Tham vọng của Putin lao dốc theo giá dầu

Giá dầu đã chạm đáy khi tụt xuống mức thấp nhất trong gần 5 năm rưỡi qua. Kinh tế Nga liệu có trụ nổi khi đồng rúp tiếp tục mất giá và lượng tiền dự trữ đang cạn dần?

Đồng rúp tiếp tục lao dốc theo giá dầu – Ảnh: Reuters

Theo thông tin đến ngày 6/1/2015, giá dầu đã lần đầu tiên tụt xuống dưới ngưỡng 50USD/thùng kể từ năm 2009. Theo tỉ lệ thuận, đồng rúp sau khoảng thời gian ngắn có dấu hiệu bình ổn, đã giảm thêm 4,5% so với USD và 3,9% so với euro, tức 1 USD đổi 63,55 rúp, 1 euro đổi 75,52 rúp, số liệu của The Moscow Times.
Cạn tiền?
Tờ Telegraph (Anh) hôm 6/1/2015 cho rằng Nga đang đứng trước cảnh bị vắt sạch khoản dự trữ ngoại tệ, đồng nghĩa cái Tổng thống Nga Vladimir Putin tự tin nhất về “2 năm phục hồi” đang bị giáng một đòn nặng nề.
Việc đồng rúp tụt gần một nửa giá trị chỉ trong vòng vài tháng thực sự là bài toán đau đầu cho nước Nga. Thống kê từ Telegraph cho thấy dự trữ ngoại tệ của điện Kremlin đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008 – trùng với đợt khủng hoảng kinh tế dẫn tới sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers.
Dữ liệu ngân hàng trung ương cho thấy đã có 26 tỉ USD đã “không cánh mà bay” chỉ trong vòng 2 tuần tính tới 26/12/2014, thời điểm Nga chi dự trữ “cứu” đồng rúp. Những đợt ứng phó tương tự đã khiến tổng dự trữ giảm từ 511 tỉ USD xuống còn 388 tỉ USD chỉ trong một năm.

Ông Putin từng tự tin về dự trữ của Nga – Ảnh: Reuters

Điều quan trọng là cuộc lao dốc của giá dầu kèm theo tiền dự trữ của Nga chưa có dấu hiệu dừng lại. “Nếu giá dầu giảm xuống 45 USD hay thấp hơn, Nga sẽ phải đối mặt với một vấn đề lớn”, ông Mikhail Liluashvili của Oxford Economics cho biết. “Ngân hàng trung ương sẽ cố gắng để xoa dịu biến động nhưng họ sẽ phải để cho đồng rúp giảm và điều này có thể đẩy lạm phát lên đến 20%”.
Theo tính toán của Viện Tài chính quốc tế (IIF), cứ mỗi 10 USD sụt giảm từ giá dầu thô sẽ kéo theo 2% GDP xuất khẩu của Nga hao hụt.
Ông Putin đã có biện pháp mới là kêu gọi các công ty Nga đổ ngoại hối về, nhưng điều quan trọng là chính họ cũng phải thanh toán các khoản nợ riêng. IFF nói rằng tổng nợ nước ngoài của các công ty Nga đã lên đến hơn 600 tỉ USD. Và như thế, khi lượng dự trữ ngoại tệ tụt thấp hơn 330 tỉ USD, đó là “tình cảnh nguy hiểm”.

Liên Minh Kinh Tê1 Á-Âu (EEU) sụp đổ, Nga nhân nhượng?

Là nước đứng đầu Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEU), nhưng tình cảnh của Nga đang khiến tham vọng của họ bị chính các thành viên nghi ngờ.

Trong bài viết ngày 5/1/2015, The Diplomat nhận định rằng EEU – vốn mang sứ mệnh làm đối trọng với Liên minh châu Âu (EU) và là cứu cánh của Nga, đang có nguy cơ phải rã đám trước khi nó hùng mạnh như tuyên bố của điện Kremlin.
Telegraph dẫn lời Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko khẳng định thương mại phải thực hiện bằng USD, trong khi Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev nói rằng sự sụp đổ của Nga sẽ kéo theo nguy cơ tan vỡ liên minh mới EEU.

Tham vọng của ông Putin từ EEU cũng tắt theo? – Ảnh: Reuters

The Diplomat lại lập luận rằng EEU bản thân nó đã tồn tại quá nhiều vấn đề, như mâu thuẫn về thuế quan giữa Nga và Belarus, vấn đề trạm kiểm soát hải quan giữa Armenia và Kazakhstan. Theo nhận định của Nate Schenkkan, EEU trên thực tế đã sụp đổ, và nó phản ánh “khả năng kiểm soát của Nga”.

Tổng thống Armenia đã không chia sẻ điều gì về EEU trong dịp năm mới. Và lần đầu tiên, Belarus không chúc mừng ông Putin trên sóng phát thanh đầu năm. Nó phản ánh thái độ lãnh đạm của các thành viên EEU, và tất nhiên phản ánh niềm tin vào một nước Nga khốn khó ở tư thế cầm đầu.

Trong các bài viết hồi tháng 11 và 12/2014, các chuyên gia kinh tế dự đoán Nga sẽ phải cầu viện Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Và đến ngày 6/1/2015, thời điểm giá dầu tụt kỷ lục, Fox News đã giật tít rằng IMF đã đến trước cửa Kremlin.

Trung Quốc và EEU được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm kinh tế mới của thế giới. Nó cũng là “lối thoát” của Nga khỏi các lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU. Nhưng đến lúc này, mọi thứ đã “trật đường ray”…

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt