Thành đối tác chiến lược của Mỹ nếu Việt Nam cải thiện nhân quyền

Nhân quyền va đối tác thương mãi giữa Cộng Sản Việt Nam và Mỹ bài bình luận của bình luận gia Lý Đại Nguyên.

THÀNH ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ
NẾU VIỆT NAM CẢI THIỆN NHÂN QUYỀN

Nhà ngoại giao thâm niên, nguyên trưởng nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo bộ Ngoại Giao, cựu đại sứ Việtcộng tại Hòalan, ông Đinh Hoàng Thắng, trả lời cuộc phỏng vấn trên mạng ViệtnamNet ngày 17/02/10 như sau:“Việtnam cần Hoakỳ đóng vai trò đối trọng trong việc đương đầu với các tham vọng lẫn thách thức truyền thống và phi truyền thống trong khu vực”. Ông thêm: “Đứng trên quan niệm địa chính trị, một trong những đối tác chiến lược hàng đầu của Việtnam hiện nay là Hoakỳ”. Ông Đinh Hoàng Thắng nhắc lại lời viên đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Việtnam ông Raymond Burghardt: “Hoakỳ và Việtnam cùng có chung nhiều lợi ích chiến lược, trong số đó có cả việc duy trì quân bình lực lượng ở Đông Nam Á”. Ông cũng không quên nhắc lời phát biểu của Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Mỹ, Jim Webb về việc Mỹ muốn có vai trò rõ ràng hơn trong cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải tại biển Đông, rằng: “Hoakỳ cần xác định rõ ràng, chi tiết và cụ thể việc bảo vệ chủ quyền của các quốc gia trong khu vực này”.

Tổng kết của bộ Ngoại Giao Việtcộng thì Việtnam hiện nay đã có quan hệ đối tác chiến lược với Trungquốc, Ấnđộ, Nga, Nhậtbản, Hànquốc và Tây Ban Nha. Câu hỏi của ký giả trong nước đặt ra với ông Đinh Hoàng Thắng là khi nào quan hệ chiến lược giữa Việtnam và Hoakỳ mới xẩy ra?  Ông Đinh Hoàng Thắng kỳ vọng vào năm 2010, thời điểm hai nước kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Theo ông: “Nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Hoakỳ nhân dịp 15 năm hai nước thiết lập bang giao lại đúng vào thời điểm Đảng ta đang chuẩn bị đại hội 11 sẽ là tín hiệu quan trọng cho thấy tầm nhìn toàn cầu của lãnh đạo hai nước”… “Cục diện thế giới và khu vực có nhiều yếu tố bấp bênh”… “Sự trỗi dậy của Trungquốc và Ấnđộ sẽ gây ra một số thay đổi lớn, đến mức diện mạo của trật tự được kiến tạo và xây dựng từ sau thế chiến thứ hai sẽ không còn tồn tại nữa”… “Việtnam phải khẩn trương hoàn thiện khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước lớn, coi các quan hệ này là nền móng chắc chắn và bền vững trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập”… “Phải thiết lập cho được một hệ thống truyền tin trong suốt để cả khi sóng yên biển lặng, lẫn hữu sự, chúng ta có bạn bè đối tác, tạo thêm càng nhiều thế và lực cho chúng ta càng tốt”.

Thật là hiếm khi bắt gặp được một ý kiến có tầm nhìn chiến lược quốc tế thiết thực, đã công khai nói ra trên báo đảng, từ một cựu viên chức cao cấp có kinh nghiệm quốc tế trong ngành ngoại giao của Việtcộng như trên. Nhưng, khi bọn lãnh tụ Việtcộng còn ngụp lặn trong tham vọng quyền lực và tham nhũng bất chính, còn dùng bùa chú: “Chủ nghĩa Mác- Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh” chết tiệt để khống chế hèn hóa tư tưởng đảng viên, còn dùng chức vị lợi lộc để mua chuộc ràng buộc đảng viên, còn đặt đảng vào vị thế thống trị toàn dân, còn coi quyền lợi của đảng trên quyền lợi của quốc gia, còn coi sự tồn tại của cộng đảng quan trọng hơn sự tồn tại của dân tộc, do đó, nhóm lãnh đạo Mancộng Hànội đã ngoan ngoãn thi hành kế hoạch ‘tằm ăn dâu’ của bọn Bành Trướng Bắc Kinh nhằm xâm chiếm toàn diện Việtnam, thì ý kiến của ông Đinh Hoàng Thắng rồi ra cũng chỉ là “Tiếng nói trong sa mạc”, nếu không có những áp lực chính trị cực mạnh từ quốc tế tới quốc dân làm bùng nổ cuộc “Tự Diễn Biến” trong nội tại đảng Cộng Sản Việt Nam từ nay đến kỳ Đại Hội XI này.

Thực ra từ năm 1999, tổng thống Dân Chủ Hoakỳ, Bill Clinton đã đưa bàn tay ra cho tổng bí thư Việtcộng, Lê Khả Phiêu nắm lấy để kéo Việtnam đi lên phía trên Trungcộng, bằng cách cho Việtnam ký Thương Ước với Mỹ trước Trungcộng một năm. Nhưng Lê Khả Phiêu bị Trungcộng áp lực quyết liệt, chẳng những không dám ký Thương Ước với Mỹ, mà phải ký sau Trungcộng một năm, lại còn bị buộc phải ký dâng đất, hiến biển cho Trungcộng nữa mới là thua thiệt lớn cho Việtnam . Thế vẫn không yên, trước Đại Hội IX, Lê Khả Phiêu đã bị ba viên cố vấn Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt theo lệnh Trungcộng kết bè lật đổ. Nếu Lê Khả Phiêu với cánh quân đội giữ nổi quyền hành ở Đại Hội IX thì tình thế cộng đảng và Việtnam có lẽ đã đổi khác. Ở thời Lê Khả Phiêu, phong trào Dân Chủ trong giới cựu đảng viên tương đối lên khá mạnh. Nhưng rồi đến thời tổng bí thư bù nhìn Nông Đức Mạnh thì phong trào Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền Việtnam bị đàn áp khốc liệt. Thực quyền của Việtcộng lúc này nằm trong tay Tổng Cục 2, do Trung Ương Tình Báo Sở Hoa Nam của Trungcộng trực tiếp điều khiển. Cũng do chính sách chống khủng bố toàn cầu, và ‘vỗ béo’ Trungcộng của chính quyền Cộng Hoà Mỹ, Geoge W. Bush trong 8 năm qua, Việtcộng bị rơi hẳn vào thế ‘đi dây’ giữa Mỹ và Trungcộng. Nhưng phải nghiêng về phía Trungcộng nhiều hơn, nên không dám thẳng thắn trở thành ‘đối tác chiến lược với Hoakỳ’ mặc dù thường xuyên bị Trungcộng lấn chiếm. Nên rất dễ hiểu, những người còn lương tri, đều có chung một ý nghĩ như ông Đinh Hoàng Thắng, coi Mỹ là đối tác chiến lược hàng đầu của Việtnam trong lúc này.

Về phía Mỹ thì vẫn cứ lừng lững nhập nội Việtnam về mặt đầu tư, và mở rộng thị trường giao thương. Nhưng Việtnam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường và chưa ký hiệp ước thương mại song phương bình đẳng với Mỹ, nên hàng hóa Việtnam vẫn bị cột chung vào với Trungcộng, gọi đó là được nâng đỡ về thuế biểu, để rồi thường rơi vào trường hợp bị trừng phạt về cảnh hàng hóa bán phá giá. Về mặt quốc phòng, hạm đội Mỹ từng bước chừng mực hiện diện ở Việtnam và biển Đông, nhưng chưa thể võ trang cho quân đội Việtnam, vì đó vẫn là quân đội của đảng Việtcộng, đồng chí cật ruột với Trungcộng. Như vậy có khác gì ‘trao trứng cho ác’. Thế nên Hoakỳ phải đẩy mạnh đà Dân Chủ Hoá Việtnam, mới nhìn nhận Việtnam là đối tác chiến lược hàng đầu của họ.

Chính vì vậy, mà  Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoakỳ chuyên trách về Á châu, ông Kurt Campbell, trước khi đến Việtnam đã điều trần trước Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện ở Washington rằng: “Muốn kiến thiết quan hệ thân chặt với Mỹ, Việtnam cần cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình”… “chính quyền Việtnam hiện nay đang muốn một quan hệ chặt chẽ hơn với Hoakỳ vì lý do chiến lược”… “sẽ rất khó quan hệ như vậy, nếu Việtnam không có bước tiến rõ rệ để cải thiện tình hình trong nước”. Bản Phúc Trình hàng năm của bộ Ngoại Giao Mỹ, công bố ngày 11/03/2010. Việtnam vẫn còn nhiều vấn đề về Nhân Quyền. “Người dân không thể thay đổi chính phủ. Hoạt động đối lập bị cấm đoán…tiếp tục kiểm soát tự do báo chí, ngôn luận, đi lại, tụ họp và lập hội. Các giáo hội độc lập bị cấm đoán…như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật Giáo Hòa Hảo và một số Giáo Hội Thiên Chúa Giáo”. Nhiều dân biểu Mỹ đòi đưa Việtnam trở lại danh sách CPC. Phóng Viên Tự Do Không Biên Giới đưa Việtnam vào danh sách “Kẻ Thù Internet”. Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoakỳ đòi biểu quyết luật về Tự Do Tôn Giáo Việtnam. Có lẽ trước áp lực quá dữ dội của Mỹ về Nhân Quyền, nên Việtcộng đành phải tạm ngưng thi hành án trong 12 tháng cho Lm Nguyễn Văn Lý. Việtcộng biết rõ rằng, Lm Nguyễn Văn Lý và cô nữ Ls Lê Thị Công Nhân mà ra khỏi tù, thì sẽ có nhiều dịp gây khó chịu không nhỏ cho chúng, nhưng vì chính sách Mỹ của tổng thống Dân Chủ Obama đã đổi chiều, không làm sao khác được.

Little Saigon ngày 16/03/2010.

Lý Đại Nguyên

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt