Bầu Cử của giới quân phiệt độc tài Miến Điện …..

Miến Điện nằm cạnh Ấn Độ Dương, một quốc gia không theo chế độ Cộng Sản nhưng bị cai trị dưới chế độ độc tài quân phiệt ảnh hưởng theo tà phái chính trị Trung Cộng nên cách hành xử chẳng khác gì đám Cộng Sản còn sót lại. Hiện nay Trung Cộng đang khống chế Miến Điện để mở đường lấn ra Ấn Độ Dương…trong khi Tây Phương muốn Miến Điện thành quốc gia tự do dân chủ để thoát ra khỏi vòng kiềm toả của Trung Cộng. Cuộc bầu cử tới là một thách thức đối với nền chính trị Miến….Hiện nay bạo quyền Miến đang hành xử với đối lập ra sao?

Bà Aung San Suu Kyi có thể sẽ bị khai trừ ra khỏi đảng
theo luật bầu cử mới

USSK
Bà Aung San Suu Kyi nhà đối lập chính của bạo quyền Miến Điện

Hôm 10/03/2010, chính quyền quân sự công bố văn kiện thứ hai trong 5 văn bản luật về đăng ký ứng cử của các đảng phái, theo đó nhà đối lập Aung San Suu Kyi, đã bị loại ra khỏi cuộc bầu cử và hiện đang bị quản thúc tại gia, có thể sẽ bị khai trừ ra khỏi đảng của bà là Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ.

Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử quốc hội cuối năm nay, tập đoàn quân sự đã liên tục đưa ra các văn bản luật mới. Văn kiện mới công bố ngày hôm nay, 10/03 quy định là một người đang thụ án tù thì không được tham gia bất kỳ đảng phái chính trị nào.

Như vậy, luật mới buộc đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ sẽ phải lựa chọn, hoặc là khai trừ bà Aung San Suu Kyi ra khỏi đảng, hoặc là phải tự giải tán, bởi vì từ tháng 8 năm 2009, bà đang chịu án 18 tháng quản thúc tại gia.

Trả lời AFP, phát ngôn viên của LND ông Nyan Win nhận định rằng thái độ của chính quyền Miến Điện, qua luật mới này, rõ ràng là muốn buộc Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ phải khai trừ bà Aung San Suu Kyi ra khỏi đảng. Tuy nhiên ông cũng cho biết chưa thể đưa ra câu trả lời.

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Miến Điện do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã giành thắng lợi lớn trong cuộc tuyển cử năm 1990. Tập đoàn quân sự đã không công nhận kết qủa bầu cử. Từ đó đến nay chính quyền đã tìm mọi cách để loại bà Aung San Suu Kyi ra khỏi đời sống chính trị của đất nước như cầm tù bà trong suốt 14 năm.

Thực tế thì giải Nobel hoà bình này đã không thể tham gia ứng cử từ năm 2008, khi mà chính quyền thông qua Hiến pháp cấm người kết hôn với người nước ngoài ra ứng cử. Chồng bà San Suu Kyi là người Anh.

Luật bầu cử mới cũng cấm giới tôn giáo không được tham dự vào cuộc bầu cử, điều luật này nhằm chủ yếu vào các nhà sư từng lãnh đạo cuộc xuống đường năm 2007 và bị chính quyền đàn áp đẫm máu.

Ngày hôm nay, đang trong chuyến công du Đông Nam Á, trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell đã tuyên bố luật bầu cử của chính quyền Miến Điện nhằm loại nhà đối lập Aung San Suu Kyi ra khỏi cuộc bầu cử là điều “ đáng tiếc”. Đồng thời ông cũng nhắc lại kêu gọi trả tự do cho nhà đối lập. Hôm qua Washington cũng tuyên bố nghi ngờ khả năng cuộc tuyển cử tại Miến Điện sẽ diễn ra một cách đáng tin cậy.

Quốc tế chỉ trích luật bầu cử của Miến Điện

Hôm nay, đảng đối lập chính ở Miến Điện, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ loan báo là họ đã được phép mở cửa trở lại các văn phòng bị đóng cửa cách đây bảy năm. Nhưng đảng của bà Aung San Suu Kyi coi như sẽ bị loại khỏi cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm nay.

Khoảng 300 văn phòng của đảng này đã bị đóng cửa sau vụ chính quyền cho người tấn công vào đoàn xe của lãnh tụ đối lập Aung san Suu Kyi vào tháng 5/2003. Vụ tấn công này đã khiến hàng chục người chết và sau đó, bà Aung San Suu Kyi đã bị quản thúc tại gia cho tới nay vẫn chưa được thả ra.

Mặc dù được mở cửa trở lại các văn phòng, nhưng đảng của bà Aung San Suu Kyi coi như sẽ bị loại khỏi cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm nay. Ngày thứ hai vừa qua, chính quyền Miến Điện đã ban hành năm đạo luật về cuộc bầu cử này và từ đó cho đến nay đã công bố dần dần nội dung của những luật này.

Một luật được công bố hôm qua quy định rằng những người nào đang thọ án tù thì không thể là đảng viên của một chính đảng. Bà Aung San Suu Kyi thì đang thi hành án quản thúc tại gia 18 tháng. Cho nên luật này buộc Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ phải chọn lựa, một là tự giải thể, hai là khai trừ bà Aung San Suu Kyi.

Như vậy, vốn đã không được tham gia bầu cử, lãnh đạo đối lập Aung san Suu Kyi nay còn có nguy cơ bị loại ra khỏi ban lãnh đạo Liên đoàn quốc gia vì dân chủ. Ngoài ra, luật bầu cử yêu cầu các đảng nào đăng ký tranh cử đều phải cam kết sẽ duy trì bản Hiến pháp thông qua năm 2008, trong khi Liên đoàn quốc gia vì dân chủ thì vẫn chống lại bản hiến pháp này.

Những luật bầu cử nói trên đã bị các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích kịch liệt. Tổ chức Ân Xá quốc tế hôm qua ra thông báo nhắc lại rằng, ở Miến Điện hiện nay có ít nhất 2.200 tù chính trị, mà đa số bị giam cầm chỉ vì đã hành xử một cách ôn hòa các quyền của họ.

Bản thông cáo viết ” Thay vì ra các đạo luật tước bỏ thêm các quyền của họ, chính quyền Miến Điện nên trả tự do cho toàn bộ các tù chính trị, trong đó có bà Aung San Suu Kyi và bãi bỏ mọi hạn chế về hoạt động chính trị đối với họ”.

Về phần tổ chức Human Rights Watch thì lên án một đạo luật loại khỏi bầu cử 429 đảng viên đang bị cầm tù của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Tổ chức này khẳng định là các luật về bầu cử của Miến Điện chỉ nhằm tạo ra cái vỏ bề ngoài của một chính quyền dân sự với bên trong là cấu trúc quân sự.

Như vậy, theo Human Rights Watch, chính quyền quân sự ”chứng tỏ thái độ coi thường tiến trình dân chủ, coi thường nhân dân Miến Điện và công luận quốc tế, trong đó có cả Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN, những nước đã kêu gọi Miến Điện không nên “phân biệt đối xử trong tiến trình bầu cử”.

Trong khi đó, tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon hôm qua tỏ vẻ thất vọng về các luật bầu cử của Miến Điện và một lần nữa kêu gọi chính quyền quân sự cho phép lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi tham gia bầu cử. Còn đối với Hoa Kỳ, các đạo luật về bầu cử do chính quyền quân sự Miến Điện ban hành chỉ là ” một trò hề dân chủ”.

Như vậy rõ ràng là chính sách đối thoại của tổng thống Obama để thúc đẩy cải tổ dân chủ ở Miến Điện chưa đạt được kết quả mong muốn và nói chung là áp lực của quốc tế đã không có tác động gì đến quyết tâm của chính quyền quân sự dứt khoát thực hiện cái gọi là ”lộ trình dân chủ” do họ đề ra.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt