Việt Nam: Già trước khi giàu !!!

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa đưa ra dự báo, Việt Nam sẽ mất hơn 40 năm nữa để vượt qua mốc thu nhập trung bình. 40 năm nữa nghĩa là chúng ta, những người đang đọc bài viết này đều đã già, rất già. Thậm chí, có những người có thể đã ở thế giới bên kia. Nhưng điều nguy hiểm là không chỉ từng cá nhân, mà ngay cả đất nước này khi ấy cũng đã già nua.

Bởi theo tính toán của Tổng cục Thống kê nhà nước Việt Nam cũng như Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) thì Việt Nam sẽ chuyển từ cơ cấu dân số vàng (hiện nay) sang dân số già với tốc độ chóng mặt, chỉ trong 15-20 năm, tức đến năm 2037 là Việt Nam bị dự báo chính thức cán mốc dân số già (tức là có tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 20% tổng dân số, hoặc tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số). Gọi là “chóng mặt” vì quá trình chuyển từ già hóa sang già ở Pháp kéo dài tới 115 năm, Thụy Điển là 85 năm, Australia là 73 năm…

Thực tế, già hóa dân số là vấn đề chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó còn được coi là khuynh hướng của thế kỷ 21. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ: dân số già hiện hầu hết chỉ xuất hiện ở các quốc gia phát triển, có thu nhập bình quân đầu người cao như Nhật Bản, các nước Tây, Bắc Âu… Còn Việt Nam chỉ là nước thu nhập thấp, và ngay cả ở thời điểm già (năm 2037) thì gần như chắc chắn chúng ta vẫn thuộc nhóm thu nhập lẹt đẹt dưới trung bình.

Cũng giống như một đời người, thời điểm dân số già là lúc quốc gia sẽ phải chi phí tiền bạc đã tích lũy được trong suốt “thời trẻ khỏe” để phục vụ cho giai đoạn không còn hoặc suy giảm khả năng sản xuất. Chẳng hạn, năm 2009 cứ hơn bảy người đi làm phải “nuôi” một người già. Nhưng đến năm 2049, cứ hai người đi làm đã phải gánh một người già (chưa kể còn trẻ em). Khi ấy, nếu chúng ta chưa tạo dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, một nền tài chánh dự trữ cho an sinh xã hội, cùng nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển để giảm sức lao động mà vẫn có sản xuất cao thì gánh nặng an sinh xã hội cũng như nguy cơ suy thoái là rất lớn.

Hành động vì tương lai ngay từ lúc này, theo tôi, là điều cần thiết với cả xã hội. Với những người có thẩm quyền, cần cân nhắc và trân trọng từng đồng tiền ngân sách. Nợ công được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn. Nhưng cần tính toán trước rằng, 10-20 năm nữa, khoản nợ ấy sẽ dồn lên vai một cộng đồng dân số già nua, chưa chắc nuôi nổi bản thân, huống chi là phải trả nợ. Từng giọt dầu, từng mẩu tài nguyên v.v.. cũng cần phải được tiết kiệm. Bởi đó chính là “của để dành” khi đất nước về già, năng suất lao động đã sụt giảm.

Trong hoàn cảnh đó, tôi nhận thấy, với một bộ phận thế hệ trẻ, nỗi sợ thời gian dường như vẫn còn rất mơ hồ. Họ vẫn dành thì giờ buôn chuyện, ganh ghét, tỵ hiềm, đai bộ phận giới trẻ có học vấn hay không học vấn lao đầu vào hưởng thụ những trò giải trí vô bổ thay vì cố gắng từng phút, từng giờ để học hỏi, làm việc, sáng tác… Quê hương VN đang chịu cảnh suy thoái cả về kinh tế lẫn đao đức . Tôi e, nếu tiếp tục lãng phí tuổi xuân, chúng ta, đất nước chúng ta sẽ già trước khi kịp giàu.

Nguyễn Quang Trung

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt