Trước áp lực quốc tế Trung Cộng bắt đầu xuống nước

Thái độ của Trung Cộng “ngậm nước qua sông” như thế nào sua khi khối ASEAN và Mỹ có phản ứng qua bài bình luận của bình luận gia Lý Đại Nguyên…

TRƯỚC ÁP LỰC TOÀN DIỆN QUỐC TẾ

TRUNGCỘNG BẮT ĐẦU XUỐNG NƯỚC

Hội nghị thượng đỉnh Diễn Đàn ASEM ngày 04 và 05/10/2010 tại Bruxelles và cuộc họp thượng đỉnh Liện Hiệp Âu Châu với Trung cộng ngày 06/10/10 đều không giúp đạt được đồng thuận về 2 vấn đề tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ và vấn đề Nhân Quyền. Ôn Gia Bảo thủ tướng Trung Cộng kiên quyết bác bỏ mọi áp lực buộc Bắc Kinh  gia tăng giá đồng Nhân Dân Tệ. Các nhà lãnh đạo Âu Châu cũng đã kêu gọi Bắc Kinh phải có những tiến bộ về Nhân Quyền, đặc biệt là phê chuẩn Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Trung cộng không đáp ứng, nên cuộc họp báo chung Liên Hiệp Châu Âu và Trung quốc đã bị huỷ bỏ. Nhưng một đòn Nhân Quyền quá nặng từ Bắc Âu đã giáng ngay xuống đầu Trungcộng, vào hôm 08/10/10, Ủy ban  Nobel tại Oslo đã ra thông báo quyết định trao giải Nobel Hoà Bình 2010 cho nhà ly khai Trung quốc Lưu Hiểu Ba. vì “cuộc tranh đấu lâu bền và bất bạo động của ông cho các quyền con người ở Trunghoa”. Theo Ủy ban: “Lâu nay vẫn tin tưởng rằng có một sự liên hệ mật thiết giữa Nhân Quyền và Hoà Bình”. “Qua hình phạt nghiêm khắc ông phải chịu đựng, ông Lưu đã trở thành ‘biểu tượng sáng chói nhất của cuộc đấu tranh nhiều mặt cho nhân quyền tại Trung quốc”. Ông là người phát ngôn mạnh mẽ về nhân quyền trong suốt 20 năm qua, từng tham gia biểu tình tại Thiên An Môn 1989, là tác giả của Hiến Chương 08, đang bị ngồi tù 11 năm tại Trung Cộng, về cái tội gọi là ‘âm mưu lật đổ chính quyền’. Theo bà Lưu Hà vợ của  Gs Lưu Hiểu Ba, thì ông sẽ tặng tiền thưởng của giải này cho gia đình các nạn nhân ở Thiên An Môn.

 

Sau khi Ủy Ban Nobel Hòa Bình trao giải thưởng cho giáo sư Lưu Hiểu Ba, tổng thống Mỹ, Barack Obama; ngoại trưởng Hilary Clinton; lãnh đạo ngoại giao Âu Châu, Catherine Ashton; thủ tướng Úc, Julia Gillard; Đức Đạt Lai Lạt Ma; chủ tịch nghị viện Âu Châu, Jerry Buzek; ngọai trưởng Pháp, Bernard Kouchner; tổng thư ký LHQ, Ban Ki-Moon; thủ tướng Nhật, Naoto Kan; chính phủ Canada, Đức đều lên tiếng đòi chinh phủ Bắc Kinh  trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho ông Lưu Hiểu Ba. Đặc biệt là tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu khen ngợi: “phần thưởng lich sử dành cho một nhà Dân Chủ Trung Hoa”. Tại Pháp, đảng Xã Hội, đảng Xanh, đảng Cộng Sản đều lên tiếng khen ngợi quyết định của Ủy Ban Nobel Hoà Bình. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới xem đây là: “Thông Điệp mang lại hy vọng cho tất cả các tù nhân chính trị trên khắp thế giới và cho nhân dân Trunghoa”. Trong khi đó đảng Cộng sản Trung quốc lên tiếng chỉ trích:  “Quyết định của Ủy Ban Nobel Hoàbình Na Uy là khinh mạn Trungquốc” và đe dọa trả đũa Na Uy.

 

Trungcộng thường lớn tiếng đe dọa thiên hạ, nhưng một mối đe dọa khủng khiếp nhất đối với Trungcộng nó lại nằm ngay trong trị giá đồng nhân dân tệ của họ. Vấn đề sinh tử của đảng cộng sản Trunghoa, nếu “giá trị đồng nhân dân tệ đột ngột tăng cao sẽ làm cho kinh tế Trungquốc đình đốn, nhiều doanh nghiệp bị đóng cửa, thất nghiệp gia tăng, xã hội mất ổn định, vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Trungquốc bị đe dọa”. Trên đây là nhận định của giới phân tích trong bối cảnh ‘chiến tranh tỷ giá’ giữa các nền kinh tế lớn. Chính Ôn Gia Bảo cũng thừa nhận như vậy khi ông ta công du Âu châu vừa qua. Tại Hoa kỳ, nhiều nghị sĩ cho rằng: “Trungquốc đang tiến hành cạnh tranh không lành mạnh khi họ kìm giữ đồng nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực của nó từ 20 đến 40% để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ”. Tháng 9 vừa qua, Hạ Viện Hoakỳ đã thông qua Dự Luật Tố Cáo Bắc Kinh  thao túng tỷ giá, nếu văn bản này được Thượng Viện Mỹ thông qua thì chính quyền Washington được phép áp dụng các biện pháp thuế quan đánh vào sản phẩm nhập khẩu từ Trung quốc. Tại cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ngày 08/10, phía Trung cộng buộc phải hạ giọng. Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Trung quốc, Châu Tiểu Xuyên tuyên bố: “Đồng Nhân Dân Tệ sẽ được điều chỉnh dần dần để tiến tới mức cân bằng”. Nhưng ông bác bỏ mọi ‘liệu pháp sốc’.

 

Sự xuống nước của Trung cộng được biểu thị rõ nhất là tại Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng – ADMM+ lần đầu tiên họp tại Hànội ngày 12/10/2010. Trungcộng không còn hống hách dương oai diễu vũ lớn tiếng uy hiếp các nước láng giềng như trước. Chịu thả vô điều kiện 9 ngư dân Việt nam bị bắt và cam kết: “Không đe dọa ai”. Bộ trường Quốc Phòng Trung cộng, thượng tướng Dương Quang Liệt khẳng định: “Ngày nay, hoà bình, phát triển và hợp tác là sự lựa chọn của các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương. Con đường phát triển hòa bình của Trungquốc là sự lựa chọn không thể chối cãi dựa trên xu thế thời đại, điều kiện quốc gia và văn hoá truyền thống của Trungquốc…là quyết định chiến lược cho dài hạn, không phải tính toán mang vụ lợi”. Theo đó, Trung cộng đổi bản chất quốc phòng từ “Bành Trướng’ sang “Phòng Thủ”.

 

Phải chăng đây là kết quả của chủ trương quyết liệt và dứt khoát của Hoa kỳ trở lại Á châu, đặt ích lợi quốc gia của Mỹ ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp Biển Đông  bằng hòa bình theo Luật Biển LHQ. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Robert Gates công bố trước hội nghị ADMM+ rằng: “Mỹ có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, trong phát triển kinh tế và thương mại không thể chối cãi và tôn trọng luật quốc tế”. “Mỹ luôn luôn thực hiện quyền của mình và ủng hộ quyền của các quốc gia khác trong việc di chuyển qua lại và tiến hành các hoạt động tại các vùng nước quốc tế”. “Mỹ mong muốn thấy các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông tiến hành các bước đi cần thiết để thảo luận về việc phát triển Bộ Quy Tắc Ứng Xử đầy đủ, trên cơ sở tuyên bố về các nguyên tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông năm 2002”.

Hội nghị ADMM+ gồm 10 ASEAN + Mỹ, Nga, Nhật, Ấn, Trung quốc, Nam hàn, New Zealand và Úc, kết thúc chiều 12/10/2010, bằng buổi lễ tuyên bố chung. Các bên đạt được sự đồng thuận về xác định các lãnh vực ưu tiên hợp tác ban đầu là những thách thức an ninh phi truyền thống, cụ thể là 5 lãnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, an ninh trên biển, chống khủng bố, quân y và hoạt động gìn giữ hòa bình. Các bên thống nhất sẽ tiến hành hội nghị lần thứ 2 tại Brunei vào năm 2013. Các bên đồng thuận thiết lập Hội Nghị Quan Chức Quốc Phòng Cấp Cao ASEAN mở rộng – ADSOM+ để thực hiện các thoả thuận và quyết định của ADMM+ cũng như giao cho ADSOM+ thiết lập các nhóm công tác chuyên gia về những vấn đề an ninh cùng quan tâm. Không ai bảo ai, tất cả đều hiểu là “Chiếc dù chiến lược phòng thủ” của Hoakỳ đã mở ra cho các nước ASEAN, Châu Á cùng đứng chung, đã có tác dụng tạm thời đẩy được Trung cộng từ “thế bành trướng” về “thế phòng thủ”. Nhưng âm mưu thâm độc của Trung cộng đối vớí Việt nam vẫn còn đó chớ vội mừng.

Little Saigong ngày 12/10/2010.

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt