Căng Thẳng Tại Biển Đông-Hoa Kỳ Điều Động Phi Cơ Tàng Hình…

Một nguồn tin gửi ra từ Dr. US Dept of Defense-MEDCOM Dr. Khai Q. Phi, Medical Director Associate Chief, Ancillary Services (Pathology, Radiology, Pharmacy) 2240 Winrow Ave. ATTN: MCXJ-AS Fort Huachuca, AZ 85613 email: Khai.Quang.Phi@US.Army.Mil Unclassified (không bí mật)

Căng thẳng tại biển Đông, Hoa Kỳ điều động

phi cơ tàng hình đến Nhật và Guam

HICKAM AIR FORCE BASE, Hawaii 12-5 (NV)- Hoa Kỳ điều động hai phi đội máy bay tàng hình (stealth fighters) thuộc loại tối tân nhất thế giới đến khu vực Thái Bình Dương vào lúc đang có những căng thẳng ở biển Đông.

Theo nguồn tin quân sự Hoa Kỳ, Bộ Tư Lệnh Không Quân dự trù điều động hai phi đội F-22A Raptors đến khu vực nói trên kể từ Tháng Năm và dự trù lưu lại đây khoảng bốn tháng như một sự biểu dương lực lượng.

Nguồn tin nói rằng 12 chiếc F-22A Raptors được điều động tới căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản lấy từ phi đoàn tác chiến 94 ở căn cứ không quân Langley, tiểu bang Virginia. Còn 12 chiếc khác được điều động đến căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam từ phi đoàn 525 đóng ở căn cứ không quân Elmendorf, tiểu bang Alaska.

Hơn 500 sĩ quan và quân nhân mọi ngành liên quan tới nhiệm vụ của hai phi đội này đã được điều động theo.

F22A
Chiến đấu cơ tàng hình F22A Rapor được điều động đến Nhật và Guam

Hồi giữa Tháng Ba, một phi đội F-22A Raptors cũng đã từng được điều động tới đảo Guam trong một thời gian ngắn khi xảy ra biến cố tàu khảo cứu đại dương của Hoa Kỳ bị một số tàu Trung quốc khiêu khích phía nam đảo Hải Nam trên hải phận quốc tế.

Nay trước tình hình càng ngày càng có dấu hiệu khiêu khích và đe doạ nghiêm trọng hơn từ phía Trung quốc, việc điều động thêm lực lượng không quân tối tân nhất bên cạnh việc điều chuyển thêm 7 tàu ngầm nguyên tử tới khu vực Thái Bình Dương, cho thấy Hoa Kỳ quan tâm hơn tới tình hình an ninh trong vùng.

F-22A Raptors là loại chiến đấu cơ tối tân nhất của Hoa Kỳ với sự phối hợp của các phát minh mới nhất về điện tử và kỹ thuật vượt qua màn radar không bị phát hiện để tấn công chính xác các mục tiêu.

Với hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, các chiến đấu cơ này có thể thi hành nhiệm vụ ở bất cứ đâu, lúc nào và vào thời tiết nào.

Việc đưa F-22A Raptor đến Nhật và Guam, lời nhắn chính xác ở đây chỉ có thể nhắm đến người Trung quốc.

Trước đây, Do Thái và Úc đã đề nghị mua loại chiến đấu cơ tàng hình này nhưng đã bị từ chối.

Chiến đấu cơ tàng hình mới nhất của Hoa Kỳ F-22A Raptor được điều động tới Nhật và Guam.

Ngăn chặn Trung Quốc, Mỹ chuyển 2/3 số tầu ngầm đến khu vực Thái Bình Dương

HAWAII 12-5 (NV) – Dồn dập một số biến cố trên biển Đông từ đầu năm đến nay, sự tranh chấp chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và sự gia tăng quân sự nhanh chóng của Trung quốc đã thúc đẩy Hoa Kỳ chuyển một loạt tàu ngầm tấn công tối tân nhất từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương.

Tầu ngầm nguyên tử USS Jacksonville đến Pearl Harbor ngày 3/5/2009. (Hình Hawaii Adv).

JV 

Tàu ngầm Nguyên Tử USS-Jacksonville đến Pearl Harbor ngày 3 tháng 5, 2009

Ngày 3/5/2009 tàu ngầm nguyên tử USS Jacksonville cặp bến quân cảng Pearl Harbor và tới mùa thu này một số tàu ngầm nguyên tử tối tân hơn, thuộc thế hệ Virginia-Class như USS Hawaii và USS Texas cũng sẽ tới đó.

Thế hệ tàu ngầm nguyên tử Virginia- Class gồm tàu ngầm mang tên USS Hawaii thuyên chuyển từ hạm đội Đại Tây Dương sang hạm đội Thái Bình Dương từ mùa thu 2009. (Hình quân sự hải quân HK).

Thời chiến tranh lạnh, tỉ lệ tàu ngầm Hoa Kỳ hoạt động ở Đại Tây Dương chiếm 60% và Thái Bình Dương chiếm 40%. Nay tỉ lệ này đảo ngược lại.

Tin tức quân sự cho hay cho đến cuối năm nay 31 tàu ngầm loại tấn công nhanh (fast attack subs) sẽ hoạt động tại Thái Bình Dương và chỉ còn 22 chiếc hoạt động ở Đại Tây Dương. Trong số này, 18 chiếc đóng tại Pearl Harbor, 3 chiếc tại đảo Guam, 6 chiếc ở California, cho thấy sự thay đổi cách đánh giá tình hình quân sự dài hạn của Hoa Kỳ đối với sự gia tăng sự đe doạ của Trung quốc mỗi ngày một lộ rõ hơn với khu vực Thái Bình Dương nói chung và khu vực biển Đông nói riêng.

Trung quốc đã cản trở các tàu khảo cứu đại dương của Hoa Kỳ hoạt động ở phía nam đảo Hải Nam và Hoàng Hải mấy tháng qua. Họ cũng xây dựng một hải cảng tối tân cho tàu ngầm ngay tại đảo Hải Nam, đe doạ trực tiếp đến Việt Nam và toàn thể hải trình biển đông từ Ấn Độ Dương lên mặt Bắc Thái Bình Dương.

Theo các nhà phân tích quân sự, đây là lý do chính thúc giục nhà cầm quyền Hà Nội mua 6 tàu ngầm chạy dầu thế hệ Kilo-Class của Nga với giá khoảng $1.8 tỉ USD, trong khi nước Úc cũng trang bị thêm 12 tàu ngầm tối tân.

Hiện Trung quốc đang có 8 tàu ngầm thế hệ kilo-class.

Giới phân tích quân sự nhận định chung là hành động của Việt Nam, Úc và Hoa Kỳ chỉ là phản ứng tự nhiên trước thái độ hung hăng và bành trướng của Bắc Kinh.

Ngày 6 và 7/5/2009 nhà cầm quyền CSVN nộp hồ sơ đăng ký thềm lục địa mở rộng tại Uỷ Ban Thềm Lục Địa LHQ (UNCLOS) căn cứ theo công ước quốc tế về luật biển. Một hồ sơ đăng ký chung với Mã Lai về biển Đông phía nam mà hai nước có thềm lục địa mở rộng trùng lặp và cùng nhìn nhận có tranh chấp. Một hồ sơ đăng ký thềm lục địa mở rộng mặt biển Đông phía bắc liên quan đến Trung quốc. Tuy nhiên, hồ sơ đăng ký này lại nói không có tranh chấp khiến người ta sợ rằng Bộ Chính Trị CSVN đi đêm với Bắc Kinh để còn chỗ dựa mà bám víu lấy quyền lực thì quốc gia dân tộc sẽ hoặc bị thiệt thòi hoặc bị bán đứng.

Các định chế LHQ không tài phán nếu không có sự tranh chấp được các bên thừa nhận. Đây cũng là lý do tại sao người ta thấy Bắc Kinh chỉ phản đối hồ sơ đăng ký chung giữa Việt Nam và Mã Lai về thềm lục địa mở rộng phiá nam của Việt Nam mà không nói gì đối với hồ sơ đăng ký riêng đối với thềm lục địa mở rộng phía Bắc.

“Tôi nghĩ rằng Thái Bình Dương vô cùng quan trọng để chúng ta có nhiều tàu ngầm hiện diện”. Hạm trưởng tàu ngầm USS Jacksonville, Tyler Meador, nói với báo chí ở Hawaii.

 

VC
Tàu ngầm Nguyên Tử Virginia-Class chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Nình Dương

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt