngăn chặn ở Trung Cộng.

Bộ phim dài 103 phút, nêu chi tiết về các nguyên nhân và hậu quả của lớp sương khói dầy đặc bao phủ triền miên các thành phố lớn Trung Cộng, và cũng nêu bật thái độ bất cẩn của nhà cầm quyền trên vấn đề này.

Cuộn phim không những đã được 155 triệu người xem ngay trong 24 tiếng đồng hồ khi vừa ra mắt thứ Bảy qua, mà trong suốt tuần sau đó đã được bình luận sôi nổi trên các mạng xã hội và cả trên phương tiện truyền thông chính thức. Bộ trưởng Môi trường Trung Cộng, Trần Cát Ninh (Chen Jining) còn lên tiếng khen ngợi và bày tỏ hy vọng thành công của cuốn phim sẽ “khuyến khích dân chúng nỗ lực cải thiện chất lượng không khí”.

Quyết định thu hồi phim tài liệu trên đã gây phẫn nộ không ít, với những lời đả kích rộ lên trên các trang mạng xã hội Trung Cộng : Một cư dân Internet đã nêu câu hỏi : “Đến khi nào đất nước này mới dám đối mặt với thực tế, với những lời chỉ trích của chính người dân của mình ?”

Theo các nhà phân tích, quyết định cấm bộ phim là thêm một bằng chứng cho thấy đảng Cộng sản cầm quyền vẫn muốn tránh các cuộc tranh luận công khai về vấn đề này, cho dù vào lúc Quốc hội Trung Cộng đang họp ở Bắc Kinh, bầu trời của thành phố vẫn ảm đạm vì ô nhiễm không khí, trong khi môi trường không khí vẫn tồi tệ theo đo lường của Đại sứ quán Mỹ.

Nạn ô nhiễm không khí các thành phố Trung Cộng, bắt nguồn từ các trung tâm nhiệt điện sử dụng than, các nhà máy, đủ loại xe cộ, là một vấn đề gây nhức nhối trong dân chúng, và nhà cầm quyền đã phải lên tiếng “tuyên chiến với ô nhiễm”, hứa giảm năng lượng hóa thạch.

(2) 

Nhà hoạt động nữ quyền Trung Quốc Lý Đình Đình

Nhà cầm quyền Trung Cộng đã bắt giữ các nhà hoạt động nữ quyền trước ngày Quốc Tế Phụ Nữ 08/03/2015. Theo AFP, có ít nhất là bốn nhà hoạt động nữ quyền bị tạm giam để ngăn không cho họ tổ chức tập hợp vào ngày hôm nay. Bắc Kinh đề phòng mọi hình thức hoạt động mà nhà cầm quyền cho là ‘‘gây rối’’, có nguy cơ biến thành biểu tình tự phát. Thông tín viên RFI Delphine Sureau tường trình từ Thượng Hải:

Nhà hoạt động nữ quyền Lý Đình Đình đã bị bắt tối thứ Sáu 06/03/2015 tại nhà riêng của cô ở Bắc Kinh. Luật sư của cô Lý Đình Đình hôm nay đã cho biết như trên. Nhà hoạt động nữ quyền trẻ tuổi này khá nổi danh ở Trung Cộng vì từng có những hành động ngoạn mục để đánh động dư luận về các vấn đề xã hội.

Chẳng hạn như cô Lý Đình Đình cùng với một số phụ nữ khác từng chiếm đóng các nhà vệ sinh dành cho cả 2 giới nam và nữ, để yêu cầu xây thêm nhà vệ sinh dành riêng cho phụ nữ. Lý Đình Đình cũng từng cạo trọc đầu để phản đối tình trạng phân biệt đối xử tại các trường đại học, nhận nhiều nam sinh viên nam hơn là nữ sinh viên. Để phản đối nạn bạo hành trong gia đình, người chồng đánh đập hành hạ vợ con, Lý Đình Đình và các nhà hoạt động nữ quyền mặc các bộ áo cưới hoen vết máu đỏ.

Song song với việc bắt giữ cô Lý Đình Đình, nhà cầm quyền Trung Cộng cũng tạm giam cô Trịnh Châu Thường. Hai nhà hoạt động nữ quyền này dự trù một phong trào đánh động dư luận, tiến hành cùng lúc tại Bắc Kinh và Quảng Đông để phản đối nạn sách nhiễu tình dục trên các phương tiện giao thông công cộng. Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, nhà cầm quyền Trung Cộng muốn đề cao hình ảnh của một xã hội bình quyền nam nữ, nhưng các nhà hoạt động nữ quyền khẳng định điều ngược lại.

Theo họ, tỷ lệ phụ nữ đi làm ở thành thị đang giảm đi, từ 77% xuống còn 61% trong vòng 20 năm qua. Trung Cộng cũng ít tạo điều kiện thuận lợi đẻ giúp phụ nữ mua nhà. Trên phương diện chính trị, bình quyền nam nữ vẫn còn là chuyện xa vời: trên 200 thành viên ban chấp hành trung ương Đảng, chỉ có chưa tới 5% là phụ nữ.

Theo tin RFI

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt